Da tróc vảy là một trong những căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở mèo. Đây có thể là tình trạng viêm da, rối loạn da thông thường, hoặc cũng có thể là một căn bệnh tiềm ẩn ở thú cưng. Tùy vào từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mà sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chăm sóc mèo bị da tróc vảy. Bạn hãy cùng Vpet.vn theo dõi bài viết ở dưới đây nhé!!!
Viêm da tróc vảy là một thuật ngữ y học miêu tả một nhóm các rối loạn da có thể có nguồn gốc từ một hay nhiều rối loạn tiềm ẩn khác nhau. Trong đó, tình trạng, mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị của mỗi cá thể sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, đều có chung một triệu chứng là da tróc vảy.
Vì vậy, viêm da tróc vảy không phải là một chẩn đoán chính mà chỉ là mô tả. Nó thường biểu thị tình trạng da bị lột quá mức hoặc bất thường. Đôi khi là tích tụ quá nhiều tế bào da chết, hoặc các tế bào đã mất khả năng bám vào nhau.
Diễn biến của tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu chú mèo của bạn đang mang thai. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức thay vì tự chọn thuốc điều trị cho mèo. Vì hiện nay trên thị trường, có nhiều loại thuốc dung cho da nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng mẹ.
Khi thú cưng của bạn mắc bệnh viêm da tróc vảy. Chúng sẽ có các biểu hiện cụ thể như sau đây:
Vảy có thể ở dạng hạt nhỏ như gàu hoặc dạng mảng lớn (vảy cứng)
Tích tụ tế bào da trên bề mặt ở dạng nhờn hoặc khô
Tróc vảy theo mảng lớn do bị lột tế bào da
Ngứa
Sự tích tụ của vảy có thể tìm thấy trên khắp da có lông, hoặc chỉ wor một số vùng khu trú
Các nang lông chứa nhiều dầu và tế bào da
Các mảnh vụn xung quanh các sợi lông tích tụ ngày càng nhiều
Nứt nẻ da và bị vi khuẩn xâm nhập vào da. Nguyên nhân là do quá nhiều vảy tróc và vảy cứng trên đầu mũi, méo bàn chân của thú cưng
Rụng lông
Nhiễm trùng da, đặc trưng bởi sự hiện diện của mủ
Mùi mỡ hôi
Móng và đệm bàn chân cũng sẽ bị ảnh hưởng
Khi nhận thấy thú cưng của mình có các triệu chứng trên. Bạn nên nhanh chóng đưa chúng đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và điều trị. Không nên tự ý mua thuốc bôi (đặc biệt là khi mèo đang mang thai). Vì đôi khi mèo sẽ bị xuất hiện một số tác dụng phụ do thuốc gây nên.
Đối với những chú mèo bị da tróc vảy sẽ có rất nhiều nguyên nhân chính gây nên. Trong một số trường hợp nhỏ, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ và được cho rằng là do bệnh tăng tiết bã nhờn vô căn. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của căn bệnh này được cho là do các yếu tố sau đây:
Thiếu vitamin A
Thiếu kẽm
Da và nang lông phát triển một cách bất thường
Da bị dày lên mà không rõ nguyên nhân
Mèo bị viêm tuyến bã nhờn
Dị tật bẩm sinh trong các vấn đề về da
Dị ứng (dị ứng do côn trùng, thực phẩm, phấn hoa,..)
Nhiễm ký sinh trùng, ghẻ lỡ
Nhiễm trùng da
Rối loạn hormone
Liên quan đến tuổi tác
Rối loạn dinh dưỡng và các phản ứng với thực phẩm
Các bệnh về hệ miễn dịch (cụ thể là bệnh pemphigus)
Tiểu đường
Các khối u ở da
Đầu tiên, bạn cần cung cấp đầy đủ và chi tiết về bệnh sử của mèo cho bác sĩ. Cũng như các dấu hiệu khởi phát và đặc điểm cụ thể của các triệu chứng. Để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn của chứng rối loạn da gây nên da tróc vảy, bác sĩ thú y sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm.
Bởi vì da tróc vảy là căn bệnh có nguyên nhân rất đa dạng. Vậy nên bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng chẩn đoán phân biệt. Quá trình bao gồm kiểm tra sâu ở các triệu chứng rõ ràng bên ngoài. NHằm loại trừ các nguyên nhân phổ biến cho đến khi có thể xác định chính xác nguyên nhân rối loạn và tìm được phương pháp điều trị thích hợp.
Các xét nghiệm tiêu chuẩn có thể sẽ được tiến hành như xét nghiệm công thức máu, phân tích thành phần sinh hóa, phân tích nước tiểu mèo. Những xét nghiệm này có thể sẽ được kiểm tra sâu và tiến hành lâu hơn nếu mèo đồng thời xảy ra các bệnh liên quan đến máu. Ví dụ như bệnh cường giáp, nhiễm nấm, ung thư hoặc nhiễm khuẩn máu.
Để đánh giá tình trạng da của thú cưng, các thủ thuật dưới đây có thể sẽ cần thiết
Cạo da và lấy mẫu đưa đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy nấm và vi khuẩn
Sinh thiết da
Dị ứng da, xét nghiệm bên trong da
Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng (nằm trên da)
Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ áp dụng thử nghiệm loại bỏ thành phần của thực phẩm. Nếu nghi ngờ đó là nguyên nhân gây nên bệnh.
Để việc điều trị diễn ra thành công và thuận lợi. Bác sĩ cần xác định nguyên nhân chính gây nên rối loạn và các bệnh đồng thời xảy ra. Hướng điều trị phổ biến nhất cho căn bệnh này là điều trị tại chỗ, cần bôi thuốc lên bề mặt da thường xuyên.
Tắm có thể loại bỏ được các lớp da tróc vảy trên bề mặt lông và da của mèo. Tuy nhiên, điều này có thể làm khô da, khiến cho tình trạng da trở nên tệ hơn. Vậy nên, thuốc bôi tại chỗ và thuốc mỡ cấp ẩm (để bổ sung độ ẩm cho da thú cưng) sẽ được kê đơn
Ngoài ra, sữa tắm có chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide cũng được khuyến khích sử dụng. Vì chúng có khả năng thay thế tế bào da bị tróc vảy rất tốt. Loại sữa tắm cụ thể nên sử dụng cho mèo sẽ được bác sĩ tư vấn để phù hợp với tình trạng bệnh của từng cá thể.
Trường hợp mèo bị một tình trạng bệnh khác xảy ra đồng thời với viêm da tróc vảy. Bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị thích hợp hơn. Ví dụ như trong trường hợp mèo bị nhiễm trùng da do vi khuẩn thứ phát. Thuốc kháng sinh có thể sẽ được kê đơn. Thuốc kháng nấm sẽ được sử dụng cho những trường hợp mèo bị nhiễm nấm. Thuốc kháng sinh trùng sẽ được sử dụng trong trường hợp mèo cần được loại bỏ ký sinh trùng.
Đối với trường hợp thiếu vitamin A hoặc kẽm, mèo có thể sẽ được bổ sung để cân bằng. Đối với tình trạng bị suy giáp, thyroxine có thể sẽ được bác sĩ kê đơn
Yếu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc mèo bị da tróc vảy là liệu pháp điều trị tại chỗ thường xuyên và thích hợp. Bạn nên tắm thường xuyên cho những chú mèo bị bệnh. Sau đó bôi thuốc mỡ cấp ẩm để da của thú cưng không bị khô ráp. Ngoài ra, tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn điều trị của bác sĩ thú y một cách nghiêm ngặt có thể giúp mèo phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Những chú mèo được chăm sóc tại nhà cần được cách ly với các động vật khác. Vì đôi khi, một số nguyên nhân bệnh có thể khiến viêm da tróc vảy lây lan.
Đừng quên bôi thuốc thường xuyên cho thú cưng theo đúng yêu cầu của bác sĩ thú y. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng trước khi bôi thuốc cho mèo của mình. Để tránh trường hợp mèo bị tác dụng phụ do liếm phải thuốc. Bạn nên sử dụng vòng chống liếm cho chúng sau mỗi lần bôi thuốc xong.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về da tróc vảy mà Vpet.vn muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn có thể có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn