Rối loạn đông máu do tiểu cầu giảm ở mèo là căn bệnh có thể xảy ra với tất cả các giống mèo trên thế giới. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mèo. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Giảm tiểu cầu ở mèo là sự rối loạn và hoạt động bất thường của các tiểu cầu trong máu. Khi mèo mắc bệnh rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu mèo bị thương, chảy máu tự phát, máu sẽ không thể đông lại được do các tiểu cầu không liên kết lại được với nhau.
Dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này là máu chảy ra từ màng nhầy – mũi, miệng, tai và hậu môn của mèo. Căn bệnh này có thể xuất hiện lần đầu ở những con mèo nhỏ khi nó bị chảy máu nhiều do mất đi răng sữa.
Mèo bị giảm tiểu cầu cũng có thể do di truyền. Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng chính như kích hoạt, bám dính và tập hợp của tiểu cầu cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh. Tiểu cầu cần phải có khả năng tự tập hợp và bám dính với nhau, để hàn gắn vết thương. Nếu như không thể làm được, mèo sẽ bị mất máu rất nhiều dù chỉ là vết thương nhỏ nhất.
Trường hợp này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu mèo có số lượng tiểu cầu thấp, đồng thời bị bệnh giảm tiểu cầu. Vì khi này nếu mèo bị chảy máu thì số lượng tiểu cầu tồn tại trong máu sẽ rất thấp.
Khi mèo bị rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu. Nó sẽ có các biểu hiện (có thể quan sát bằng mắt thường) dưới đây:
Đối với mèo bị rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu, sẽ có hai nguyên nhân chính gây nên. Dưới đây sẽ là sự phân loại các nguyên nhân gây nên bệnh:
Mèo bị bệnh do mắc phải chứng giảm tiểu cầu
- Do phản ứng với một số loại thuốc
Thuốc giảm đau, thuốc gây mê
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng viêm không chứa steroid
- Các bệnh thứ phát
Viêm tụy
Bệnh gan
Ký sinh trùng
Ung thư
Do mắc chứng giảm tiểu cầu di truyền
Bệnh Von Willebrand
Khiếm khuyết kết hợp
Hội chứng Chediak – Higashi ở mèo
Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc khám sức khỏe tổng quát cho mèo. Tuy nhiên, trước đó bạn cần cung cấp hồ sơ y tế cho bác sĩ thú y. Gồm các nội dung như
Bệnh sử đầy đủ và chi tiết của mèo
Các dấu hiệu khởi phát của bệnh
Đặc điểm của các triệu chứng
Các tình huống, sự cố gây ra tình trạng này
Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu ở mèo. Xét nghiệm sinh hóa, phân tích công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu và điện phân là các xét nghiệm sẽ được tiến hành đầu tiên.
Trong đó, xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể cho thấy tình trạng thiếu máu mà mèo đang gặp phải. Đối với những chú mèo bị rối loạn do di truyền, kết quả kiểm tra số lượng tiểu cầu thường không có bất thường nào.
Nếu bác sĩ nghi ngờ mèo mắc bệnh von willebrand, nó sẽ được tiến hành xét nghiệm. Một mẫu máu của mèo sẽ được lấy để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Chức năng của tiểu cầu sẽ được kiểm tra thông qua thí nghiệm chọn lọc.
Để nhằm chẩn đoán rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu được chính xác hơn. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm đông máu cho mèo. Cụ thể thời gian prothrombin và thời gian thromboplastin sẽ được kích hoạt. Nhằm kiểm tra thời gian đông máu của mèo. Nếu các chỉ số về thời gian đông máu ở mức bình thường, bác sĩ thú y sẽ loại bỏ bệnh đông máu ở mèo (là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng đông máu). Một nguyên nhân khác sẽ được chẩn đoán bổ sung.
Thời gian chảy máu có thể sẽ được đo thông qua ống nhầy. Bác sĩ thú y sẽ tạo một vết rách nhỏ ở má bên trong miệng mèo bằng dao đã khử khuẩn. Lượng máu và thời gian cần thiết để cho vết thương đông máu lại có thể sẽ là bằng chứng để xác nhận hoặc loại trừ chứng rối loạn đông máu ở mèo.
Nếu mèo được chẩn đoán là bị rối loạn đông máu do tiểu cầu giảm. Nó sẽ được truyền tiểu cầu để bổ sung, bù đắp vào lượng tiểu cầu bị giảm. Đây cũng là hướng điều trị phù hợp với những con mèo mắc bệnh do von Willebrand gây ra.
Nếu mèo bị thiếu máu, nó có thể sẽ được truyền máu và truyền thêm hồng cầu nếu cần thiết. Trường hợp để phòng ngừa, kiểm soát bệnh lúc mèo đang bị chảy máu, nó sẽ được bác sĩ thú y truyền thêm tiểu cầu.
Phẫu thuật ngăn ngừa chảy máu quá mức có thể sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, trước đó mèo cần được điều trị đặc biệt căn bệnh viêm niêm mạc miệng (nếu có). Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ giảm thiểu tiêm cho mèo mắc bệnh. Phương pháp dùng áp lực mở rộng sau khi tiêm tĩnh mạch, các thủ thuật xâm lấn và ống thông tĩnh mạch cũng sẽ được giảm thiểu.
Bác sĩ thú y sẽ điều trị nguyên nhân gây ra bệnh giảm tiểu cầu cho mèo đầu tiên. Từ đó, có thể giảm được số thuốc điều trị cho mèo về sau.
Đối với căn bệnh này, mèo rất hiếm khi bị tử vong do mất máu. Tuy nhiên, mèo cần phải được cầm máu nhanh chóng để hạn chế lượng máu bị mất đi. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ thú y cũng sẽ giảm thiểu các tổn thương lên mô cho mèo
Mèo bị rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu cần hạn chế các hoạt động nguy hiểm, có thể gây ra vết thương. Bạn cần tránh cho mèo không bị chảy máu, nếu mèo bị chảy máu sẽ rất khó ngừng lại. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu như vết thương không có dấu hiệu đông máu.
Các thực phẩm cứng, khô cho mèo cũng nên hạn chế. Vì chúng có thể gây ma sát mô nướu, gây ra các tình trạng chảy máu cho mèo. Thức ăn nên được làm mềm trước khi cho mèo sử dụng.
Nếu căn bệnh này là do rối loạn di truyền gây nên. Bác sĩ thú y khuyến cáo bạn nên triệt sản cho mèo, tránh trường hợp nhân giống gây bệnh cho các thế hệ sau.
Lời kết
Vpet.vn mong rằng thông qua những chia sẻ hữu ích trên. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ thú cưng của mình khỏi bệnh tật nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn