Sót răng sữa được biết đến là một tình trạng hiếm gặp ở mèo. Cũng giống như con người chúng ta, răng là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Những tổn thương về răng miệng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là tính mạng của mèo. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người nuôi thú cưng lại không cập nhật cho mình những thông tin về bệnh răng miệng ở mèo.
Hôm nay, cùng Vpet.vn khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này ở mèo nhé!!!
Sót răng sữa ở mèo là tình trạng răng sữa của mèo chưa rụng đi mà răng vĩnh viễn đã mọc lên. Tình trạng này thường xuất hiện ở mèo từ 3 – 7 tháng tuổi. Điều này sẽ khiến cho răng vĩnh viễn của mèo mọc ở một vị trí bất thường. Đồng thời khiến cho hàm răng trên và hàm răng dưới của mèo khi khép lại sẽ không trùng nhau.
Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến cho răng của mèo mọc lên một cách chen chúc. Làm cho vết cắn của mèo không chính xác. Đối với những tình trạng bệnh lý về răng miệng. Việc nhận biết và chẩn đoán sớm sẽ cần thiết để ngăn ngừa những tổn thương cho mèo. Tuy nhiên tình trạng này thường không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời.
Sót răng sữa thường phát triển và xuất hiện nhiều ở chó. Tuy nhiên, tình trạng này cũng xuất hiện ở mèo. Đồng thời nó còn có thể phát triển ở mọi giống mèo, mọi giới tính và không phân biệt tuổi tác.
Ngoài việc răng sữa và răng vĩnh viễn của mèo xuất hiện cùng nhau thì tình trạng sót răng sữa của mèo còn có những triệu chứng đi kèm như:
Hơi thở của mèo có mùi hôi
Phần răng vĩnh viễn của mèo mọc sai vị trí
Vùng nướu xung quanh răng sữa bị chảy máu, sưng, đỏ
Bệnh viêm nướu và bệnh nha chu phát triển do răng của mèo mọc lên chen chúc
Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng sót răng sữa ở mèo vẫn chưa xác định được. Các bác sĩ thú y vẫn chưa nghiên cứu ra đâu là nguyên nhân khiến cho răng sữa của mèo không rụng đi. Vpet sẽ cập nhật nguyên nhân gây ra tình trạng này ở mèo trong thời gian sớm nhất.
Chẩn đoán sơ bộ cho tình trạng sót răng sữa ở mèo thường được thực hiện dựa trên việc kiểm tra miệng. Tuy nhiên, các triệu chứng của tình trạng này khá giống với một số vấn đề khác liên quan đến răng miệng của mèo. Do đó các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và loại bỏ những bệnh không liên quan.
Việc chẩn đoán tình trạng sót răng sữa ở mèo không gây quá nhiều khó khăn cho các bác sĩ. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện cho mèo. Trong đó bao gồm kiểm tra kỹ lưỡng răng miệng của mèo. Sau đó các bác sĩ thú y sẽ tiến hành vẽ lại mô hình khuôn răng của mèo. Đồng thời, kiểm tra lại phần răng sữa và phần răng vĩnh viễn xuất hiện trong miệng.
Ngoài ra, các bác sĩ thú y cũng có thể sẽ tiến hành chụp X-quang cho mèo. Phương pháp này thường được áp dụng để xác định đâu là phần răng sữa, đâu là phần răng vĩnh viễn của mèo. Kết quả của hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ thú y có thể tìm ra được phương pháp điều trị hợp lý cho mèo.
Với tình trạng mèo bị sót răng sữa, các bác sĩ chỉ có thể tiến hành phẫu thuật để có thể loại bỏ phần răng dư thừa này cho mèo. Ngoài ra, đối với những phần răng sữa bị sót lại hay bị vỡ cũng cần phải được loại bỏ nhanh chóng. Cùng với đó các bác sĩ thú y sẽ kết hợp với lật vạt lợi.
Lật vạt lợi là một kỹ thuật y tế được dùng với mục đích tách phần lợi của mèo ra khỏi răng sau đó sẽ gấp lại. Lúc này các bác sĩ thú y sẽ có thể tiếp xúc đến phần chân răng của mèo. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật để nhổ răng sữa cho mèo.
Quá trình phẫu thuật răng sữa cho mèo cần phải được gây mê. Cùng với đó phải kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng cho mèo trước khi tiến hành phẫu thuật.
Đối với những con mèo sau khi điều trị tình trạng sót răng sữa. Các bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên cho mèo nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh. Tuyệt đối không cho mèo tiếp xúc với những vật nuôi và trẻ em trong nhà. Cùng với đó, bạn cũng nên nhốt mèo trong chuồng. Để có thể hạn chế không cho mèo vận động sau khi phẫu thuật nhổ răng.
Ngoài ra, các bác sĩ thú y cũng sẽ lưu ý cho bạn về chế độ ăn uống cho mèo lúc này. Bạn nên cung cấp cho mèo những thực phẩm mềm, dạng lỏng hoặc những thức ăn khô được ngâm với nước trước khi cho mèo ăn. Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế cho mèo tiếp xúc với những đồ chơi nhai, gặm, cắn trong thời gian 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật.
Các bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho mèo của bạn sau phẫu thuật. Thuốc giảm đau sẽ được áp dụng cho mèo sau khi chúng phẫu thuật từ 1 – 3 ngày. Đồng thời, các bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu mèo của bạn dùng gel bôi miệng hoặc nước súc miệng trong vòng 1 tuần sau khi mèo phẫu thuật nhổ răng.
Để có thể phòng ngừa tình trạng sót răng sữa ở mèo. Bạn nên đưa mèo đi khám sức khỏe đúng định kỳ. Đối với mèo từ 3 – 5 tháng tuổi, đây là giai đoạn mèo phát triển răng miệng. Bạn nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra quá trình mọc răng của chúng. Để có thể dễ dàng phát hiện ra được trường hợp răng sữa của mèo còn sót lại.
Việc đánh răng và vệ sinh thường xuyên cho mèo cũng giúp bạn có thể loại trừ phần răng sữa của chúng. Vì răng sữa khi đến giai đoạn rụng chúng sẽ khá yếu. Đồng thời, chúng sẽ không còn bám chặt vào xương hàm của mèo. Khi bạn đánh răng cho mèo bạn sẽ có thể dễ dàng nhận ra đây là phần răng sữa sắp thay của mèo. Bạn có thể tự loại bỏ cho mèo hoặc đưa mèo đến cơ sở y tế. Để mèo được các bác sĩ thú y hỗ trợ.
Lời kết:
Sót răng sữa ở mèo là một tình trạng hiếm gặp.Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra tổn thương và điều trị tình trạng cho mèo. Các bác sĩ thú y sẽ phẫu thuật để nhổ bỏ phần răng sữa cho mèo. Do đó, việc phát hiện sớm sẽ giúp cho răng vĩnh viễn của mèo sẽ được mọc đúng vị trí. Đừng quên đưa mèo đi khám nha khoa định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn