Bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) là căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở mèo. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng thú cưng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều bệnh lý khác về da cho mèo. Tùy vào từng tình trạng và mức độ viêm, loét da, bác sĩ thú y sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc cho mèo bị bệnh Pemphigus. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng với Vpet.vn nhé!
Pemphigus là tên gọi chung của một nhóm các bệnh da tự miễn. Bao gồm bệnh loét da và tróc vảy da, cũng như các túi và nang chứa dịch (gọi là mụn nước) hay các tổn thương đầy mủ (mụn mủ)...Một số loại bệnh pemphigus cũng có thể gây ảnh hưởng đến các mô da của nướu.
Bệnh tự miễn được đặc trưng bởi sự tồn tại của các thể tự kháng. Tuy nhiên, nó lại chống lại các tế bào và mô lành mạnh của cơ thể (giống như tế bào bạch cầu hoạt động chống lại nhiễm trùng). Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào độ sâu của thể tự kháng trong các lớp biểu bì.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) này là một tình trạng có tên gọi là ly gai. Đây là nơi các tế bào da tách ra và phân hủy do kháng thể liên kết mô tích tụ trong không gian giữa các tế bào.
Có ba loại pemphigus có thể ảnh hưởng đến mèo bao gồm: pemphigus vảy lá, pemphigus ban đỏ và pemphigus thể thông thường.
Đối với bệnh pemphigus vảy lá, các thể tự kháng sẽ tích tụ trong các lớp ngoài cùng của lớp da và các vết phồng trên da sẽ hình thành một lớp da khỏe mạnh khác. Còn Pemphigus ban đỏ xảy ra khá phổ biến và tương tự như pemphigus vảy lá. Tuy nhiên, nó lại ít gây khó chịu hơn cho vật chủ. Mặt khác pemphigus thể thông thường lại có những vết loét sâu hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì thể tự kháng nằm sâu trong lớp biểu bì hơn so với hai dạng trên.
Tùy vào từng dạng bệnh mà các triệu chứng của bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) ở mèo cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng của từng dạng bệnh pemphigus mà bạn có thể tham khảo:
Pemphigus vảy lá
Vảy, mụn mủ, vết loét nông, thường tấy đỏ và gây ngứa da
Phát triển quá mức và gây nứt đệm bàn chân
Đôi khi xuất hiện mụn nước: các túi/nang chứa đầy dịch
Đầu, tai và đệm bàn chân là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nặng hơn, tình trạng này sẽ lan rộng ra khắp cơ thể
Nướu và môi có khả năng bị ảnh hưởng
Núm vú và giường móng sẽ bị ảnh hưởng
Sưng hạch bạch huyết, sưng toàn thân
Trầm cảm
Sốt nhẹ và què quặt
Đau và ngứa ở nhiều cấp độ khác nhau
Nhiễm khuẩn thứ phát do da bị nứt nẻ, loét
Pemphigus ban đỏ
Có nhiều triệu chứng giống như pemphigus vảy lá
Các vùng tổn thương thường bị giới hạn ở đầu, mặt và đệm bàn chân
Môi nhợt nhạt (phổ biến nhất trong ba dạng)
Pemphigus thể thông thường
Đây là loại bệnh pemphigus nghiêm trọng nhất trong ba loại bệnh
Loét ở nhiều mức độ
Da bị phồng rộp và tróc vảy
Nướu, da, môi đều bị ảnh hưởng. Thậm chí là lan rộng khắp cơ thể
Thường xuyên bị loét miệng, dẫn đến chán ăn
Bị ảnh hưởng nhiều ở vùng nách và háng
Đau và ngứa da
Bỏ ăn, trầm cảm, sốt
Nhiễm khuẩn thứ phát diễn ra khá phổ biến
Nguyên nhân phổ biến của bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) là do các thể tự kháng. Tức là khi cơ thể tạo ra các kháng thể với mô và tế bào khỏe mạnh như thể chúng đang mắc bệnh. Nhưng trong thực tế, điều này là không cần thiết vì chúng hoàn toàn khỏe mạnh.
Nguyên nhân thứ hai có thể là do thú cưng tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng một số giống dường như có khuynh hướng bị di truyền.
Đầu tiên, bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y đầy đủ và chi tiết về bệnh sử của mèo. Cũng như các dấu hiệu khởi phát của triệu chứng và các sự cố mà bạn cho rằng có thể dẫn đến tình trạng này. Tiếp đến, bác sĩ thú y sẽ khám sức khỏe toàn diện cho mèo của ban. Các xét nghiệm sẽ được tiến hành. Bao gồm xét nghiệm hóa học máu, xét nghiệm công thức máu đầy đủ, xét nghiệm chất điện giải và phân tích nước tiểu.
Đối với những chú mèo bị bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus). Kiểm tra da là một điều rất cần thiết. Một mẫu mô da của mèo sẽ được lấy và kiểm tra sinh thiết. Ngoài ra, mụn mủ và dịch được hút từ lớp vảy cứng cũng sẽ được đưa vào một miếng kính để chẩn đoán bệnh.
Khi các tế bào ly gai (các tế bào bị tách ra) và bạch cầu trung tính (tế bào bạch cầu) được tìm thấy thì đây được xem là một chẩn đoán tích cực. Việc nuôi cấy vi khuẩn của da cũng có thể được tiến hành để xác định và điều trị các nhiễm khuẩn thứ phát. Thuốc kháng sinh có thể sẽ được kê trong trường hợp nhiễm trùng thứ phát được phát hiện.
Với những chú mèo bị bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) nghiêm trọng. Chúng sẽ được bác sĩ thú y giữ lại bệnh viện để được chăm sóc và điều trị tích cực. Liệu pháp sử dụng steroid có thể sẽ được áp dụng trong một thời gian ngắn để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.
Nếu mèo được điều trị bằng liệu pháp corticosteroid và azathioprine thì nó bắt buộc phải sử dụng thực phẩm ít chất béo. Bởi vì những loại thuốc này có thể khiến mèo bị viêm tụy. Ngoài ra, đối với mỗi dạng Pemphigus, bác sĩ thú y sẽ có các phương pháp và thuốc điều trị khác nhau.
Tùy vào từng tình trạng bệnh. Bác sĩ thú y sẽ có lịch tái khám khác nhau. Có thể là một tuần một lần hoặc ba tuần một lần. Đối với những lần tái khám, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm máu tiêu chuẩn để quan sát và theo dõi sự tiến triển của việc điều trị. Một khi tình trạng bệnh có phần thuyên giảm, nó có thể chỉ cần tái khám một đến ba tháng một lần.
Một điều cần lưu ý là mèo bị bệnh da, tự miễn dịch (bệnh pemphigus) cần phải được tránh xa ánh mặt trời. Bạn nên sắp xếp một chỗ ở mới cho mèo, thoáng mát, sạch sẽ. Nhưng không bị ánh mặt trời chiếu tới. Hạn chế cho mèo tiếp xúc với các động vật khác khi đang được điều trị. Tránh tình trạng lây lan các vi khuẩn trên da.
Nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thuốc mà bác sĩ thú y đưa ra. Bạn phải cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Tránh tình trạng đột ngột ngừng thuốc hay tự ý thay đổi thuốc. Thực đơn của mèo cũng sẽ được bác sĩ thú y tư vấn cho phù hợp với các loại thuốc được kê. Cuối cùng, đừng quên đưa mèo tái khám theo đúng như yêu cầu của bác sĩ nhé!
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh Pemphigus mà Vpet.vn muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng thông qua những chia sẻ trên. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn