Viêm màng ngoài tim ảnh hưởng như thế nào đến mèo?

Thứ năm - 02/05/2024 21:34
Viêm màng ngoài tim là tình trạng khá nghiêm trong. Bệnh cần được sớm điều trị, nếu không sẽ là nguyên nhân gây nên các bệnh lý khác
Mục lục

Viêm màng ngoài tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Đây là căn bệnh có thể tái phát mặc dù mèo đã phải trải qua điều trị trước đó. Để tìm hiểu rõ hơn về viêm màng ngoài tim, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!!

Bệnh viêm màng ngoài tim ở mèo là gì?

Viêm màng ngoài tim của mèo sẽ xảy ra nếu màng ngoài tim của mèo bị viêm. Tức là túi màng xung quanh tim và gốc của mạch máu bị viêm. Lớp màng ngoài tim được cấu tạo từ hai lớp. Lớp bên trong màng sẽ dính chặt vào tim, trong khi đó lớp ngoài có dạng sợi.

Bệnh viêm màng ngoài tim ở mèo là gì?Trong túi bao quanh tim sẽ có một lớp dịch ngoài màng tim được hình thành từ huyết thanh. Đây là chất lỏng có chứa nước, nhằm giữ ẩm cho bề mặt của túi màng và tim. Ngoài ra, các màng của cơ thể cũng có thể tự tạo ra huyết thanh khi chúng phát hiện các mô và cơ quan xung quanh bị viêm.

Khi một trong các lớp màng bị viêm. Phản ứng tự nhiên là các màng sẽ tạo nên nhiều huyết thanh hơn. Điều này khiến cho huyết thanh trong màng ngoài tim bị dư thừa. Sự tích tụ chất lỏng sẽ tạo nên áp lực cho tim và các mô xung quanh. Từ đó khiến cho các màng bị viêm và sưng hơn.

Triệu chứng của mèo bị viêm màng ngoài ở tim

Khi mèo bị viêm màng ngoài tim, nó sẽ có các triệu chứng sau:

  • Chán ăn

  • Hôn mê

  • Tích tụ chất lỏng trong ổ bụng

  • Khó thở

  • Mạch yếu

  • Tăng nhịp tim

  • Ngã quỵ

Ngoài ra, bệnh suy tim xung huyết bên phải là một trong những hệ quả nghiêm trọng của bệnh viêm màng ngoài tim ở mèo.

Các lý do khiến mèo mắc bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim có thể được chẩn đoán là vô căn hoặc tự phát. Trạng thái duy nhất có thể đề cập đến ở bệnh này là tình trạng tích lũy chất lỏng dư thừa của cơ thể. Ngoài ra, căn bệnh này gần như không có dữ liệu nào có thể giải thích.

Một số nguyên nhân phổ biến khác của viêm màng ngoài tim bao gồm:

- Chấn thương

- Nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên

  • E.coli : tình trạng nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt là đường tiêu hóa

  • Streptococcus : Vi khuẩn tấn công hệ hô hấp

  • Staphylococcus aureus : Nhiễm trùng da, cổ họng và mũi ở mèo

  • Actinomyces : Tình trạng xâm lấn gây ra các khối u sần ở cổ, bụng, ngực và xung quanh mặt, miệng của mèo. Còn có tên gọi khác là “hàm lumpy”.

- Nhiễm Virus : Thường là viêm phúc mạc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm virus corona ở mèo. Thường bị tấn công ở vùng bụng, thận hoặc não.

- Nhiễm nấm: chủ yếu là nấm Cryptococcus truyền nhiễm qua đất bị nhiễm khuẩn

- Nhiễm ký sinh trùng : Thường là ký sinh trùng Toxoplasmosis, tấn công hệ thần kinh trung ương. Các biểu hiện thường là ho, sốt, co giật, suy hô hấp… dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

- Nhiễm trùng đơn bào

Chẩn đoán viêm màng tim của bác sĩ thú yChẩn đoán viêm màng tim của bác sĩ thú y

Mèo của bạn sẽ được khám lâm sàng toàn diện. Bao gồm cả các xét nghiệm để hoàn thành hồ sơ hóa học máu. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm tổng lượng máu, phân tích nước tiểu, phân tích điện phân. Những xét nghiệm trên sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân cơ bản cũng như hệ thống bệnh.

Nếu nghi ngờ mèo bị viêm màng ngoài tim do vi khuẩn, bác sĩ thú y sẽ lấy một mẫu chất lỏng của dịch tràn bên ngoài màng tim để nuôi cấy hiếu khí và kỵ khí. Phương pháp này có thể kiểm tra được tình trạng mô sống của mèo trong môi trường có và không có oxy. Mèo cũng sẽ được chụp X-quang ngực và siêu âm tim. Đây là hai phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khá phổ biến và chính xác. 

Các xét nghiệm chuyên sâu khác cũng sẽ được sử dụng để chẩn đoán và loại trừ bệnh một cách chính xác.

Mèo sẽ được đặt ống thông tim, ống thông sẽ được đưa vào động mạch và tĩnh mạch ở chân trước hoặc chân sau của mèo. Sau đó sẽ luồn vào các buồng tim. Mặc dù khá phức tạp nhưng kết quả mang lại của việc đặt ống thông thường có tính chính xác rất cao. Điện tâm đồ cũng sẽ được đo. Cả hai phương pháp này đều có vai trò đo lường chức năng tim, huyết áp, lưu lượng, nhịp điệu và khả năng bơm của cơ tim.

Điều trị viêm màng ngoài tim cho mèo

Việc điều trị viêm màng ngoài tim ở mèo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nền gây nên bệnh. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, mèo bắt buộc phải được nhập viện để tiếp nhận điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt.

Mèo có thể sẽ được áp dụng phương pháp hóa trị nếu như được phát hiện có triệu chứng ung thư neoplastic. Đây là tên của tình trạng tăng sinh mới và bất thường của các khối u. Các triệu chứng nhiễm khuẩn của mèo sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật loại bỏ một phần màng ngoài tim nếu như cần thiết.

Điều trị viêm màng ngoài tim cho mèoThăm khám cho mèo sau quá trình điều trị

Trừ khi mèo đã được phẫu thuật để loại bỏ một phần màng ngoài tim. Còn lại tất cả các trường hợp viêm màng ngoài tim khác đều sẽ có khả năng tái phát. Vì vậy, tái khám là một phần rất quan trọng trong việc điều trị lâu dài đối với căn bệnh này.

Bác sĩ thú y sẽ hẹn lịch tái khám cho mèo, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà lịch tái khám sẽ nhiều hoặc ít, sẽ sớm hay muộn. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nặng nhẹ đều cần phải tái khám.

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán sau mỗi lần tái khám cho mèo. Mục đích là nắm được tình hình tiến triển của bệnh. Cùng với đó là sự phản ứng của cơ thể mèo sau khi sử dụng thuốc. Nếu phương pháp điều trị hiện tại không khả quan, bác sĩ thú y có thể thay đổi.

Trường hợp mèo đã có tiến triển tốt sau các lần tái khám. Bác sĩ thú y sẽ cân nhắc thay đổi thuốc cho mèo.

Chăm sóc mèo bị viêm màng tim tại nhà

Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc kèm theo nếu như mèo đã được đồng ý điều trị ngoại trú. Bạn cần tuân thủ các quy định về thuốc mà bác sĩ thú y đã chỉ định. Cần phải cho mèo uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tránh có các thay đổi không cần thiết về thuốc. Nếu bạn tự ý thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột, mèo có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Thuốc giảm đau có thể sẽ được kê nếu mèo vừa được phẫu thuật xong. Bạn cần cho mèo uống thuốc đúng hướng dẫn, tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Miệng vết thương cần được giữ khô thoáng và sạch sẽ. Bác sĩ sẽ cho thuốc bôi vết thương, để nó nhanh khô và lành sớm. Bạn cần bôi cho mèo mỗi ngày, đừng quên sử dụng vòng chống liếm cho mèo. Tránh trường hợp mèo bị ngộ độc do liếm phải thuốc.

Chăm sóc mèo bị viêm màng tim tại nhàLời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về viêm màng ngoài tim mà Vpet.vn muốn chia sẻ với. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc thú cưng của mình!

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn