Nhịp tim nhanh ở mèo có thể là hiện tượng rất bình thường xảy ra khi mèo hoạt động mạnh, nhanh, khiến tim đập nhanh. Tuy nhiên, nếu tim mèo vẫn đập nhanh trong những hoạt động bình thường, tình trạng này có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng nhịp tim nhanh ở mèo, hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nhịp tim nhanh trên thất của mèo hay còn gọi tắt là SVT. Đây là tình trạng y tế đặc trưng bởi nhịp tim nhanh trong lúc mèo đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ. Nếu nhịp tim tăng cao và duy trì trong một thời gian dài, mèo có thể bị suy cơ tim tiến triển hoặc suy tim xung huyết.
SVT thường không được chủ nhân chú ý. Căn bệnh này hay xảy ra theo thời kỳ. Khi tim bị thay đổi điện thế từ các vị trí khác với nút xoang. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhịp tim ở mèo chậm và nhanh nhưng không thường xuyên thì sẽ không có dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên nếu nhịp tim nhanh trên 300 nhịp mỗi phút sẽ khiến cho mèo có thể trạng rất yếu, thường ngất xỉu. Đối với mèo bị suy tim sung huyết, thường có các biểu hiện như ho, hít thở bất thường.
Có một số nguyên nhân, yếu tố có thể dẫn đến việc nhịp tim nhanh ở mèo, bao gồm như sau:
Mèo mắc bệnh tim
Nhiễm độc Digoxin
Rối loạn hệ thống
Mất cân bằng điện giải
Tính tự động một cách bất thường trong tiêu điểm ectopic (thường xảy ra khi nhịp tim sớm hoặc ngoài các thông số bình thường)
Tuy nhiên, có một số trường hợp, nhịp tim ở mèo nhanh bất thường là do khuynh hướng di truyền, hoặc chưa rõ nguyên nhân.
Đầu tiên, bạn cần cung cấp bệnh sử của mèo cho bác sĩ thú y một cách đầy đủ và chi tiết. Sau đó, mèo của bạn sẽ được khám sức khỏe tổng quát. Các xét nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm cũng sẽ được tiến hành để chẩn đoán nhịp tim nhanh ở mèo. Bao gồm các xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm hồ sơ sinh hóa
Xét nghiệm máu tổng quát
Xét nghiệm nước tiểu
Phân tích điện giải
Các xét nghiệm trên có thể loại trừ được các bệnh hệ thống, ung thu. Giúp bác sĩ thú y phát hiện ra tình trạng mất cân bằng điện giải mà mèo đang gặp phải.
Điện tâm đồ (EKG) có thể sẽ được đo để kiểm tra dòng điện trong cơ tim của mèo. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào trong dẫn truyền điện tim, nó sẽ thể hiện ở kết quả đo. Ngoài ra, điện tâm đồ còn cho phép bác sĩ thú y mô tả đặc tính cũng như mức độ nghiêm trọng của tim đang gặp phải. Chức năng của cơ tim cũng sẽ được đánh giá thông qua phương pháp này.
Điện tâm đồ Holter có thể giúp bác sĩ thú y phát hiện các bất thường của chứng nhịp tim nhanh trong trường hợp mèo ngất xỉu. Hơn hết, máy ghi vòng lặp có thể phát hiện SVT tấn công mèo nghiêm trọng khi nó bị ngất xỉu một cách bất thường.
Đối với những chú mèo có tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài hay có dấu hiệu của suy tim sung huyết. Nó cần phải nhanh chóng được nhập viện. Ở đây, mèo sẽ được trải qua các can thiệp phi dược lý và khẩn cấp. Bao gồm các theo tác phế vị, thao tác đấm ngực, sốc điện đồng bộ…
Việc thực hiện các thao tác đấm ngực thường cho ra kết quả khả quan. Theo thống kê, hơn 90% các trường hợp mắc chứng SVT đều có thể chữa trị thành công thông qua phương pháp này. Tuy nhiên, cách điều trị này cần kéo dài trong một thời gian vì nó chỉ có thể làm phá vỡ nhịp tim trong một thời gian ngắn.
Để thực hiện được thao tác này. Mèo phải được đặt nằm về phía bên phải. Sau đó đấm nhẹ bằng nắm đắm với một lực vừa phải vào khu vực bị ảnh hưởng, cho đến khi nhịp tim ổn định.
Sau khoảng thời gian điều trị tại bệnh viện, bác sĩ thú y sẽ cho phép mèo được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, lịch tái khám sẽ được hẹn sớm để bác sĩ có thể theo dõi tình hình của mèo. Từ đó sẽ có những thay đổi về thuốc cho mèo của bạn. Chế độ ăn của mèo trong suốt thời gian điều trị cũng nên được thay đổi. Mèo cần được hạn chế các thực phẩm có chứa natri
Thuốc sẽ được kê đơn kèm theo nhằm làm giảm bớt các triệu chứng cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe cho mèo. Tuy nhiên, đối với những chú mèo mắc bệnh về tim, đặc biệt là nhịp tim nhanh. Sức khỏe của chúng thường không ổn định, vậy nên việc cho mèo bệnh tim uống thuốc cần phải vô cùng thận trọng.
Bất kỳ sự thay đổi nào về thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị. Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà bác sĩ thú y đưa ra khi cho mèo dùng thuốc. Uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng là những điều cơ bản để góp phần hỗ trợ điều trị bệnh cho mèo.
Đặc biệt lưu ý không nên thay đổi liều lượng thuốc. Trong nhiều trường hợp, nhịp tim của mèo sẽ tăng rất nhanh. Bạn không nên tự ý cho mèo sử dụng thêm thuốc để nhịp tim ổn định. Vì khả năng rất lớn mèo sẽ bị sốc thuốc, thậm chí là ngừng tim. Mèo bị ngừng tim nếu như không nhanh chóng sơ cứu sẽ dẫn đến tử vong. Cần thận trọng lưu ý!!!
Không riêng gì mèo mắc hội chứng nhịp tim nhanh, mà đối với tất cả những bệnh về tim. Mèo đều cần được nghỉ ngơi. Nên hạn chế tối đa mức hoạt động của mèo. Tuyệt đối không để mèo ra khỏi nhà một mình, cần giám sát các hoạt động ngoài trời của chúng 24/24. Ban đêm, bạn nên để mèo nghỉ ngơi trong lồng. Tránh trường hợp chúng tự ý ra ngoài khi không có ai giám sát.
Mèo có nhịp tim đập nhanh thường sẽ khó ổn định hơn chúng tham gia các hoạt động mạnh như leo trèo, rượt đuổi. Chính vì thế, bạn nên sử dụng dây để hạn chế khu vực hoạt động của chúng. Những hoạt động mạnh có thể là tác nhân khiến tim của mèo chịu nhiều áp lực hơn.
Nên giữ cho mèo ở trạng thái tâm lý thoải mái. Tốt nhất nên cho mèo ở một nơi ở mới để chúng có thể yên tâm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Không nên để mèo đối mặt với các tình huống như bất ngờ, sợ hãi,...Hạn chế cho mèo tiếp xúc với trẻ con và các động vật nuôi khác trong nhà cho đến khi chúng hoàn toàn bình phục.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh nhịp tim nhanh ở mèo mà Vpet.vn muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng thông qua những chia sẻ hữu ích trên, sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn