Cách xử lý khi mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Thứ năm - 02/05/2024 21:52
Gãy xương hàm trên và hàm dưới là tình trạng bệnh thường xảy ra khi hàm của mèo phải chịu một tác lực mạnh hoặc chấn thương
Mục lục

Gãy xương hàm trên và hàm dưới ở mèo là tình trạng sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Vì là giống động vật linh hoạt nên sẽ không tránh khỏi những va chạm trong cuộc sống của mèo. Có khá nhiều những nguyên nhân gây bệnh cho mèo nhưng chủ yếu là do các chấn thương gây ra. Hãy cùng Vpet.vn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này ở mèo nhé!!

Gãy xương hàm trên và hàm dưới có thể khiến mèo từ chối ăn

Gãy xương hàm trên và hàm dưới thường xảy ra khi hàm của mèo phải chịu một tác lực mạnh hoặc chấn thương. Điều này có thể khiến hàm dưới hoặc hàm trên của mèo bị gãy. Bất kỳ những tác động nào gây tổn thương đến xương của mèo như một vết nứt hoặc vết thương nặng cũng được xếp vào loại gãy xương. Lúc này, miệng của mèo có thể chỉ bị sưng nhẹ hoặc toàn bộ miệng của nó có thể bị há ra.

mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Cả hai trường hợp gãy xương hàm trên và dưới đều rất đau đối với mèo và chúng cần được điều trị ngay lập tức. Hàm dưới dễ bị gãy hơn vì nó được tạo thành từ hai xương hợp nhất với nhau, một quá trình được gọi là xương hàm.

Thông thường, vì gãy xương hàm có liên quan đến những chấn thương lớn. Do đó, có thể mèo của bạn sẽ bị thêm các chấn thương khác nghiêm trọng hơn như bầm tím phổi, thủng phổi hoặc bầm tím tim. Bản thân việc gãy xương hàm có thể đe dọa tính mạng của mèo. Vì hầu hết mèo sẽ từ chối ăn do đau miệng nếu không được điều trị.

Gãy xương hàm làm cho mèo bị chảy máu quanh miệng 

Mặc dù một số trường hợp gãy xương ở mèo có thể nhìn thấy rõ ràng. Nhưng cũng có những trường hợp bằng mắt thường bạn khó có thể nhận ra, đặc biệt là gãy xương hàm trên. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp gãy xương ở mèo cần được chăm sóc thú y ngay lập tức.

Những triệu chứng khi mèo bị gẫu xương hàm trên và hàm dưới là:

  • Miễn cưỡng hoặc từ chối ăn

  • Sưng quanh miệng

  • Chảy máu miệng

  • Chảy nhiều nước dãi

  • Lệch hàm

  • Miệng há ra hoàn toàn và không thể đóng lại

  • Gãy răng

  • Biến dạng khuôn mặt

  • Các chấn thương khác trên cơ thể

Trên đây là những triệu chứng cụ thể xảy ra đối với cả gãy xương hàm trên và hàm dưới của mèo.

mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Phân loại

Gãy xương hàm ở mèo thường được phân loại là thuận lợi hoặc không thuận lợi. Việc phân loại này sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy và khả năng chữa lành thành công chung của nó.

  • Thuận lợi

Nếu vết gãy chưa làm cho xương hàm di chuyển ra khỏi vị trí, nó được gọi là gãy xương thuận lợi. Gãy xương hàm trên thường sẽ thuận lợi hơn xương hàm dưới

  • Không thuận lợi

Nếu vết gãy gây ra di lệch hàm, nó được gọi là gãy xương không thuận lợi. Điều này bao gồm các tình huống gãy ở cơ miệng trầm trọng hơn và khi vết gãy chạy vuông góc với hàm dưới. Tuy nhiên, những gãy xương ở mèo thường không thuận lợi.

Chấn thương có thể làm cho mèo bị gây ra gãy xương hàm trên và hàm dưới 

Gãy xương hàm trên và hàm dưới là tình trạng rất phổ biến ở mèo. Gãy xương hàm thường là kết quả của chấn thương do va đập. Chúng bao gồm những chấn thương như:

  • Bị ô tô đâm

  • Đánh nhau với các động vật khác

  • Các cuộc tấn công từ các động vật khác (đặc biệt là những con chó lớn)

  • Ngã từ trên cao xuống

Khi chấn thương không phải là nguyên nhân gây ra gãy xương thì nguyên nhân thường là một trong những điều sau:

  • Sâu răng

  • Bệnh chuyển hóa

  • Ung thư hoặc khối u

  • Biến chứng nhổ răng

Điều quan trọng cần lưu ý là những vấn đề này xảy ra ở mèo già nhiều hơn mèo con.

Thăm khám cho mèo bị gãy xương hàm 

Tất cả các trường hợp gãy xương hàm trên và hàm dưới của mèo cần được chăm sóc chuyên nghiệp. Để đảm bảo rằng chất lượng cuộc sống được phục hồi tốt nhất có thể cho mèo. Khi đến phòng khám thú y, bác sĩ thú y của bạn rất có thể sẽ thực hiện các bước sau:

mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Giảm đau tức thì

Hầu hết các ca gãy xương hàm ở mèo đều vô cùng đau đớn và thường đi kèm với các chấn thương khác rất nghiêm trọng. Nói chung, trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm nào, bác sĩ thú y của bạn sẽ gây mê cho mèo để mèo bớt đau. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để đánh giá tình trạng chấn thương của mèo

Đánh giá trực quan

Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tìm kiếm tất cả các vết thương hoặc vết sưng tấy bên ngoài của mèo. Để xác định vị trí gãy xương chính. Thường do hàm có ít thịt nên xương có thể bị nhô ra khỏi da.

Đánh giá mức độ thương tật

Trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm nào, bác sĩ thú y phải đảm bảo rằng tình trạng của mèo ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng khi mèo bị đa chấn thương hoặc mất máu đáng kể.

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ thú y sẽ chụp ảnh X-quang hoặc hoàn thành chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cho mèo. Kết quả khi chụp CT kết hợp hình ảnh tia X với công nghệ máy tính sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn, thường đắt hơn nhưng cho ra kết quả chính xác hơn. Chụp CT được ưu tiên khi mèo có những chấn thương hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Khi đã thu thập tất cả thông tin này, bác sĩ thú y sẽ có thể chẩn đoán loại gãy xương nào đã xảy ra với mèo. Sau đó sẽ lên kế hoạch và liệu trình điều trị phù hợp cho mèo

Mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới cần được điều trị nhanh chóng

Việc điều trị gãy xương hàm trên và hàm dưới ở mèo phụ thuộc rất nhiều vào loại gãy xương. Các phương pháp điều trị cho mèo bao gồm:

Cố định bên ngoài

Các xương bị ảnh hưởng được căn chỉnh đúng cách và sau đó được cố định lại bằng rọ mõm. Rọ mõm được sử dụng bằng cách sử dụng băng bịt miệng hoặc băng y tế được sản xuất trên thị trường. Đây được xem là phương pháp điều trị phù hợp cho những trường hợp gãy xương không quá phức tạp.

Cố định bộ xương bên ngoài

Các ghim được luồn qua da và ghim vào xương của mèo. Tất cả sẽ được kết nối với một thanh cản bên ngoài để giữ hàm cố định. Đây là một phẫu thuật ít xâm lấn, trong đó tất cả các ghim cấy có thể được lấy ra sau khi đã lành thương. Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị gãy xương hàm dưới hở.

Phẫu thuật

Các tấm xương và đinh vít được đặt bằng phẫu thuật để cố định các mảnh xương của mèo. Thủ thuật này thường được sử dụng để sửa chữa các khớp thái dương hàm trong trường hợp mèo bị trật khớp hoàn toàn.

mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Kết nối xuyên hoặc xuyên phân đoạn

Một dây dài, mảnh được luồn qua hàm dưới nhưng vẫn nằm dưới lưỡi và nhô ra mặt dưới của hàm. Sau đó, nó được uốn cong đúng cách để tránh bị đứt gãy. Các bác sĩ sẽ cố định tư thế này cho mèo trong một khoảng thời gian nhất định.

Liệu trình này có tác dụng nối hai mảnh xương gãy lại với nhau. Đặc biệt là đối với những trường hợp gãy xương hàm dưới. Bạn cần đưa mèo đi tái khám định kỳ theo đúng chỉ thị của bác sĩ. Để mèo có thể được các bác sĩ hỗ trợ tháo dây ra khỏi miệng.

Dây kẽ răng

Dây được giữ chặt quanh răng mèo để ổn định sự sắp xếp lại của hàm. Dây sẽ được tháo ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Để xương hàm của mèo đủ thời gian để lành lại. Phương pháp điều trị này sẽ không xâm lấn vào cơ thể mèo.

Cắt một phần hoặc toàn bộ hàm

Nếu hàm bị gãy không thể sửa chữa hoặc mất máu quá nghiêm trọng, các bác sĩ thú y có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hàm dưới (cắt cụt hàm). Đây được xem như một biện pháp cuối cùng để cứu sống mèo của bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là một số con mèo sẽ vĩnh viễn từ chối ăn sau khi phẫu thuật này và tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Có thể sử dụng ống dẫn thức ăn cho mèo trong suốt quá trình điều trị với tất cả các phương pháp điều trị trên.

Tiên lượng cho gãy xương hàm trên và hàm dưới ở mèo

Đối với trường hợp bị gãy xương hàm trên và dưới, những con mèo sẽ cần được điều trị nội trú. Sau khi được đưa ra khỏi cơ sở chăm sóc thú y mèo của bạn nên tiếp tục ăn thức ăn mềm trong một hoặc hai ngày sau. Thức ăn sẽ được truyền vào cơ thể mèo thông qua một đường ống.

Thuốc giảm đau thường được kê đơn để giúp mèo của bạn vượt qua giai đoạn hồi phục. Thuốc chống viêm không steroid cũng được sử dụng để giúp giảm sưng và viêm nhiễm ở vùng gãy xương. Bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho mèo. Trong trường hợp mèo xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

mèo bị gãy xương hàm trên và hàm dưới

Mèo bị gãy xương hàm cần hạn chế hoạt động

Bạn cần hạn chế hoạt động của mèo và không khuyến khích chúng hoạt động trong suốt thời gian bình phục. Bạn nên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ. Để bác sĩ thú y có thể kiểm tra về tình hình hồi phục của mèo. Đừng quên theo dõi cân nặng của mèo. Vì khi bị gãy xương hàm trên và hàm dưới sẽ rất khó cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi thú cưng của bạn được xuất viện:

  • Sự sai lệch của răng, có thể khiến mèo không muốn ăn

  • Rối loạn chức năng hàm

  • Tổn thương chân răng

  • Viêm xương tủy

  • Bệnh nha chu

  • Nhiễm trùng

Lời kết:

Gãy xương hàm trên và hàm dưới ở mèo là một tình trạng chấn thương nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của mèo. Tùy vào mức độ của chấn thương mà mèo sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, tùy vào nguyên nhân và tình trạng gãy xương của mèo mà chúng sẽ có tiên lượng hồi phục bệnh khác nhau.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn