Bệnh đa hồng cầu ở mèo là tình trạng tế bào hồng cầu gia tăng một cách bất thường. Đây được xem là một tình trạng khá nghiêm trọng liên quan đến các bệnh lý về máu. Để hiểu rõ hơn về đa hồng cầu ở mèo, bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!!!!
Đa hồng cầu là thuật ngữ y khoa miêu tả sự gia thường của tế bào hồng cầu trong hệ tuần hoàn. Cụ thể, bệnh xảy ra là do sự gia tăng tương đối, tạm thời hay tuyệt đối của tế bào hồng cầu. Nó làm dẫn đến tình trạng tăng khối lượng hồi cầu kết tủa, nồng độ haemoglobin và số lượng hồng cầu.
Chứng đa hồng cầu tương đối sẽ phát triển khi khối lượng của huyết tương giảm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường là do mất nước, khiến lượng hồng cầu lưu thông tăng tương đối.
Bệnh đa hồng cầu tạm thời hay còn được biết đến với tên gọi là đa hồng cầu thoáng qua. Nguyên nhân của tình trạng này là do lách bị co lại, dẫn đến số lượng hồng cầu bơm vào trong vòng tuần hoàn trở nên đậm đặc. Tình trạng này sẽ khiến cho mèo trở nên căng thẳng, giận dữ và hay sợ hãi. Vì cơ thể của mèo lúc này đang tiết ra một loại hormone có tên là hormone epinephrine.
Đa hồng cầu tuyệt đối xảy ra khi số lượng các tế bào hồng cầu gia tăng tuyệt đối. Nguyên nhân chính được xác nhận là do tăng sinh tủy. Đa hồng cầu tuyệt đối đã được xác định là do gia tăng số lượng hồng cầu trong tủy xương của mèo. Nó được chia thành hai loại nguyên phát và thứ phát, có liên quan đến gia tăng sản sinh hormone erythropoietin (EPO)
Trong đó, đa hồng cầu nguyên phát tuyệt đối là kết quả của chứng rối loạn tăng sinh tủy. Đặc trưng của tình trạng này là các tế cầu hồng cầu ở tủy xương được sản sinh quá nhiều và không kiểm soát được. Đa hồng cầu nguyên tuyệt đối thứ phát là do một lượng hormone erythropoietin phù hợp với sinh lý cơ thể mèo được giải phóng để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy máu mãn tính. Ngoài ra EPO được sản xuất quá nhiều, không phù hợp, hoặc chất giống như EPO có nồng độ oxy máu bình thường cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.
Tùy thuộc vào dạng bệnh đa hồng cầu mà mèo đang mắc phải. Nó sẽ có các triệu chứng theo phân loại sau đây:
Đa hồng cầu tương đối
Nôn ói
Tiêu chảy
Uống ít nước
Đi tiểu nhiều
Đa hồng cầu tuyệt đối
Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
Khả năng gắng sức thấp
Nướu có màu đỏ sẫm hoặc hơi xanh
Hắt hơi
Chảy máu mũi
Bụng chướng, to
Riêng đối với bệnh đa hồng cầu tạm thời, mèo thường có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, thay đổi tâm trạng thường xuyên, hay sợ hãi và căng thẳng. Còn lại, phần lớn chúng sẽ không có thêm biểu hiện nào khác dễ quan sát. Trừ khi được khám và chẩn đoán mới có thể phát hiện ra bệnh.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở mèo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của chứng đa hồng cầu ở mèo:
Chứng đa hồng cầu tương đối:
Nôn ói
Tiêu chảy
Lượng nước nạp vào cơ thể bị giảm
Các bệnh liên quan đến thận
Thở nhanh
Đa hồng cầu tạm thời
Hưng phấn quá mức
Lo lắng
Co giật
Đa hồng cầu tuyệt đối nguyên phát
Rối loạn sinh tủy
Đa hồng cầu tuyệt đối thứ phát
Mèo bị giảm oxy huyết
Mắc các bệnh phổi mãn tính
Bệnh tim
Máu đến thận bị giảm
Hormone EPO tiết ra không phù hợp với cơ thể
Nang thận
Phù thận, do thận giữ nước tiểu nhiều
Tuyến thượng thận hoạt động quá mức
Tuyến giáp bất thường
Khối u tuyến thượng thận
Ung thư
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho mèo của bạn. Các xét nghiệm cơ bản sẽ được tiến hành nhằm chẩn đoán bệnh đa hồng cầu một cách chính xác. Các xét nghiệm này bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu tổng quát
Phân tích nước tiểu
Xét nghiệm chất điện giải
Những xét nghiệm trên còn góp phần giúp bác sĩ thú y phát hiện ra các bệnh đông thời mà mèo đang mắc phải. Ngoài ra, nồng độ oxy trong máu của mèo cũng sẽ được đo. Lượng EPO sẽ được đo thông qua xét nghiệm nội tiết tố.
Hình ảnh X-quang và siêu âm tim cũng là một phần quan trọng phải tiến hành. Thông qua đó, bác sĩ thú y có thể kiểm tra được tim, thận và phổi của mèo. Nhằm mục đích nhận diện các bệnh lý nền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đa hồng cầu cho mèo.
Những thông tin về bệnh sử của mèo cũng cần được cung cấp cho bác sĩ một cách chi tiết và cụ thể. Bao gồm các đặc điểm của triệu chứng, những dấu hiệu khởi phát hay các sự cố, tình huống có thể dẫn đến tình trạng này. Những thông tin mà bạn cung cấp có thể là đầu mối quan trọng để bác sĩ xác định xem bộ phận nào bên trong cơ thể là nguyên nhân gây nên bệnh thứ cấp.
Phần lớn những chú mèo mắc bệnh đa hồng cầu đều cần phải nhập viện để điều trị nội trú. Tùy thuộc vào nguyên nhân nền và các triệu chứng của mèo mà bác sĩ thú y sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Mèo sẽ được tiến hành điều trị trước tiên bằng phương pháp truyền dịch hoặc sử dụng thuốc nếu nó bị chẩn đoán là mắc chứng rối loạn sinh tủy.
Trong một số trường hợp, mèo cần phải tiến hành loại bỏ tế bào hồng cầu dư thừa thông qua cách mở tĩnh mạch. Phương pháp này còn có tên gọi khác là “trích huyết” hay “rút máu”. Để kiểm tra tình trạng dư thừa này có phải bị gây nên do nồng độ oxy máu thấp hay không, bác sĩ thú y sẽ tiến hành tăng thêm oxy cho mèo.
Sau khi được điều trị nội trú, bác sĩ thú y sẽ lên lịch tái khám cho mèo. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh án mà bác sĩ sẽ có lịch hẹn sớm hoặc muộn. Mỗi lần tái khám, mèo sẽ được tiến hành kiểm tra tổng quát. Nhằm chắc chắn rằng lượng hồng cầu kết tủa trong cơ thể mèo đang ở mức bình thường.
Những lưu ý về thuốc là điều cần thiết khi chăm sóc mèo bị bệnh đa hồng cầu tại nhà. Bạn nên tuân thủ các yêu cầu về thuốc mà bác sĩ đưa ra. Cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng theo chỉ định. Tránh tình trạng tự ý ngưng thuốc, thay đổi thuốc cho mèo khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ thú y. Những tự ý thay đổi về thuốc uống có thể cản trở quá trình hồi phục của mèo.
Đối với mèo bị bệnh đa hồng cầu, tâm trạng của chúng thường rất tệ, hay rơi vào trạng thái stress. Việc cần làm là nên giữ cho mèo luôn thoải mái. Nếu nhận thấy mèo đang có bất kỳ bất thường nào về mặt tâm lý. Bạn nên ổn định nó lại bằng cách dập tắt căng thẳng mà mèo đang đối mặt. Hãy ôm ấp, vuốt ve và trò chuyện với chúng hay đơn giản là cho chúng tiếp xúc với những đồ chơi yêu thích hằng ngày.
Trong suốt quá trình chăm sóc tại nhà. Nếu thấy mèo có các triệu chứng bệnh tái phát hoặc nghiêm trọng hơn mà không hề thuyên giảm. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được tái khám sớm hoặc thay đổi phương pháp điều trị thích hợp hơn
Lời kết
Mong rằng thông qua những chia sẻ trên của Vpet.vn. Bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn