Sốc do nhiễm khuẩn ở mèo gây suy giảm miễn dịch nghiêm trọng

Thứ năm - 02/05/2024 21:34
Mèo bị sốc do nhiễm khuẩn ở mèo là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Mèo có thể sẽ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Mục lục

Sốc do nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm ở mèo. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Để hiểu rõ hơn về sốc do nhiễm khuẩn, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Vpet.vn nhé!

Sốc do nhiễm khuẩn ở mèo là gì?

Sốc do nhiễm khuẩn ở mèo hay còn gọi là sốc nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng có liên quan đến nhiễm khuẩn tổng quát của cơ thể. Căn bệnh phát triển như một biến chứng của tình trạng nhiễm khuẩn trên khắp cơ thể.

Sốc do nhiễm khuẩn ở mèo là gì?Sốc nhiễm trùng huyết có liên quan đến huyết áp thấp.Mèo có thể sẽ hoàn toàn không hoặc chỉ phản ứng rất ít với phương pháp truyền dịch và điều trị y tế. Những chú mèo con còn nhỏ hoặc những chú mèo già có nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn toàn hoặc đã bị suy giảm.

Triệu chứng sốc nhiễm trùng huyết ở mèo

Khi mèo bị sốc do nhiễm khuẩn, chúng sẽ có các triệu chứng được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu có các biểu hiện bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh

  • Huyết áp động mạch chủ thường cao

  • Mạch dội

  • Niêm mạc có màu đỏ

  • Nướu màu hồng hoặc đỏ rất nhanh khi ta dùng ngón tay ấn vào nướu

  • Sốt

  • Thở nhanh, gấp

Giai đoạn sau

  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm

  • Mạch đập yếu

  • Nướu hoặc niêm mạc nhợt nhạt

  • Khi dùng ngón tay ấn vào nướu, màu hồng sẽ chậm quay lại

  • Tứ chi lạnh do thiếu tuần hoàn máu

  • Nhiệt độ cơ thể thấp

  • Trầm cảm, kém linh hoạt

  • Tiểu ít

  • Khó thở và thở nhanh

  • Chảy máu nhỏ vùng dưới da và niêm mạc bên trong cơ thể

  • Có dịch ở mô. Nhiều nhất là ở chân và dưới da, gây sưng chân

  • Đường tiêu hóa bị chảy máu

  • Cơ thể yếu

Tại sao mèo bị sốc nhiễm khuẩn?

Nguyên nhân dẫn đến sốc do nhiễm khuẩn ở mèo khá đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng trên:

  • Mèo từng mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng/viêm tuyến tiền liệt

  • Phẫu thuật trước đó gây nguy cơ nhiễm khuẩn toàn cơ thể

  • Các tình trạng bệnh lý khác hoặc các điều trị có khả năng làm giảm miễn dịch như: bệnh tiểu đường, tăng nồng độ steroid được sản xuất bằng tuyến thượng thận, bệnh cushing được điều trị bằng cách tăng liều lượng steroid

  • Lớp lót của đường tiêu hóa bị suy yếu, khiến cho vi khuẩn từ ruột non đi vào bên trong cơ thể và gây nên các nhiễm độc vi khuẩn tích tụ trong máu

  • Viêm/nhiễm trùng tuyến tiền liệt.

  • Áp xe tuyến tiền liệt

  • Nhiễm trùng lớp lót bụng do vi khuẩn

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

  • Rối loạn đường tiêu hóa

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Viêm phổi

  • Vết thương do bị động vật khác cắn

Chẩn đoán sốc do nhiễm khuẩn của bác sĩ thú y

Các triệu chứng lâm sàng của sốc do nhiễm khuẩn bao gồm sốt, viêm đáp ứng và suy tuần hoàn. Sốc do nhiễm trùng máu có liên quan chặt chẽ đến suy tuần hoàn sẽ khác với nhiễm trùng toàn thân. Suy tuần hoàn có quan hệ mật thiết tới các biểu hiện như tim đập nhanh hoặc chậm, hiệu suất tim giảm, huyết áp thấp…

Chẩn đoán sốc do nhiễm khuẩn của bác sĩ thú yCác bằng chứng của việc rối loạn chức năng của nhiều cơ quan bao gồm như trầm cảm, đi tiểu ít và xuất huyết. Để nắm rõ tình trạng bệnh tình của mèo, huyết áp của chúng sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Bảng phân tích máu tổng quát sẽ được tiến hành bổ sung bằng các xét nghiệm. Mèo sẽ được thực hiện phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát và phân tích nước tiểu. Tùy thuộc vào kết quả phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu, bác sĩ thú y sẽ xác định tình trạng hiện giờ của mèo.

Các chẩn đoán như chụp X-quang ngực cũng có thể sẽ được thực hiện. Hình ảnh chụp X-quang cho phép bác sĩ thú y quan sát và kiểm tra xem mèo có bị viêm phổi không. Siêu âm tim sẽ được tiến hành để xác định nó có bất kỳ điều gì bất thường hay không. Ngoài ra, các bệnh lý nền ở ổ bụng sẽ được phát hiện nhờ vào phương pháp siêu âm ổ bụng.

Điều trị sốc do nhiễm khuẩn ở mèo

Những chú mèo bị sốc do nhiễm khuẩn phần lớn đều phải nhập viện để điều trị suy tuần hoàn. Để tăng lưu lượng máu lưu thông, bác sĩ thú y sẽ sử dụng liệu pháp truyền dịch có chứa dịch tinh thể (crystalloid) và dịch keo (colloid).

Dịch tinh thể là dung dịch điện giải, rất cần thiết cho cơ thể có chứa natri, kali và clorua. Thành phần của dịch tinh thể tương tự như các chất chứa trong dịch của máu. Nó có thể dễ dàng di chuyển giữa các mô cơ thể và máu. Dịch keo có chức năng giúp duy trì lượng máu tuần hoàn. Thành phần của nó gồm các phân tử lớn nằm trong tuần hoàn máu.

Ngoài ra, biện pháp cung cấp oxy cũng có vai trò quan trọng giống như việc bù dịch cho mèo. Cung cấp oxy sẽ được tiến hành và kiểm soát bằng lồng thở oxy, ống thở và mặt nạ. Nếu mèo đang trong tình trạng sốc nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ sử dụng biện pháp điều trị tích cực và duy trì sự sống cho mèo.

Trường hợp mèo bị sốc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn hoặc áp xe gây ra. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các nguồn gây ra nhiễm trùng. 

Các phương pháp điều trị chuyên sâu cho mèo bị sốc nhiễm khuẩn

Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi nhịp tim của mèo, cũng như cường độ mạch đập, màu sắc nướu và niêm mạc, nhịp thở, lượng nước tiểu bài tiết và tình trạng tâm lý, nhiệt độ trực tràng của mèo. Nhằm tránh tình trạng các sự cố xảy đến khi mèo đã có các biểu hiện nhưng không được theo dõi kịp thời.

Điều trị sốc do nhiễm khuẩn ở mèoĐiều trị tích cực và chuyên sâu cũng sẽ áp dụng truyền dịch và dùng thuốc để cải thiện cơ chế hoạt động của tim. Ngoài ra, điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ thú y ghi lại hoạt động của điện tim. Phân tích khí gas máu và đo nồng độ oxy dựa vào mạch đập nhằm theo dõi tình trạng và nồng độ oxy của mèo. Bác sĩ thú y sẽ dựa vào đó để quan sát tình trạng tiến triển của bệnh.

Điều trị chuyên sâu sốc do nhiễm khuẩn ở mèo sẽ dựa trên các xét nghiệm máu. Ví dụ như kiểm tra thể tích hồng cầu đặc thông qua biện pháp đi thể tích phần trăm của tế bào hồng cầu và so sánh với thể tích máu. Xét nghiệm protein huyết thanh nhằm cung cấp thông tin chung về nồng độ của protein trong chất lỏng của máu. Chất điện giải trong huyết thanh, enzym gan, nito ure trong máu và nồng độ creatine cũng sẽ được kiểm tra.

Những khâu bài tiết ở thận cũng sẽ được kiểm tra, nhằm xác định được tình hình chức năng thận. Các xét nghiệm trên thường sẽ được thực hiện thường xuyên dựa trên tình trạng của mèo.

Những lưu ý khi chăm sóc mèo bị sốc nhiễm khuẩn tại nhà

Khi mèo được bác sĩ thú y đồng ý cho phép về nhà để tiếp tục điều trị. Bạn cần tuân thủ các yêu cầu mà bác sĩ đưa ra. Thuốc sẽ được kê kèm theo để kiểm soát bệnh và các triệu chứng ở mèo. Bạn nên cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Nên hạn chế cho mèo hoạt động mạnh nếu như chúng vừa được tiến hành phẫu thuật. Tránh các căng thẳng cho mèo, nên giữ cho chúng một tâm lý thoải mái. Để mèo không bị stress, bạn có thể chơi đùa với chúng hoặc ôm ấp, vuốt ve, nhằm giúp chúng cảm nhận được sự yêu thương.

Trong suốt thời gian điều trị tại nhà. Nếu thấy mèo có các biểu hiện bất thường hoặc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời và hiệu quả.

Những lưu ý khi chăm sóc mèo bị sốc nhiễm khuẩn tại nhàLời kết

Mèo bị sốc do nhiễm khuẩn là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để đảm bảo thú cưng của mình luôn khỏe mạnh, bạn đừng quên đưa chúng đi khám định kỳ ở các cơ sở thú y mỗi năm hai lần nhé!

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn