Bệnh Toxoplasmosis ở chó là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị thì chó có thể sẽ tử vong. Nhiều người chủ vẫn chưa biết đến căn bệnh này. Vì vây, Vpet.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Bệnh Toxoplasmosis là một căn bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma Gondii gây ra. Đây là một loại ký sinh trùng phổ biến ở những loài động vật máu nóng. Toxoplasma sinh sống chủ yếu trong hệ đường ruột của chó. Loài ký sinh này xâm nhập vào cơ thể của chó thông qua thực phẩm.
Bệnh Toxoplasmosis có hai thể là mãn tính và cấp tính. Những chú chó bị bệnh ở thể mãn tính thì khó phát hiện hơn vì không có dấu hiệu lâm sàng.Khi chó bị bệnh ở thể cấp tính thì có thể phát hiện được nếu quan sát kỹ.
Nguyên nhân chính khiến chó bị bệnh Toxoplasmosis là ký sinh trùng Toxoplasma Gondii xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể chó là vật chủ để ký sinh trùng phát triển. Khi xâm nhập vào cơ thể, ký sinh trùng sống ở nang mô. Có nhiều con đường để ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của chó. Phổ biến nhất là chó ăn phải những loại thức ăn có chứa ký sinh trùng.
Một vài chú chó bị bệnh vì tiếp xúc với những vật dụng có chứa ký sinh trùng gây bệnh. Chó thường ăn uống các loại thức ăn bên ngoài mà chủ không biết. Trong quá trình hoạt động và sinh hoạt, chó vô tình tiếp xúc với ký sinh trùng.
Bệnh Toxoplasmosis thường chỉ xuất hiện ở những chú chó nhỏ hoặc không có hệ miễn dịch tốt. Khi chó bị bệnh thì không có nhiều dấu hiệu ở thể mãn tính. Những dấu hiệu ở thể cấp tính thường thấy thì có là:
Triệu chứng về thần kinh: Chó bị bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh. Những cơn co giật hay bị run rẩy là những biểu hiện thường thấy ở chó. Dây thần kinh của chó bị mất sự linh hoạt khiến chó dễ bị mất thăng bằng. Dáng đi của chó thường xuyên vẹo mà không đúng hướng.
Chó cũng xuất hiện các triệu chứng viêm ở mắt như viêm võng mạc, viêm giác mạc, viêm màng mống mắt.
Các bác sĩ sẽ dựa vào thông tin của bạn cung cấp để đưa ra phán đoán sơ bộ. Những chú chó sẽ được xét nghiệm bạch cầu. Xem xét số lượng của bạch cầu trong cơ thể chó để biết được chó có bị bệnh hay không. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh Toxoplasmosis dựa vào phương pháp sau:
Xét nghiệm hóa sinh men gan và nước tiểu: nồng độ của ALT và AST không được bình thường. Các chỉ số cao thất thường là dấu hiệu chó đã bị bệnh.
Xét nghiệm huyết thanh: Đây được đánh giá là xét nghiệm chính xác nhất. Lượng kháng nguyên toxoplasma trong cơ thể sẽ giúp chẩn đoán chính xác chó bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính.
Xét nghiệm nâng cao: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch tủy não để xét nghiệm lượng bạch cầu. Nồng độ của protein cao thất thường là dấu hiệu của chó bị bệnh.
Khi phát hiện chó bị bệnh Toxoplasmosis thì nên đưa chó đến cơ sở thú y. Những trường hợp chó bị bệnh nặng thì cần được nhập viện để cấp cứu kịp thời. Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh Toxoplasmosis dứt điểm. Phần lớn các trường hợp hiện nay vẫn dùng thuốc kiềm chế sự phát triển của ký sinh trùng là chủ yếu.
Bác sĩ thường sử dụng thuốc Clindamycin để điều trị chính khi chó bị bệnh. Những triệu chứng chủ yếu khi chó bị bệnh sẽ suy giảm. Sau 1 - 2 ngày thì chó sẽ hết sốt và bắt đầu ăn lại. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng toxoplasma.
Đồng thời, khi chó bị bệnh thì bị mất rất nhiều nước cần truyền bổ sung thêm nước cho chó. Chó cũng sẽ được giảm các triệu chứng viêm nhờ tiêm các loại thuốc kháng sinh. Chó cũng cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hệ miễn dịch được hồi phục tốt hơn.
Trước hết, để phòng bệnh hiệu quả thì phải đảm bảo nguyên tắc là chó không tiếp xúc với ký sinh trùng gây bệnh. Có thể áp dụng các biện pháp như:
Không cho chó ăn các loại thực phẩm sống hoặc chưa được rửa sạch sẽ. Phải đảm bảo thức ăn cho chó có nguồn gốc rõ ràng và sạch sẽ.
Đảm bảo chó được vệ sinh sạch sẽ và không tiếp xúc với ký sinh trùng gây bệnh. Phân mèo là một nguồn lây bệnh lớn, tỷ lệ ký sinh trùng trong phân mèo là rất cao.
Bạn nên thường xuyên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cho chó làm các xét nghiệm với kháng thể Toxoplasma Gondii để biết chó có bị bệnh hay không. Dù đã được điều trị khỏi bệnh thì chó vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh này sau nhiều năm.
Cho chó ăn uống hợp lý và khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chó để chúng nâng cao sức đề kháng. Bổ sung các loại kháng sinh để hệ miễn dịch của chó được tốt.
Lời kết
Bệnh Toxoplasmosis là một căn bệnh không thường xuyên xuất hiện ở chó. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hiểu biết về căn bệnh này là một điều cần thiết để chăm sóc chó được tốt hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn