Bệnh tích tụ Glycogen ở mèo là gì?

Thứ năm - 02/05/2024 22:19
Bệnh tích tụ Glycogen ở mèo là một bệnh chuyển hóa nguy hiểm, hiếm gặp, di truyền, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật.
Mục lục

Bệnh tích tụ Glycogen ở mèo được xem là một căn bệnh nguy hiểm. Nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của mèo. Tuy nhiên, căn bệnh này khá mới lại và có rất ít những con sen có cho mình thông tin về căn bệnh này. Hôm nay, Vpet.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này tại nhà thông qua bài viết này nhé!!!

Bệnh tích tụ Glycogen ở mèo là gì?

Bệnh tích tụ Glycogen ở mèo là một bệnh chuyển hóa hiếm gặp, di truyền, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Ở người và hầu hết động vật, tình trạng này rơi vào những phân loại khác nhau tùy thuộc vào loại thiếu hụt enzym. Phân loại thứ tư chỉ liên quan đến mèo. Do đó thường được gọi là bệnh tích tụ Glycogen loại IV hoặc GSD IV. Nhưng cũng có thể được gọi là bệnh Glycogenosis.

mèo bị tích tụ Glycogen

Các phân tử Glycogen thường hoạt động như một kho dự trữ carbohydrate. Ngoài ra còn có chức năng chuyển đổi thành glucose bất cứ khi nào cơ thể cần năng lượng. Tuy nhiên, sự tích tụ của một dạng glycogen bất thường sẽ gây ra hậu quả chết người. Nó gần như hoàn toàn được tìm thấy ở mèo Rừng Na Uy - một giống mèo nhà hiếm. Việc giao phối cận huyết ở những con mèo này để tạo ra dòng giống Mỹ dường như là nguyên nhân ban đầu của chứng rối loạn này.

Các triệu chứng có thể trở nên rõ ràng sau khoảng năm đến bảy tháng tuổi. Nhưng rối loạn biểu hiện phổ biến hơn khi mèo còn trong bụng mẹ. Gây ra thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh và chủ yếu do hạ đường huyết.

Các triệu chứng của bệnh tích tụ Glycogen ở mèo

Nếu mèo con sống sót sau khi sinh và giai đoạn sơ sinh, các triệu chứng của bệnh tích tụ Glycogen thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng từ năm đến bảy tháng tuổi. Các triệu chứng này là:

  • Sốt dai dẳng

  • Teo cơ

  • Cơ thể yếu ớt

  • Khó khăn trong việc di chuyển và ăn uống cuối cùng dẫn đến liệt tứ chi

  • Cơ thể không phát triển

  • Hạ đường huyết ngày càng nặng hơn

  • Hôn mê

mèo bị tích tụ Glycogen

Nguyên nhân của bệnh Glycogenosis ở mèo

Nguyên nhân gây ra bệnh tích tụ Glycogen  ở mèo ban đầu là do giao phối cận huyết. Điều này khiến dòng gen của mèo Rừng Na Uy bị thiếu hụt enzym phân nhánh glycogen để hỗ trợ quá trình chuyển hóa glycogen. Sau đó, các nhà lai tạo đã chọn lọc những con mèo khác, có quan hệ họ hàng gần để lai tạo với mèo Rừng Na Uy

Bệnh tích tụ Glycogen loại IV là do thiếu hụt enzym phân nhánh gây ra tình trạng không thể chuyển hóa glucose đúng cách. Từ đó dẫn đến sự tích tụ một dạng Glycogen bất thường trong cơ và gan. Rối loạn này dẫn đến việc hoạt động sai chức năng của các cơ quan quan trọng khác nhau trong cơ thể và gây ra thoái hóa cơ.

Chẩn đoán bệnh GSD IV ở mèo

Nếu nuôi mèo Rừng Na Uy, bạn nên đưa nó đi xét nghiệm GSD IV ngay lập tức. Vì có khả năng rất cao là mèo của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc là mang mầm bệnh.

Có một số xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ thú y sẽ thực hiện để chẩn đoán xác định cho mèo bị tích tụ Glycogen. Chúng bao gồm phân tích enzyme, xét nghiệm máu để xác định mức glycogen và creatine kinase trong cơ thể, điện tâm đồ (ECG). Để kiểm tra các bất thường của tim và phân tích nước tiểu.

Một thử nghiệm di truyền về bệnh GSD IV đã được phát triển để giúp xác định tình trạng của mèo con. Đồng thời còn để xem liệu một con mèo khỏe mạnh có phải mang mầm bệnh sớm hay không. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này cần các bác sĩ thú y phải có tay nghề và kinh nghiệm cao. Nếu bạn tìm được nơi để thực hiện thì đó sẽ là xét nghiệm tốt nhất. Để chẩn đoán bệnh cho mèo.

mèo bị tích tụ Glycogen

Điều trị bệnh tích tụ Glycogen ở mèo

Nếu con mèo của bạn được xác định mắc bệnh tích tụ Glycogen, tình trạng sức khỏe chính cần được điều trị là hạ đường huyết. Đây là sự thiếu hụt glucose trong máu với lượng đường thấp. Việc theo dõi chặt chẽ và thay đổi chế độ ăn nhiều carbohydrate sẽ là điều đầu tiên cần thực hiện cho mèo.

Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia thú y vẫn không tìm ra cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho mèo. Đồng thời,  những con mèo mắc bệnh sẽ có tỉ lệ cao tử vong. Nếu những con mèo con không chết trong lúc còn trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh, thì những con mèo này sẽ chết trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 tháng.

Nếu mèo của bạn được xác định là mang mầm bệnh, bạn cần phải điều trị hoặc triệt sản mèo ngay lập tức. Để ngăn ngừa tình trạng lây lan về mặt di truyền. Con mèo của bạn cũng cần được kiểm tra. Để bạn và bác sĩ thú y của bạn có thể chủ động kiểm soát các triệu chứng và xác định phương án xử lý khi cái chết xảy ra với mèo.

Những con mèo mắc bệnh đầu tiên có thể suy giảm về thể chất, hôn mê và suy tim. Bạn có thể cân nhắc đến việc không cung cấp oxy cho mèo khi chúng hôn mê. Để tránh cho mèo của bạn khỏi đau đớn.

Phục hồi bệnh Glycogenosis ở mèo

Tiên lượng cho những con mèo mắc bệnh tích tụ Glycogenosis tương đối thấp. Vì hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị chính thức cho căn bệnh này ở mèo. Đồng thời, những con mèo bị bệnh Glycogenosis sẽ bị chết.

Bệnh tích tụ Glycogen là một chứng rối loạn di truyền của mèo Rừng Na Uy. Do đó, chỉ những con mèo mang cho mình gen của mèo Rừng Na Uy chúng mới có nguy cơ mắc bệnh.

Chăm sóc mèo bị bệnh tích tụ Glycogen

Nếu mèo của bạn được phát hiện là vật chủ mang mầm bệnh. Điều quan trọng là con mèo này và bố mẹ của chúng không được mang đi lai tạo. Thay vào đó, bạn nên quan tâm và chăm sóc thật tốt cho mèo bị ảnh hưởng.

mèo bị tích tụ Glycogen

Trong quá trình điều trị và chẩn đoán, mèo của bạn cần được theo dõi theo dõi. Nếu mèo xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ thú y để mèo được điều trị.

Nếu bạn đang cân nhắc mua mèo con Rừng Na Uy từ một nhà lai tạo. Hãy đảm bảo chọn một nhà lai tạo có uy tín. Đừng quên hỏi những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của cặp sinh sản. Bao gồm liệu chúng và bố mẹ chúng đã được kiểm tra về bệnh tích tụ Glycogen loại IV hay chưa?

Lời kết:

Bệnh Glycogenosis được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Những con mèo mắc bệnh thông thường sẽ chết. May mắn thay, tỉ lệ những con mèo mắc căn bệnh này trên thế giới tương đối ít. Việc kiểm tra định kỳ đối với mèo Rừng Na Uy có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của chứng rối loạn này.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn