Bạn đang háo hức vì vừa đón thêm một thành viên mới là chú chó con vô cùng dễ thương. Bạn đang loay hoay vì không biết chăm sóc chú ta như thế nào cho mau lớn. Vậy đừng bỏ lỡ bài viết này nhé. Trong bài viết dưới đây, Vpet.vn sẽ mách bạn những kinh nghiệm nuôi chó con khỏe mạnh dành cho người mới bắt đầu.
Loại bỏ mọi vật dễ vỡ ra khỏi khu vực riêng của chó con
Để mọi đường dây điện ở trên cao hoặc che đậy lại, đóng tất cả các cửa sổ thấp lại.
Cất kỹ những sản phẩm tẩy rửa hóa chất độc hại
Chọn thùng rác thật cao sao cho chú cún của bạn không với tới và phải nặng để không bị lật đổ
Có thể mua cổng gấp hoặc hàng rào để vây giữ chó trong một khu vực riêng trong nhà.
Chọn thức ăn cho chó : thức ăn dạng viên, thức ăn đóng hộp, thức ăn làm tại nhà và thức ăn tươi càng tốt. Bạn chỉ cần lựa chọn cho phù hợp với giống chó và cân nặng của chúng là được.
Mua những dụng cụ chăm sóc cơ bản :
Bạn nên sắm tối thiểu những vật dụng như bàn chải lông, lược, găng tay cao su, dụng cụ cắt móng, sữa tắm, kem đánh răng cho chó, khăn tắm.
Mua dây đai ni lông, vòng cổ( bằng vải dù hoặc da) và thẻ tên. Chọn kích cỡ vòng cổ phù hợp với chó con của bạn. Nhớ đo kích cỡ vòng cổ và dây đai khi cún con của bạn lớn lên.
Chọn mua đồ chơi cho cún con: Cún con của bạn như quả bóng tràn đầy năng lượng vô tận. Bạn nhớ cung cấp cho nó thật nhiều đồ chơi, để chúng thỏa sức chơi nhé.
Về chuyện ăn uống, chủ nuôi nên tuân thủ theo nguyên tắc chia thành nhiều bữa. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để chó con của bạn có thể hấp thụ tốt hơn. Lượng thức ăn thì bạn phải tùy vào giống chó và kích cỡ của nó. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về loại thực phẩm nên cho chó ăn. Ngoài ra bạn có thể tăng lượng thức ăn nếu thấy cún con của bạn hơi gầy. Số lần ăn trong ngày tùy thuộc vào độ tuổi của chó con như sau
Từ 6-12 tuần : 3 đến 4 lần mỗi ngày
Từ 12-20 tuần : 3 lần mỗi ngày
Trên 20 tuần : 2 lần mỗi ngày
Một số thực phẩm có hại đối với chó :
Bưởi, nho khô, trà, rượu, tỏi, hành, muối, socola, quả bơ, ..Bạn nên lưu ý để tránh chó ăn phải những thức ăn này.
Lúc mới đón chó con về những ngày đầu bạn nên tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ. Nếu bạn càng chần chừ lâu, cún con của bạn sẽ khó nghe lời bạn hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng tấm lót để huấn luyện chó đi vệ sinh trong vài ngày đầu. Mặc dầu biện pháp này có thể không thay thế được việc dẫn chó ra sân sau nhưng cũng giúp ích cho chó trong giai đoạn chuyển tiếp.
Bạn không nên chó con chạy lung tung trong nhà bởi nó sẽ có cơ hội để đi vệ sinh không đúng chỗ. Nếu bạn không có thời gian chơi với chó, hãy nhốt chó lại trong hàng rào quây.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chú ý những dấu hiệu mà chú chó muốn đi vệ sinh. Từ đó có thể dắt chó đi ra ngoài ngay. Đặc biệt, luôn đưa chó ra cùng một chỗ để tập thói quen cho nó. Hãy tán thưởng cún con của bạn mỗi lần nó đi vệ sinh đúng chỗ.
Tiêm phòng là việc cần thiết khi chúng ta nuôi thú cưng. Với chó con, khi nó được 6-9 tuần tuổi, bạn có thể đem chó đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng cho nó. Tùy vào mức độ rủi ro của chó và khu vực bạn ở mà bác sĩ sẽ đưa ra những đề nghị tiêm thêm các loại vắc-xin quan trọng.
Đừng quên nói với bác sĩ về thuốc tẩy giun cho cún con của bạn. Bác sĩ thú y sẽ đề nghị tẩy ký sinh trùng định kỳ như giun tròn. Hoặc bác sĩ có thể lấy mẫu phân của chó để xác định loại ký sinh trùng để kê thuốc.
Lời kết
Trên đây Vpet.vn đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm để nuôi chó con khỏe mạnh cho người mới bắt đầu. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những ‘’chuyện ‘’ cơ bản để nuôi một chú chó con. Chúc bạn sống vui vẻ với thành viên mới nhé. Nếu muốn tham khảo thêm về cách nuôi chó con, hãy nhanh chóng liên hệ Vpet.vn để được tư vấn tận tình nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn