Nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis) là căn bệnh ngoài da không quá phổ biến ở mèo. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng nhưng lại là nguồn căn của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị của căn bệnh này. Vpet.vn sẽ cùng bạn tham khảo thêm về bài viết dưới đây nhé!
Malassezia pachydermatis là một loại nấm men, chúng thường được tìm thấy trên da và tai ở mèo. Tuy nhiên, nếu loài nấm này phát triển quá mức bình thường cho phép có thể gây nên viêm da cho thú cưng. Hiện nay ký do chính xác của căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Nhưng một điều rất chắc chắn là căn bệnh này có liên quan đến dị ứng, bã nhờn. Một số ý kiến của chuyên gia cho rằng, nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis) cũng có thể là do bẩm sinh và các yếu tố hormone gây nên.
Khi thú cưng của bạn bị nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis), chúng sẽ có các triệu chứng như sau:
Kích ứng da
Rụng lông nhiều
Da trơn, nhờn
Da có vảy
Các khu vực bị ảnh hưởng bệnh sẽ chuyển sang màu đỏ
Vị trí vết thương tiết dịch có mùi hôi
Các mảng da sẽ trở nên sẫm màu
Lớp biểu bì dày lên (trường hợp bệnh mãn tính)
Đây đều là các triệu chứng mà bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường khi tắm hay chăm sóc cho thú cưng. Nếu như bạn nhận thấy chúng có các triệu chứng trên. Bạn hãy nhanh chóng liên hệ với phòng khám thú y ngay nhé!
Mèo bị nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis) thường có hai dạng. Đó là dạng trưởng thành và chưa trưởng thành. Cả hai dạng này đều có thể liên quan đến việc mèo bị dị ứng thực phẩm hoặc do bọ chét gây nên.
Đối với mèo Rex, chúng khuynh hướng mắc phải tình trạng bất thường ở dưỡng bào và các loại da, lông. Đây có thể là một trong những yếu tố gây nên bệnh. Đối với mèo trưởng thành, bệnh thường liên quan đến các khối u tuyến ức và ung thư biểu mô tuyến gan và tụy.
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng gây nên bệnh bao gồm có các nhiễm trùng xảy ra đồng thời, độ ẩm và nhiệt độ cao.
Đầu tiên, bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử toàn diện của mèo. Bao gồm cả các dấu hiệu khởi phát của căn bệnh, cũng như các đặc điểm của các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho thú cưng của bạn. Các xét nghiệm hóa sinh, phân tích nước tiểu và xét nghiệm công thức máu sẽ được thực hiện. Điều này có thể giúp bác sĩ thú y chẩn đoán chính xác hơn trong việc mèo có bị xảy ra các bệnh đồng thời khác hay không
Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis) sẽ được thực hiện chi tiết hơn. Ví dụ như nuôi cấy sinh vật bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mô da nhỏ để làm xét nghiệm tế bào da. Một miếng gạc bông đã được tiệt trùng sẽ chạm vào vùng bị ảnh hưởng và nhuộm vùng đó bằng thuốc nhuộm Diff-Quik trên một tấm kính. Sau khi nhuộm xong, tấm kính này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra sự hiện diện của nấm men.
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây nên bệnh. Mà bác sĩ thú y sẽ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các cá thể mèo bị nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis). Nhưng sau cùng, mục đích của tất cả các liệu trình chữa bệnh đều là giúp giảm số lượng nấm men và vi khuẩn tồn tại trên da thú cưng.
Trường hợp bệnh quá nặng và mèo xảy ra đồng thời nhiều bệnh khác. Chúng sẽ được giữ lại bệnh viện để thuận tiện cho bác sĩ thú y quan sát và điều trị kịp thời. Còn lại hầu hết những chú mèo bị bệnh đều sẽ được điều trị ngoại trú.
Bác sĩ thú y sẽ đề xuất và tư vấn cho bạn các sản phẩm thuốc bôi nên dùng cho thú cưng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khuyến khích bạn sử dụng sữa tắm thuốc giúp loại bỏ các vảy bám trên da và giải quyết mùi hôi trên cơ thể mèo. Các tình trạng mèo bị nhiễm khuẩn xảy ra đồng thời sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và sữa tắm kháng khuẩn.
Mỗi lần tái khám, bác sĩ đều sẽ thực hiện một xét nghiệm tế bào da để xác định xem số lượng sinh vật gây bệnh có giảm đi hay không. Kích ứng da và mùi hôi ở mèo thường sẽ được loại bỏ chỉ trong một tuần điều trị.
Khi mèo được bác sĩ thú y cho phép điều trị tại nhà. Bạn cần tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định mà bác sĩ đưa ra. Thuốc bôi sẽ được kê đơn để điều trị. Bạn nên bôi thuốc cho mèo đúng giờ và đúng liều lượng. Thường xuyên bôi và đọc ký hướng dẫn cũng như hạn sử dụng trước khi bôi.
Không tự ý thay đổi thuốc bôi cho mèo. Trường hợp được người khác giới thiệu thuốc bôi vì mèo của họ cũng từng bị bệnh tương tự. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác cho mèo. Vì mỗi cá thể bị bệnh sẽ có các nguyên nhân khác nhau. Không nên áp dụng cùng một thuốc nếu như không hiểu rõ về nguyên nhân gây nên bệnh.
Sữa tắm thuốc cũng là một phương pháp điều trị hữu hiệu khi mèo bị nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis). Bạn nên tắm cho mèo thường xuyên bằng các sữa tắm thuốc được bác sĩ giới thiệu. Sau đó dùng thuốc bôi, bôi lên các vùng da bị bệnh. Lưu ý chỉ bôi vừa phải và thường xuyên. Không nên bôi quá nhiều, thuốc sẽ không được hấp thụ hết và còn lưu lại trên lông, da của mèo.
Trường hợp mèo tắm thường xuyên sẽ rất dễ bị khô da. Bác sĩ thú y có thể sẽ kê thuốc mỡ dưỡng ẩm cho mèo. Nhằm giúp mèo giảm bớt tình trạng da bị khô và đóng vảy.
Khi mèo đã được bôi thuốc điều trị nhiễm nấm (Malassezia pachydermatis). Bạn nên sử dụng vòng cổ chống liếm để tránh tình trạng mèo bị tác dụng phụ do liếm phải thuốc.
Con vật đang được điều trị cần được có một nơi ở mới và nên cách ly với những vật nuôi khác trong nhà. Tránh trường hợp mèo lây lan vi khuẩn cho những cá thể khỏe mạnh. Hơn hết, nếu mèo bị bệnh đang có con nhỏ. Bạn nên cách ly chúng với mẹ cho đến khi việc điều trị kết thúc và mèo mẹ đã hoàn toàn bình phục.
Nếu trường hợp mèo bị nhiễm nấm đang mang thai, bạn nên thông báo với bác sĩ. Bởi vì hiện nay có một số loại thuốc bôi ngoài da có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi.
Thường xuyên đưa mèo đi tái khám theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Tình trạng tái phát sẽ có thể diễn ra nếu các nguy cơ tiềm ẩn chưa được giải quyết hết. Nếu trong quá trình chăm sóc, bạn nhận thấy thú cưng có điều gì bất thường. Thậm chí là không có dấu hiệu khỏe lại. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn hoặc thay đổi phương pháp điều trị mới phù hợp hơn.
Lời kết
Hy vọng thông qua những chia sẻ này của Vpet.vn. Bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc thú cưng của mình!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn