Hội chứng cushing ở mèo là căn bệnh khá hiếm. Chúng thường chỉ xảy ra ở những chú mèo trưởng thành và mèo già. Mèo cái là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mèo đực. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng cushing ở mèo hay còn gọi là tăng năng vỏ tuyến thượng thận. Căn bệnh này thường xảy ra khi tuyến thượng thận sản sinh ra quá nhiều cortisol. Mặc dù đây là một hormone thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu mức cortisol quá cao sẽ dẫn đến bệnh tật cho thú cưng.
Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm sự xuất hiện của các khối u ở tuyến yên, hay ở lớp ngoài của tuyến thượng thận. Căn bệnh này tuy hiếm thấy ở mèo nhưng không có nghĩa là mèo sẽ không có nguy cơ mắc bệnh. Theo thống kê, những chú mèo bị bệnh tiểu đường hầu như luôn đi kèm với bệnh cushing.
Khi mèo mắc bệnh cushing, chúng sẽ có các triệu chứng sau:
Đi tiểu nhiều lần
Khát nước nhiều
Ăn nhiều
Giảm hoặc tăng cân
Phì đại gan
Da mỏng
Rụng lông nhiều, đối xứng
Tiêu chảy
Nôn mửa
Bụng to bất thường
Đỉnh chóp của tai bị cong
Bề ngoài bẩn, bù xù
Cơ thể yếu
Các hành vi về tình dục thay đổi
Có ba nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng tăng năng vỏ tuyến thượng thận ở mèo
Khối u ở tuyến yên
Khối u ở tuyến thượng thận
Bệnh cushing do tuổi già của mèo
Đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ xem xét các thông tin về bệnh sử mà bạn đã cung cấp. Nhằm chắc chắn mèo không mắc các bệnh liên quan đến khối u tuyến yên hay có khối u tuyến thượng thận. Tiếp đến, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mèo của bạn. Các xét nghiệm cơ bản sẽ được tiến hành như:
Xét nghiệm công thức máu (CBC)
Xét nghiệm phân tích hóa học máu
Phân tích nước tiểu
Kiểm tra huyết áp
Những xét nghiệm trên sẽ cho bác sĩ biết được mèo của bạn có mắc các bệnh đồng thời hay không. Hơn hết, nó có thể giúp bác sĩ thú y loại bỏ những nguyên nhân, cho phép bác sĩ sàng lọc và chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra xem lượng đường trong máu của mèo có ở mức ổn định không. Vì hầu hết những chú mèo có lượng đường cao đều có khả năng mắc bệnh cushing cao.
Một số xét nghiệm khác cũng sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân cơ bản của bệnh. Bao gồm:
Chụp X-quang ngực và bụng
Siêu âm bụng
Xét nghiệm hormone
Kiểm tra mức cortisol
MRI vùng bụng
Trong đó, kiểm tra hormone và mức cortisol đóng vai trò rất quan trọng. Vì khi mèo mắc bệnh cushing, cơ thể chúng sẽ không kiềm được mà sản sinh ra rất nhiều hormone. Đây chính là bước quan trọng để xác định mèo có mắc bệnh hay không.
Các điều trị đối với bệnh cushing hiện nay còn hạn chế. Những chú mèo mắc bệnh thường được điều trị y khoa. Tuy nhiên, mức hiệu quả còn rất hạn chế. Vì vậy, hầu hết những chú mèo bị bệnh đều sẽ được nhập viện và điều trị nội trú.
Hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Mèo cần được tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. Thậm chí, trong những trường hợp nặng, mèo cần phải cắt bỏ cả hai tuyến.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng đông máu của mèo. Vì có những chú mèo mắc bệnh khó đông máu, khiến cho máu chảy nhiều trong quá trình phẫu thuật. Điều này có thể gây bất lợi rất lớn cho ca phẫu thuật và cả tính mạng của thú cưng. Hơn hết, đây là căn bệnh hiếm gặp và có tiên lượng điều trị phức tạp. Vậy nên việc chuẩn bị thật chu đáo cho ca phẫu thuật là điều dễ hiểu và nên làm.
Sau khi kết thúc phẫu thuật và tiến hành điều trị ngoại trú. Mèo bắt buộc phải sử dụng thuốc trong suốt quãng đời còn lại. Nhằm bù đắp cho tuyến thượng thận đã bị cắt bỏ. Ngoài ra, bạn cần đặc biệt quan sát xem mèo có xuất hiện các tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, mất phương hướng sau phẫu thuật hay không.
Bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhằm xác định nhu cầu về insulin và thuốc cần thiết cho mèo. Bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu thường xuyên sau phẫu thuật và đánh giá chúng nhiều lần trong năm.
Mèo bị bệnh cushing cần được uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Bạn nên tuân thủ các quy định và yêu cầu làm bác sĩ thú y đưa ra. Cần cho mèo uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Không được tự ý thay đổi thuốc hay ngưng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ thú y.
Vì mèo đã bị cắt đi tuyến thượng thận. Vậy nên chúng phải dùng thuốc cả đời. Đối với mèo bị bệnh cushing, thuốc là thứ vô cùng cần thiết để chúng có thể sống khỏe mạnh suốt quãng đời còn lại. Nếu bạn tự ý có những thay đổi về thuốc, mèo sẽ gặp rất nhiều bất lợi.
Ngoài ra, sau phẫu thuật, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho mèo. Nhằm giúp mèo làm dịu bớt các cơn đau. Bạn cần cho chúng sử dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng thuốc.
Bác sĩ thú y sẽ lên lịch tái khám sau phẫu thuật. Bạn cần đưa mèo đi khám đúng theo chỉ dẫn. Các xét nghiệm sẽ được tiến hành mỗi lần khi mèo tái khám. Nhằm giúp bác sĩ thú y hiểu được tình hình cũng như xem xét quá trình hồi phục của mèo. Từ đó có những thay đổi như tăng hoặc giảm thuốc..
Đối với mèo bị bệnh cushing, bạn cần quan sát lượng nước uống và nước tiểu của mèo. Nếu thấy chúng uống quá nhiều nước và đi tiểu quá nhiều lần. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn kịp thời.
Mèo sau phẫu thuật cơ thể sẽ rất yếu. Chúng cần được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho chúng một nơi ở mới. Tránh cho chúng tiếp xúc với trẻ con, vật nuôi khác trong nhà cho đến khi vết thương lành hẳn. Đồng thời, không nên cho mèo ra ngoài, vết thương sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc chảy máu nếu chúng hoạt động mạnh.
Miệng vết thương cần được giữ khô thoáng và sạch sẽ. Lúc tắm cho mèo nên chú ý để vết thương không bị ướt, chảy máu. Thực đơn của mèo cũng nên thay bằng các thực phẩm mềm, chia nhỏ bữa ăn để chúng dễ tiêu hóa.
Lời kết
Để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra, bạn nên chú ý quan tâm đến sức khỏe của thú cưng hơn. Khám định kỳ mỗi năm hai lần là điều cần thiết và thiết thực nhất để bảo vệ thú cưng của mình khỏi những bệnh tật.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn