Đột quỵ do nhiệt ở mèo là tình trạng có khả năng xảy ra rất cao trong những ngày nóng bức. Khi thân nhiệt của mèo tăng cao đến mức cơ thể chúng không chịu đựng được, mèo có thể sẽ ngất đi. Thậm chí là tử vong. Để hiểu rõ hơn về đột quỵ do nhiệt ở mèo, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mặc dù mèo là loài vật của sa mạc. Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt của chúng cũng có một giới hạn nhất định. Khi mèo có biểu hiện thở dốc và đổ mồ hôi qua lòng bàn chân. Điều này có nghĩa rằng nó đang phải chịu tình trạng quá tải nhiệt.
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, mèo sẽ bị kiệt sức. Thậm chí là đột quỵ. Nếu như nhiệt độ cơ thể không nhanh chóng được hạ xuống, mèo có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tổn thương các cơ quan bên trong cơ thể.
Dấu hiệu ban đầu khi mèo bị ảnh hưởng bởi nhiệt quá mức có thể quan sát được là trạng thái buồn bực của chúng. Cụ thể như sau:
Mèo bồn chồn, cố gắng tìm nơi nào thoáng, mát mẻ hơn
Thở hổn hển, chân đổ mồ hôi, chảy nước dãi
Thường xuyên liếm lông nhằm vệ sinh thân thể, làm hạ nhiệt
Nhiệt độ trực tràng cũng bị kéo theo với nhiệt độ cơ thể
Sau đó, khi thân nhiệt của mèo lên cao nữa, chúng sẽ có các dấu hiệu rõ ràng hơn của chứng đột quỵ do nhiệt:
Nhịp tim và nhịp thở tăng
Miệng và lưỡi có màu đỏ
Buồn nôn, nôn
Đi khập khiễng, mất thăng bằng
Nhiệt độ trực tràng trên 105 độ F
Nghiêm trọng hơn, nếu không được nhanh chóng hạ nhiệt. Mèo có thể sẽ bị co giật và rơi vào hôn mê.
Nhiệt độ môi trường cùng với độ ẩm cao thường là nguyên nhân phổ biến gây nên đột quỵ do nhiệt ở mèo. Ngoài ra, khi nơi ở không có độ ẩm, mèo không được tiếp cận với nơi có nước hoặc bóng râm. Thân nhiệt của chúng sẽ bị kéo lên cao, từ đó gây ra đột quỵ.
Nếu mèo của bạn đang bị hôn mê do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Bạn cần làm theo các bước sau đây:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một thau nước lạnh, sau đó từ từ đưa mèo vào trong nước. Nên đưa nhẹ nhàng tứ chi vào trước, tránh không để nước tràn vào mũi, miệng của mèo. Đặt một túi đá lạnh vào giữa các chân mèo. Nhằm cho nhiệt cơ thiệt giảm xuống. Tiếp đến là đưa nó đến bệnh viện thú y.
Trường hợp mèo tỉnh táo nhưng lại có những dấu hiệu kiệt sức. bạn nên đưa mèo đến nơi có bóng râm, hoặc nơi mát mẻ. Ngâm nó vào nước mát và cho nó uống một ít nước.
Nếu mèo chỉ mới xuất hiện các biểu hiện căng thẳng. Bạn cần làm nó bình tĩnh lại bằng cách đưa nó vào nơi mát mẻ. Vuốt ve để chúng bình tĩnh lại. Để đảm bảo mèo không bị đột quỵ do nhiệt. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nó thông qua nhiệt kế trực tràng:
Từ 100 đến 103 độ F là nhiệt độ chỉ tăng nhẹ.
Từ 103 đến 104 độ F là nhiệt độ tăng và cần quan sát hạ nhiệt, đưa đến bệnh viện thú y
Trên 105 độ F là trường hợp báo động, có thể dẫn đến tử vong. Nhanh chóng đưa đến bệnh viện thú y để được chăm sóc y tế.
Để chẩn đoán đột quỵ do nhiệt ở mèo. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng nhiệt kế trực tràng và đo nhiệt độ cho chúng. Tiểu sử bệnh án của mèo cũng sẽ được xem xét, bác sĩ cần biết trước đây mèo đã từng gặp trường hợp này hay chưa. Tiếp theo, mèo sẽ được khám sức khỏe tổng quát. Nhằm chắc chắn, chúng không mắc các bệnh đồng thời khác.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân không nằm ở môi trường sống. Một số cá thể mèo vì trạng thái tâm lý không ổn định như quá căng thẳng, buồn bã, vận động quá sức… cũng có thể dẫn đến tăng thân nhiệt.
Những giống mèo mặt ngắn như mèo Persian và mèo Ba Tư là những đối tượng rất dễ bị tăng thân nhiệt. Ngoài ra, cân nặng cũng ảnh hưởng đến sức chịu nhiệt của mèo. Những chú mèo béo phì thường chịu nhiệt kém, dễ bị tăng thân nhiệt.
Ngoài các cách xử lý mà Vpet.vn đã nêu ở trên bằng cách sử dụng nước mát và đá. Bác sĩ thú y sẽ có thể tiến hành liệu pháp truyền tĩnh mạch. Nhằm truyền dịch mát trực tiếp cho mèo thông qua kim tiêm. Phương pháp này không chỉ giúp thân nhiệt của mèo được giảm xuống mà còn có thể giúp mèo chống lại sự sốc nhiệt. Ngoài ra, nó còn giảm tối thiểu mức nguy hiểm mà mèo phải đối mặt khi các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.
Nhiệt độ của mèo sẽ được giám sát chặt chẽ cho đến khi nó đã về mức ổn định. Khi nhiệt độ trwor về mức bình thường, mèo sẽ được ngừng lại các biện pháp làm mát. Nhằm tránh trường hợp thân nhiệt bị hạ quá mức.
Đặc biệt, khi thân nhiệt lên quá cao có thể gây ảnh hưởng đến não. Bác sĩ thú y sẽ chú ý quan sát nhiệt độ của mèo. Sau khi mèo ổn định, các xét nghiệm kiểm tra chức năng cơ thể sẽ được tiến hành. Nhằm chắc chắn rằng các cơ quan khác không bị suy giảm chức năng hay có bất kỳ tổn thương nào.
Khi nhiệt độ cơ thể của mèo đã trở về mức ổn định, mèo không còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ do nhiệt. điều đó đồng nghĩa với việc nó không cần phải điều trị thêm nữa. Đôi khi, phải mất đến vài ngày mới có thể phát hiện ra các tình trạng tổn thương của các cơ quan bên trong cơ thể. Vậy nên khi chăm sóc mèo tại nhà, nếu 2 đến 3 ngày, bạn thấy mèo không hồi phục lại trạng thái bình thường. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y để được tư vấn và tái khám.
Nên cho mèo uống nước thường xuyên và đầy đủ vào những ngày nắng nóng. Tránh tình trạng mèo bị mất nước nghiêm trọng hơn gây mất cân bằng điện giải.
Để đảm bảo mèo của mình sẽ không bị đột quỵ do nhiệt, hay bị bất cứ tổn thương nào do nhiệt gây ra. Bạn cần thực hiện những điều sau:
Luôn luôn quan sát mèo trong những ngày nắng nóng
Đảm bảo mèo có thể tiếp cận được vùng có bóng râm và nước uống nếu cần thiết
Hạn chế cho mèo ra ngoài vào những ngày nóng bức, đặc biệt vào buổi trưa
Tuyệt đối không bỏ mặc mèo trong xe ô tô và đóng kín
Tránh những nơi có ánh mặt trời quá gắt cho mèo
Lời kết
Những ngày nhiệt độ tăng cao, mèo rất dễ bị tăng nhiệt độ. Nếu nhận thấy trời hôm nay quá nóng, bạn nên giữ mèo trong nhà. Sử dụng các biện pháp tránh nóng cho mèo để không xảy ra các trường hợp nguy hiểm.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn