Bọ chét cắn và dị ứng do bị bọ chét cắn là một tình trạng khá phổ biến ở mèo. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống của thú cưng. Để có thể tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn. Bạn hãy cùng Vpet.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng mèo mẫn cảm với bọ chét cắn hoặc viêm da do dị ứng bọ chét rất phổ biến. Trên thực tế, đây là căn bệnh ngoài da được chẩn đoán là phổ biến nhất ở vật nuôi. Dị ứng bọ chét thường phát triển khi mèo còn khá nhỏ, chỉ từ một đến năm tuổi. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay giống mèo. Nguyên nhân chủ chốt gây dị ứng cho mèo được cho là do nước bọt của bọ chét.
Vòng đời của bọ chét bao gồm: bọ trưởng thành, trứng ấu trùng và nhộng. Trong đó, bọ chét trưởng thành thường có cắn, nhưng chúng lại không thể sống lâu nếu không ký sinh trên động vật. Khi bọ chét trưởng thành sinh con, trứng của chúng sẽ rơi ra và ký sinh trên mèo. Chúng sẽ tiếp tục phát triển và sinh con trên cơ thể mèo. Cho đến khi số lượng bọ chét bị loại bỏ hoàn toàn.
Để trị bọ chét và dị ứng bọ chét cắn cho mèo thì có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, bạn cần phải cách ly con vật bị ký sinh với những động vật khác trong nhà. Nhằm tránh tình trạng bọ chét lây lan.
Khi mèo bị bọ chét cắn sẽ dẫn đến tình trạng viêm da nghiêm trọng. Trong y học, tình trạng này còn được gọi là pruritis (ngứa). Khi mèo bị bọ chét cắn một hay hai vết, trong một tuần vết cắn đã có thể gây ngứa. Vì vậy, các triệu chứng thường sẽ kéo dài ngay cả khi bác sĩ thú y đã tiến hành một số phương pháp trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn.
Hầu hết, những triệu chứng đều sẽ có dấu hiệu xấu đi theo độ tuổi của mèo. Các triệu chứng cũng sẽ xuất hiện theo đợt nhiều hơn. Đặc biệt là khi mèo mắc phải một tình trạng liên quan được gọi là viêm da thần kinh. Đây được hiểu là một vấn đề về hành vi do cảm giác lo lắng, có liên quan đến tình trạng mẫn cảm quá mức với bọ chét cắn.
Phần lớn, những chủ nuôi đều sẽ nhận thấy tình trạng ngứa và trầy xước xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng ở mèo. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như rụng lông, trên da có sự tồn tại của vảy. Đa số phần thân sau sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các phần khác trên cơ thể. Tuy nhiên, một khi bị dị ứng với bọ chét, chú mèo có thể bị tổn thương ở bất cứ đâu.
Việc chẩn đoán để hỗ trợ điều trị bọ chét và dị ứng do bọ chét ở mèo cần có sự can thiệp của lược chải. Bởi vì bọ chét và bụi bẩn rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường. Lúc này, bác sĩ thú y sẽ sử dụng lược chải bọ chét chuyên dụng để kiểm tra mèo của bạn.
Ngoài ra, kiểm tra da mèo cũng có thể phát hiện ve hoặc những bệnh ngoài da khác do vi khuẩn gây ra.
Trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn ở mèo là một việc hết sức cần thiết. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp và thuốc điều trị bọ chét trên thị trường. Hầu hết thuốc diệt bọ chét trưởng thành cần được sử dụng trong một thời gian dài và nên được lặp lại (theo chỉ định) để trị bọ chét liên tục.
Các phương pháp điều trị thường sẽ được áp dụng tại chỗ. Những phương pháp này thường chỉ áp dụng trên một khu vực nhỏ của cơ thể và không cho phép mèo chạm tới được, thường là sau cổ hoặc trên đầu – nơi mèo không thể liếm được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mèo dùng thuốc hoặc các sản phẩm có thể uống.
Sữa tắm diệt bọ chét cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị rất hữu hiệu. Nó có thể áp dụng cho cả những con non hoặc những chú mèo có tình trạng nhiễm bọ chét cấp tính. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý khi sử dụng chúng trong một thời gian dài.
Những chú mèo bị dị ứng với bọ chét có thể phải sử dụng steroid hoặc thuốc kháng histamine để chống lại sự mẫn cảm của vết cắn. Tương tự vậy, thuốc kháng sinh cũng có thể sẽ được kê nếu nhiễm khuẩn thứ phát phát triển do các vết loét hở.
Ngoài ra, việc điều trị bọ chét cho con vật sống ngoài trời là hầu như không thể. Vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc điều trị nếu mèo của bạn cứ liên tục ra khỏi nhà.
Hiện nay có một số loại thuốc trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn trên thị trường có chất lượng khá tốt, dưới dạng viên nén và hỗn hợp dịch. Những sản phẩm thuốc bôi này có ưu điểm là tác dụng nhanh và không để lại sản phẩm dư thừa trên lông mèo.
Dinotefuran và Pyriproxyfen (Hay còn được gọi là vectra)
Imidacloprid và Pyriproxyfen (Hay còn gọi Advantage II)
Một số loại thuốc uống được các bác sĩ thú y khuyến khích sử dụng định kỳ hàng tháng (dùng cả năm) như một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Các loại thuốc này bao gồm:
Lufenuron (Tên gọi khác là Program)
Nitenpyram (Tên gọi khác là Capstar)
Spinosad (Tên gọi khác là Comfortis)
Yếu tố quan trọng nhất trong việc trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn ở mèo là dùng thuốc đúng giờ và đều đặn. Tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm trị bọ chét liên tục nếu mèo của bạn quá mẫn cảm với bọ chét. Không tự ý thay đổi thuốc hay ngừng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ thú y.
Nếu được bác sĩ thú y kê toa thuốc bôi. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc và hạn sử dụng. Nên bôi ở những khu vực mèo không thể liếm được để tránh tình trạng mèo bị ngộ độc do thuốc. Hơn hết, bạn nên sử dụng vòng chống liếm cho mèo sau khi nó được bôi thuốc.
Tắm cho mèo thường xuyên bằng sữa tắm chuyên dụng trị bọ chét cũng là điều cần thiết. Nơi ở của mèo cần phải được vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn trong thời gian điều trị. Tránh trường hợp bọ chét rơi rớt trong nhà đang ẩn nấp và chờ thời cơ quay lại vật chủ.
Để không phải mất công điều trị bọ chét và dị ứng do bọ chét cắn, thì việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây là một số phương pháp phòng ngừa bọ chét hiệu quả cho mèo:
Hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo hoang, động vật không rõ nguồn gốc.
Tránh cho mèo đến những nơi kém vệ sinh, bụi rậm
Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nơi ở của mèo
Dùng thuốc định kỳ
Lời kết
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Vpet. Bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn