Viêm não do nhiễm ký sinh trùng hay còn gọi là ký sinh trùng não ở mèo. Đây là một căn bệnh phổ biến ở hệ thần kinh của mèo. Đa số những căn bệnh về hệ thần kinh đều rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mèo và căn bệnh này cũng không ngoại lệ. Vậy viêm não do nhiễm ký sinh trùng ở mèo nguy hiểm như thế nào? Cùng Vpet.vn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!!!
Thuật ngữ viêm não do nhiễm ký sinh trùng ở mèo được sử dụng để mô tả một số sinh vật ký sinh khác nhau có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của mèo. Bao gồm não và tủy sống. Mèo rất nhạy cảm với một số loại ký sinh trùng khác nhau. Vì chúng có khả năng xâm nhập vào não và các mô liên quan đến hệ thần kinh của mèo.
Các triệu chứng có thể từ tiềm ẩn đến nghiêm trọng. Đồng thời, trong một số trường hợp bệnh có thể gây tử vong cho mèo. Mèo bị nhiễm ký sinh trùng ở não có thể bị thay đổi hành vi và các chức năng về kiểm soát cơ quan trong cơ thể.
Có nhiều khả năng, mèo bị nhiễm ký sinh trùng do được nuôi ở ngoài trời, ăn thức ăn chúng bắt được hoặc thức ăn còn sống, do rối loạn miễn dịch hoặc sống trong điều kiện chật chội với các động vật khác.
Các triệu chứng của ký sinh trùng não ở mèo có thể khác nhau. Có một số trường hợp, những con mèo mèo nhiễm ký sinh trùng trong não nhưng lại không có triệu chứng lâm sàng nào.
Hầu hết các triệu chứng sẽ liên quan đến những hoạt động được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh trung ương. Bao gồm kiểm soát các cơ quan, hành vi, đôi khi sẽ là các vấn đề về thính giác hoặc thị lực.
Tuy nhiên bạn không nên nhầm lẫn với các triệu chứng của mèo bị nhiễm lý sinh trùng ở các bộ phận cơ thể khác. Vì ký sinh trùng ở phổi, hệ tiêu hóa và đường tiết niệu cũng có các triệu chứng lâm sàng tương tự nhiễm ký sinh trùng ở não.
Các triệu chứng bao gồm:
Dáng đi không ổn định, mất thăng bằng
Mất kiểm soát các cơ trên cơ thể
Bơ phờ
Thường xuyên đi vòng quanh nhà
Vị trí đầu hoặc cổ bất thường
Chán ăn
Sụt cân
Điếc
Mù lòa
Viêm não
Co giật
Tê liệt
Khó thở
Có nhiều loại ký sinh trùng khác nhau xâm nhập vào não và các mô liên quan trong hệ thần kinh của mèo. Ký sinh trùng có thể được tìm thấy trong hệ thống thần kinh trung ương mèo bao gồm:
Sán lá: loại sinh vật ký sinh này có thể tạo ra “ngôi nhà riêng” của chúng trong não của những con mèo. Sán lá máu hoặc sán lá phổi đều được tìm thấy trong hệ thống thần kinh trung ương của mèo.
Giun đũa: đây là loại ký sinh trùng phổ biến ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trên cơ thể mèo. Tuy nhiên nơi phổ biến nhất mà chúng thường hay sinh sống là não và cột sống. Các loại giun đũa có thể xâm nhập vào não mèo bao gồm
Baylisascaris procyonis có thể gây tổn thương não và mắt
Gurlita paralysans gây tê liệt não
Myiasis: đây được biết đến là loại ấu trùng ruồi trâu (giòi). Những con mèo dễ bị nhiễm ấu trùng ruồi trâu trong những tháng mùa hè, đặc biệt là những nơi có bọ gậy.
Ký sinh trùng Toxoplasma: đây là loại ký sinh trùng đơn bào có thể xâm nhập vào các mô não và gây ra các vấn đề về sức khỏe của mèo. Căn bệnh này phổ biến trên khắp thế giới. Ngoài ra, chúng còn có thể truyền từ mèo sang người và ngược lại.
Quy trình ký sinh trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh của mèo giống như xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào khác trên cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do mèo ăn phải chúng. Thông thường sẽ thông qua thực phẩm như thịt sống hoặc thịt của động vật hoang dã mà mèo săn được.
Các nguyên nhân cơ bản bao gồm
Mèo sống và dành nhiều thời gian ở ngoài trời
Sống trong không gian chật chội
Sống cùng các động vật khác đã từng mắc bệnh
Chế độ ăn uống không được kiểm soát
Khi ở bên trong cơ thể của mèo, ký sinh trùng sẽ dựa vào vật chủ để có thể phát triển một cách tối đa. Trong cơ thể mèo chúng sẽ lớn nhanh, trưởng thành và đẻ trứng. Điều này càng làm cho sự xâm nhập của ký sinh trùng này càng được mở rộng bên trong cơ thể mèo.
Khi ký sinh trùng sinh sản, ấu trùng hoặc trứng sẽ tìm đường để đi qua đường máu hoặc đường mũi. Sau đó sẽ thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Tại đây, chúng có thể gây tổn thương cho não và hệ thống thần kinh của mèo. Trong một số trường hợp, trứng tạo thành u nang gây áp lực lên cấu trúc não, mắt và tai gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.
Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán ký sinh trùng não bằng cách xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng, ấu trùng hoặc trứng của ký sinh trùng trong hệ thần kinh của nếu mèo xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng bệnh này. Tuy nhiên các bệnh và các loại rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Vì vậy bác sĩ thú y sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân và bệnh tiềm ẩn khác.
Bạn cũng sẽ cung cấp cho bác sĩ thú y về tiền sử, thói quen ăn uống và tất cả các triệu chứng của mèo trong thời gian gần đây. Các bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm như phân tích công thức máu, nước tiểu và phân.
Trong nhiều trường hợp, dịch tủy sống cũng sẽ được lấy và phân tích. Bác sĩ thú y có thể sử dụng các phương pháp chuyên sâu để kiểm tra ký sinh trùng, bao gồm công nghệ hình ảnh X-quang, cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT)
Kế hoạch điều trị bệnh ký sinh trùng não ở mèo sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhiều vật nuôi sẽ không cần điều trị. Vì một số ký sinh trùng trong hệ thần kinh có vòng đời ngắn và sẽ không tiếp tục gây hại cho mèo. Trường hợp những con mèo cần điều trị, bác sĩ thú y có thể chọn một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:
Nhóm thuốc này có thể được sử dụng để tiêu diệt ký sinh trùng trưởng thành. Đồng thời ngăn ngừa những tổn thương gia tăng trong hệ thần kinh của mèo. Có một số loại thuốc dạng uống hoặc tiêm chuyên dụng. Để điều trị giun và các ký sinh trùng trong hệ thần kinh của mèo. Lúc này, tùy vào mức độ bệnh và đặc tính của mèo. Các bác sĩ sẽ áp dụng thuốc dạng tiêm hoặc viêm cho mèo.
Thuốc giảm đau có thể được kê đơn cho mèo của bạn nếu chúng đang bị đau dữ dội. Bác sĩ thú y sẽ chọn liều lượng an toàn nhất dựa trên kích thước và mức độ đau của mèo.
Chán ăn và mất kiểm soát cơ bắp có thể khiến mèo của bạn khó hấp thụ thức ăn và nước uống. Nếu mèo của bạn đang gặp phải những triệu chứng này. Các bác sĩ sẽ thực hiện truyền dịch vào tĩnh mạch của mèo. Để cung cấp, thức ăn và các chất điện giải cho cơ thể mèo.
Trong trường hợp mèo gặp vấn đề về hô hấp. Bác sĩ thú y có thể cung cấp oxy cho mèo bằng ống, mặt nạ hoặc lồng oxy. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình thở và nồng độ oxy trong máu của mèo.
Nhiều con mèo bị ký sinh trùng não sẽ hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thú y như: cho mèo uống đầy đủ các loại thuốc theo quy định và quay lại tái khám nếu cần. Đừng quên theo dõi và báo cáo tình hình sức khỏe của mèo cho bác sĩ. Nếu các triệu chứng có xu hướng xấu đi hoặc không thuyên giảm sau vài ngày. Bạn nên đưa mèo đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Bạn cũng nên dọn dẹp kỹ lưỡng khu vực sinh sống của mèo. Bao gồm tất cả các dụ cụ đựng thức ăn và nước uống cũng như hộp vệ sinh của chúng. Tốt nhất bạn nên dọn dẹp hộp vệ sinh hàng ngày.
Trong trường hợp nghiêm trọng, thú cưng của bạn có thể mất một số khả năng của mình. Ví dụ như mất thị lực hoặc thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn do ký sinh trùng trong não gây ra. Tuy nhiên, cho dù mèo của bạn bị mất thị lực hoặc thính giác. Chúng vẫn có thể có một cuộc sống bình thường.
Đừng quên chăm sóc và hỗ trợ mèo trong thời gian chúng điều trị. Bổ sung chất dinh dưỡng và các hợp chất thiết yếu. Để quá trình hồi phục của mèo được tốt nhất.
Lời kết:
Ký sinh trùng não ở mèo là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại di chứng. Do đó bạn nên chăm sóc và nuôi dưỡng mèo ở một môi trường lành mạnh và sạch sẽ. Để có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể mèo. Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về sức khỏe của mèo. Tốt nhất bạn nên đưa chúng đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn