Cũng giống như con người chúng ta, những con mèo cũng có thể phát triển căn bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp ở mèo được biết đến là một căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của mèo nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp ở mèo? Phương pháp điều trị cho mèo bị bệnh là như thế nào? Cùng Vpet.vn tìm hiểu và giải đáp cho những câu hỏi này nhé!!!
Bệnh cao huyết áp hay còn được gọi là chứng huyết áp cao. Tình trạng bệnh xảy ra khi lực đẩy của máu vào các động mạch liên tục tăng cao. Cũng giống như ở người, huyết áp của mèo cũng có giá trị trung bình và có thể đo được.
Khi tình trạng bệnh này được gây ra bởi một bệnh lý khác, nó sẽ được gọi với các tên tăng huyết áp thứ cấp. Những con mèo già sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp hơn. Tuy nhiên, mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể phát triển tình trạng này.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, huyết áp tăng cao của mèo không có nguyên nhân cơ bản nào. Đây được gọi là tăng huyết áp nguyên phát hoặc vô căn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát được đưa ra. Có nghĩa là tình trạng huyết áp cao của mèo là biểu hiện của một căn bệnh tìm ẩn bên trong cơ thể mèo. Những con mèo già sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp hơn. Tuy nhiên, mèo ở mọi lứa tuổi đều có thể phát triển tình trạng này.
Nếu không được điều trị, tăng huyết áp là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của mèo. Đồng thời, bệnh còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến mắt, hệ thần kinh, thận và tim. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra huyết áp của mèo thường xuyên khi đến bác sĩ thú y định kỳ. Để có thể ngăn ngừa mọi vấn đề do thay đổi huyết áp.
Thật không may, những con mèo thường không có dấu hiệu cảnh báo về bệnh cao huyết áp. Đồng nghĩa với việc những mèo bị huyết áp cao sẽ không có biểu hiện gì cho đến khi tình trạng nghiêm trọng. Thông thường, các triệu chứng của mèo sẽ do nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp.
Các triệu chứng của mèo khi chúng phát triển bệnh bao gồm:
Nôn mửa
Lông xỉn màu
Ăn mất ngon
Cơn khát tăng dần
Tăng đi tiểu
Máu trong nước tiểu
Giảm cân
Bùng nổ mạch máu trong mắt và mù đột ngột
Bong võng mạc
Tuyến giáp mở rộng ở cổ
Chảy máu mũi
Thận sưng hoặc co lại
Mất phương hướng
Co giật
Đi lại khó khăn
Khó thở
Tiếng thổi tim
Đột quỵ
Nếu mèo bị bệnh cường giáp, tuyến giáp của mèo có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
Hầu hết mèo bệnh cao huyết áp ở mèo đều có nguyên nhân cơ bản. Hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất là cường giáp cấp tính và bệnh thận. Theo các thông tin nghiên cứu, có đến 87% mèo bị cường giáp và 65% mèo bị suy thận sẽ xuất hiện tình trạng cao huyết áp. Cùng với đó, tăng huyết áp ở mèo sẽ xảy ra ở những con mèo có độ tuổi từ 4 – 20.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây bệnh là:
Béo phì
Sản xuất quá mức aldosterone (một loại hormone tuyến thượng thận)
Khối u tuyến thượng thận
Căng thẳng
Tiểu đường
Thay đổi nội tiết tố
Chẩn đoán sơ bộ được thực hiện bằng cách đo huyết áp của mèo. Các bác sĩ thú y sẽ thực hiện bằng cách đặt vòng bít vào chân hoặc đuôi của mèo. Hai phép đo được thực hiện:
Áp suất tâm thu hay còn gọi là áp suất trong động mạch khi tim co bóp
Áp suất khi tim nghỉ giữa các nhịp đập và chứa đầy máu.
Những thông số tiêu chuẩn cho huyết áp của mèo:
150/95 trở xuống: đối với chỉ số này mèo sẽ không gặp nhiều rủi ro và cũng không cần phải điều trị.
150/99 – 159/95: đây là chỉ số huyết áp bình thường ở mèo
160/119 – 179/100: đây là chỉ số biểu hiện huyết áp của mèo đang tăng lên. Lúc này mèo cần được điều trị để hạn chế những tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể
180/120 trở lên: mèo cần phải được điều trị nhanh chóng để có thể hạn chế những biến chứng nghiêm trong xảy ra đối với mèo
Thông thường, các bác sĩ thú y sẽ thực hiện từ 5 – 7 lần đo cho mèo. Các bác sĩ sẽ không ghi nhận ngay kết quả ở lần đo đầu tiên. Vì mức độ phản ứng của mèo sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian. Nếu kết quả giữa các lần đo quá chênh lệch, các bác sĩ thú y sẽ phải tiến hành đo lại cho mèo.
Ngoài ra, xét nghiệm toàn bộ máu sẽ được thực hiện cho mèo để tìm ra nguyên nhân cơ bản. Hầu hết các bác sĩ thú y cũng sẽ phân tích nước tiểu và đánh giá mức độ hormone tuyến giáp.
Điều trị được bắt đầu nếu tình trạng bệnh cao huyết áp của mèo đang ở mức nghiêm trọng. Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ giải quyết bất kỳ bệnh tiềm ẩn nào như suy thận mãn tính (CRF) hoặc cường giáp. Các phương pháp điều trị thường bao gồm các loại thuốc có tác dụng thư giãn, mở rộng mạch máu của mèo và giảm sức cản của dòng máu. Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển (ACE) là những loại thuốc chính.
Thuốc lợi tiểu cũng có thể được sử dụng đối với mèo. Để làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, do đó làm giảm huyết áp. Với những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát được tình trạng huyết áp cao của mèo và đôi khi có thể hồi phục.
Chế độ ăn uống cũng là một phương pháp được áp dụng để điều trị tăng huyết áp. Hầu hết những con mèo bị bệnh sẽ được áp dụng chế độ ăn ít natri. Nếu mèo bị béo phì, bác sĩ thú y sẽ chỉ định một chế độ ăn uống giảm cân. Quá trình giảm cân của mèo sẽ được các bác sĩ theo dõi thường xuyên.
Sau khi bắt đầu điều trị, bác sĩ thú y sẽ theo dõi huyết áp của mèo để xem nó có cải thiện hay không. Đồng thời sẽ phải đảm bảo huyết áp của mèo không xuống quá thấp. Trong trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể phải nhập viện để theo dõi chặt chẽ cho đến khi tình trạng bệnh được ổn định. Trong tình huống nghiêm trọng, thuốc sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch cho mèo.
Nhìn chung, sức khỏe của những con mèo bị cao huyết áp khá tốt nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, mèo của bạn có thể sẽ tử vong. Do đó, việc quan sát và phát hiện kịp thời bệnh cho mèo là vô cùng quan trọng.
Ở những con mèo có huyết áp cao được phát hiện sớm và bắt đầu chương trình điều trị ngay lập tức. Nếu không kiểm soát bệnh tốt và ngăn ngừa các biến chứng, mèo rất dễ gặp những tổn thương về mắt.
Mặc dù sẽ rất khó để những con mèo bị bệnh di chuyển, nhưng việc tập thể dục cũng quan trọng đối với mèo cũng như ở người bị bệnh. Vì béo phì thường gây ra tăng huyết áp. Do đó, việc hoạt động hằng ngày cũng sẽ giúp cơ thể mèo khỏe mạnh và tránh béo phì.
Việc kiểm soát bệnh cao huyết áp ở mèo sẽ tập trung vào việc giảm cung lượng tim và sự giãn nở của các mạch máu. Cả thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống sẽ được áp dụng với mèo. Bao gồm cả chế độ ăn uống, đều được kê đơn.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ rất hiệu quả trong việc giải quyết bệnh cơ bản và các triệu chứng biểu hiện của mèo. Một chế độ ăn uống của mèo cân bằng là chế độ ăn mà mèo được cung cấp đủ vitamin C và E. Vitamin C và E đều hữu ích trong việc giảm huyết áp.
Một biện pháp lối sống khác được khuyến khích là giữ cho môi trường và thói quen của mèo càng ít căng thẳng càng tốt. Mèo cần được phát triển mạnh trong môi trường ổn định và yên tĩnh.
Lời kết:
Chứng cao huyết áp ở mèo là một tình trạng y tế khá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mèo nếu không được điều trị kịp thời. Để có thể bảo vệ mèo khỏi căn bệnh này, bạn nên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của các sĩ. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể tìm hiểu thêm thông tin về các giống vật nuôi trên thế giới nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn