Kali trong máu thấp ở mèo là một tình trạng y tế nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy Kali trong máu thấp ở mèo là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này ở mèo? Đâu là cách điều trị hợp lý khi mèo mắc bệnh? Cùng Vpet.vn tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi này nhé!!!
Kali trong máu thấp ở mèo thường được bác sĩ thú y gọi là hạ Kali máu hoặc hạ Kali đường huyết. Nó xảy ra khi nồng độ Kali trong máu của mèo giảm xuống dưới mức quy định. Kali là một chất điện phân cần thiết được tìm thấy trong máu. Đây được xem là chất điện phân cần thiết của việc hoạt động các chức năng bình thường của cơ và hệ thống cơ thể.
Hạ Kali máu có thể xảy ra ở mèo bị bệnh hoặc mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong các trường hợp nhẹ đến trung bình, Kali trong máu thấp có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại cho mèo. Tuy nhiên, trong trường hợp trung bình hoặc nghiêm trọng hơn, Kali trong máu thấp dẫn đến yếu cơ và có thể khiến việc đi lại hoặc giữ thăng bằng ở đầu của mèo trở nên khó khăn.
Hạ Kali máu ở mèo trong một số trường hợp nghiêm trọng có khả năng gây tê liệt cơ và có thể ảnh hưởng đến phổi và tim. Khả năng gây rối loạn chức năng hô hấp và tim của bệnh có thể đe dọa tính mạng cho mèo. Những con mèo này sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Những con mèo có lượng Kali trong máu thấp có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trừ khi nồng độ Kali trong máu của mèo ở mức cực thấp hoặc tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì lúc này mèo mới xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Các triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến mức độ Kali thấp là suy nhược và không thể ngẩng đầu lên. Dẫn đến đầu bị xệ hoặc cổ cong bất thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng giảm Kali trong máu của mèo mà chúng sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng bao gồm:
Hôn mê
Chán ăn
Nôn mửa
Bệnh tiêu chảy
Giảm cân hoặc mất khối lượng cơ
Cơ thể suy yếu
Khó đứng dậy hoặc đi lại
Khó thở
Liệt cơ
Suy hô hấp
Rối loạn thần kinh và trầm cảm
Nhịp tim bất thường
Tim ngừng đập
Cơ thể không tăng trưởng
Tăng uống nước và đi tiểu
Một trong 3 lý do gây ra tình trạng hạ Kali trong máu: mèo đã tăng bài tiết Kali, ăn không đủ Kali hoặc Kali đang được phân phối lại trong cơ thể mèo. Ba lý do này có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng Kali trong máu thấp ở mèo bao gồm:
Bệnh thận mãn tính
Mất Kali do đi tiểu nhiều
Nôn mửa hoặc tiêu chảy quá nhiều và kéo dài
Bệnh tiểu đường và các tình trạng liên quan, bao gồm cả nhiễm toan ceton
Sử dụng insulin
Sử dụng glucose
Thiếu Kali trầm trọng trong chế độ ăn uống
Truyền dịch tĩnh mạch thiếu Kali
Biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng trầm trọng hoặc kéo dài
Các bệnh về rối loạn chuyển hóa, bao gồm cường giáp hoặc nhiễm kiềm
Một số loại ung thư, bao gồm cả các khối u tiết aldosteron
Ngộ độc bari
Tắc ruột
Các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như căng thẳng và lo lắng
Để chẩn đoán tình trạng Kali trong máu thấp của mèo, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra xem nồng độ Kali trong máu của mèo có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Bằng cách lấy máu và sử dụng các phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm. Mẫu máu của mèo sẽ được phân tích để tìm công thức máu hoàn chỉnh, bảng xét nghiệm hóa sinh và bảng điện giải.
Cùng với xét nghiệm máu, bác sĩ thú y cũng sẽ thu thập những thông tin về tiền sử y tế đầy đủ của mèo. Cùng với đó là những thông tin về bất kỳ triệu chứng nào bạn đã quan sát thấy hoặc các tình trạng có thể đã ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải của mèo.
Một cuộc khám sức khỏe định kỳ cho mèo cũng có thể sẽ được tiến hành. Nếu nồng độ Kali trong máu của mèo được xác định là thấp. Các bác sĩ thú y sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung cho mèo. Để xác định nguyên nhân cơ bản của tình trạng này một cách rõ ràng.
Các xét nghiệm chuyên sâu mà bác sĩ thú y sẽ thực hiện có thể là phân tích mẫu nước tiểu hoặc phân của mèo. Ngoài ra, nhân viên thú y cũng có thể sử dụng tia X-quang hoặc các kỹ thuật hình ảnh khác. Để xác định nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải của thú cưng của bạn
Phương pháp điều trị bệnh cho mèo bị Kali trong máu thấp có thể khác nhau. Vì sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bệnh cho mèo. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mèo của bạn sẽ cần phải nhập viện để được chăm sóc và điều trị kỹ lưỡng. Thời gian nằm viện của mèo có thể kéo dài. Vì có khả năng mèo của bạn bị suy hô hấp hoặc suy tim.
Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng cho chứng hạ Kali máu bao gồm:
Mục tiêu chính của điều trị hạ Kali máu là khôi phục nồng độ Kali về mức bình thường. Điều này thường được thực hiện với việc bổ sung Kali cho cơ thể mèo. Nếu mèo của bạn đủ khỏe, các chất sẽ được bổ sung thông qua đường uống.
Mèo của bạn sẽ yêu cầu theo dõi nồng độ Kali trong máu trong giai đoạn bổ sung ban đầu. Việc sử dụng các chất bổ sung Kali có thể là tạm thời. Nhưng cũng có thể phải sử dụng lâu dài do phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh cho mèo.
Quá trình bổ sung thường được dùng với liều lượng nhỏ cho mèo. Để giảm nguy cơ gián đoạn quá trình hoạt động của tim. Đồng thời, các bác sĩ cũng phải giám sát chặt chẽ quá trình cung cấp. Để giảm thiểu rủi ro cho mèo.
Có thể cung cấp oxy cho mèo bằng cách sử dụng ống, mặt nạ hoặc lồng oxy. Đây là phương pháp điều trị quan trọng đối với mèo đang bị khó thở. Liệu pháp oxy sẽ được cung cấp trong khi mèo nhập viện hoặc khi đến gặp bác sĩ thú y.
Phương pháp điều trị này sẽ chỉ được chỉ định nếu tình trạng mèo bị mất nước nghiêm trọng hoặc cần bổ sung Kali qua đường tĩnh mạch. Mặc dù dịch truyền tĩnh mạch được coi là một phương pháp điều trị phổ biến không có tác dụng phụ. Nhưng việc sử dụng các chất lỏng không chứa Kali có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Phương pháp điều trị này thường chỉ được sử dụng khi mèo được nằm viện.
Tiên lượng của mèo bị bệnh Kali trong máu thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh cho mèo. Với việc bổ sung Kali, mức phục hồi của mèo về mức bình thường khá dễ dàng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng của mèo sẽ cải thiện nhanh chóng khi lượng Kali trong máu được phục hồi.
Trong quá trình điều trị, những con mèo cần được đo nồng độ Kali trong máu khoảng 6 – 24h/lần. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ thú y trong quá trình hồi phục của mèo. Bao gồm việc sử dụng thuốc đúng liều lượng và quay lại để tái khám theo yêu cầu.
Nếu mèo cần bổ sung Kali trong thời gian dài, hãy đảm bảo mèo được bổ sung Kali theo đúng liều lượng được quy định. Đừng quên theo dõi chặt chẽ mèo của bạn để biết nồng độ Kali thấp hoặc cao. Trong những trường hợp này, mèo của bạn có thể cần được tái khám liên tục trong một thời gian dài.
Lời kết:
Hy vọng những thông tin trên đây về bệnh hạ Kali máu ở mèo sẽ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các “hoàng thượng” trong gia đình bạn. Đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé. Vpet.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn