Mèo không chỉ bị hạ kali trong máu, mà nó còn phải đối mặt với nguy cơ tăng kali máu. Cả hai căn bệnh này đều rất nguy hiểm đối với thú cưng. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh tăng kali máu ở mèo, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tăng kali máu là thuật ngữ y khoa miêu tả tình trạng nồng độ kali trong máu của mèo tăng cao hơn mức bình thường. Thông thường, quá trình bài tiết kali sẽ diễn ra ngay tại thận. Khi kali bị tăng cao cũng là đang báo hiệu tình trạng không ổn định ở thận.
Tăng kali và axit trong máu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của tim và các cơ quan khác. Quá trình này được tăng cường nhờ có hormone aldosterone, giúp cho ống thận giữ được nước và natri. Nếu quá trình này gặp trục trặc, sẽ gây nên tình trạng ức chế thải kali dẫn đến căn bệnh tăng kali trong máu ở mèo.
Khi mèo bị tăng kali máu sẽ có các triệu chứng như sau:
Tim đập loạn nhịp
ốm yếu
Thường nằm bất động một chỗ
Liệt mềm (tức là di chuyển khập khiễng)
Một trong những nguyên nhân có liên quan đến tình trạng tăng kali máu ở mèo là khả năng bài tiết kali ra khỏi cơ thể thấp. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi việc bài tiết nước tiểu (khó tiểu hoặc ít tiểu) ra ngoài của thận.
Việc thận bị tổn thương sẽ góp phần tạo nên những chấn thương về mặt thể chất cho mèo. Ví dụ như bị tắc đường tiết niệu, tắc nghẽn niệu đạo hoặc một số bệnh ở đường tiêu hóa khác.
Ngoài ra, đối với những chú mèo đực. Bệnh viêm đường tiết niệu dưới cũng là một nguyên nhân phổ biến
Các nguyên nhân khác bao gồm:
Lượng kali nạp vào cơ thể cao (dưới dạng uống)
Truyền dịch bổ sung kali
Mèo sử dụng thuốc lợi tiểu giữ K+ máu
Các tình trạng liên quan đến nhiễm độc axit
Dịch ở ổ bụng
Các chấn thương
Các bệnh liên quan đến thận
Tăng tiểu cầu và bạch cầu bất thường
Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu bạn cung cấp bệnh sử của mèo một cách chi tiết. Những thông tin mà bạn cung cấp có thể là những đầu mối quan trọng để bác sĩ thú y chẩn đoán các bộ phận đang bị ảnh hưởng.
Mèo sẽ được tiến hành các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán tăng kali máu. Bao gồm:
Phân tích máu tổng quát
Phân tích thành phần hóa học máu
Xét nghiệm công thức máu tổng quát
Phân tích nước tiểu
Những xét nghiệm và phân tích trên có thể giúp bác sĩ thú y phát hiện ra các bệnh đồng thời mà mèo đang gặp phải.
Thông thường, căn bệnh này thường xuất hiện ở những chú mèo có tiền sử về rối loạn đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng này không diễn ra liên tục. Rối loạn nội tiết – chứng giảm tuyến thượng thận ở mèo cũng sẽ được kiểm tra chi tiết.
Nếu mèo của bạn gặp vấn đề về bài tiết. Ví dụ như khó đi tiểu, lượng nước tiểu bài tiết ra ít… Nó có thể sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc suy thận.
Các phương pháp chẩn đoán tăng kali máu khác bao gồm chẩn đoán bằng hình ảnh X-quang cản quang. Tức là mèo sẽ được tiêm chất phản quang vào khu vực cần được quan sát. Sau đó bác sĩ thú y sẽ dựa vào tia X để quan sát những vùng được phản quang. Siêu âm cũng có thể sẽ được thực hiện nhằm loại trừ các trường hợp mèo bị vỡ đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu.
Khi mèo bị tăng kali máu, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu bình thường trong cơ thể. Từ đó gây ra các tác động lên tim, làm giảm chức năng tim. Vậy nên, đo điện tâm đồ sẽ được bác sĩ thú y tiến hành nhằm kiểm tra dòng điện của cơ tim. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra các bất thường mà tim đang gặp phải.
Phương pháp điều trị tăng kali máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây nên bệnh. Bác sĩ thú y sẽ hỗ trợ điều trị tập trung vào các triệu chứng. Nồng độ kali trong máu ở mèo cần được làm giảm xuống ở mức bình thường. Nước muối có nồng độ 0.9% sẽ được đưa vào cơ thể mèo nhằm mục đích làm giảm nồng độ kali. Ngoài ra, nước muối còn có chức năng làm giảm tác dụng của bệnh tăng kali máu đến hệ thống dẫn truyền của tim.
Trường hợp mèo bị mất nước hoặc bị huyết áp thấp. Nó sẽ được bác sĩ thú y tiến hành truyền dịch ngay. Thuốc sẽ được kê đơn một cách phù hợp dựa theo từng tình trạng mà mèo đang gặp phải.
Bác sĩ thú y sẽ thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong máu của mèo. Điện tâm đồ sẽ được đo thường xuyên sau mỗi lần tái khám, cho đến khi mèo không còn bất kỳ rối loạn nào ở nhịp tim.
Tăng kali máu ở mèo là tình trạng bệnh có liên quan mật thiết đến thận. Như chúng ta đã biết, thận là cơ quan bài tiết và xử lý thuốc cho cơ thể. Vậy nên khi mèo mắc bệnh tăng kali máu, thận cũng đã bị suy yếu. Do đó, bạn cần sử dụng thuốc cho mèo một cách hợp lý, để thận không phải chịu thêm bất cứ áp lực nào nữa.
Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc kèm theo nhằm kiểm soát tình trạng bệnh cũng như các triệu chứng ở mèo. Bạn cần phải tuân thủ các yêu cầu và quy định về thuốc mà bác sĩ đưa ra.
Khi đã dùng hết thuốc. Bạn không nên tự ý sử dụng toa thuốc của bác sĩ để mua thêm thuốc dùng cho mèo. Vì nhiều trường hợp, mèo có thể bị sốc thuốc hoặc bị hạ kali máu quá mức. Việc cần làm sau khi sử dụng hết thuốc là đưa mèo đi tái khám. Bác sĩ thú y sẽ dựa vào tình hình hiện giờ của mèo mà có những thay đổi về thuốc và liều lượng thuốc.
Ngoài những lưu ý về thuốc cho mèo, khi mèo bị tăng kali máu được điều trị ngoại trú, bạn nên lưu ý những điều sau:
Hạn chế cho mèo hoạt động vì cơ thể của chúng đang rất yếu
Thay đổi thực đơn cho mèo, nên hạn chế các thực phẩm chứa kali
Ngưng các thực phẩm chức năng sử dụng cho mèo có thành phần kali
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh tăng kali máu mà Vpet.vn muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc thú cưng của mình!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn