Da và niêm mạc xanh tím ở mèo là căn bệnh rất đa dạng nguyên nhân. Tiên lượng của bệnh thường là không tốt. Vì vậy, mèo cần được phát hiện và điều trị sớm để có khả năng giảm bớt biến chứng. Để tìm hiểu rõ hơn về hội chứng này, Vpet.vn sẽ cùng bạn tham khảo bài viết sau.
Da và niêm mạc xanh tím xảy ra khi lượng hemoglobin oxy hóa không đủ. Tức là các phân từ mang oxy đưa đến các mô không đủ với nhu cầu của cơ thể hoặc do mèo đang gặp các bất thường ở haemoglobin.
Mèo khi mắc chứng xanh tím do các bệnh có liên quan đến phổi, đường hô hấp và bệnh tim ở mức độ nặng sẽ có tiên lượng rất xấu.
Tiếng thổi tim
Có tiếng tách nhỏ khi nghe phổi
Tiếng tim bị bóp nghẹt
Âm thở nặng nề khi hít vào
Ho khạc
Khó thở
Các chi có mạch đập yếu hoặc không có mạch
Các chi có màu xanh tím, lạnh, nhợt nhạt
Cơ thể yếu
Liệt nhẹ hoặc liệt hoàn toàn các chi sau
Thanh quản: Có thể do bị liệt, suy sụp, co thắt, sưng, ung thư, viêm mãn tính hoặc gặp các chấn thương
Khí quản: Tồn tại vật lạ hoặc bị chấn thương, không phát triển bình thường
Đường hô hấp dưới: Có thể bị viêm phổi do nhiều nguyên nhân, dị ứng, hen suyễn, ung thư, bầm tím phổi, rắn cắn, điện giật, ký sinh trùng, đuối nước,…
Khoang màng phổi: Do tích tụ khí trong ngực, nhiễm trùng, mủ trong khoang ngực, ung thư…
Thành ngực hoặc cơ hoành: Liên quan đến các dị tật bẩm sinh như thoát vị xung quanh tim hay xung qua cơ hoành, do chấn thương, bệnh thần kinh cơ
Dị tật bẩm sinh
Liên quan đến van hai lá, bệnh về cơ tim
Dịch tích tụ quanh tim
Tắc nghẽn mạch máu phổi do cục máu đông
Tăng huyết áp phổi
Bệnh mạch máu ngoại biên
Rối loạn chức năng của cuống não: do sưng não, chấn thương, ung thư, xuất huyết não hoặc trung tâm hô hấp bị suy yếu do sử dụng thuốc
Rối loạn chức năng tủy sống: do bị sưng, chấn thương, trượt đĩa đệm, gãy xương sống
Rối loạn chức năng thần kinh cơ: do mèo sử dụng quá liều thuốc gây tê, liệt do bị bọ ve cắn, ngộ độc
Methemoglobin không liên kết với các phân tử oxy mà liên kết với các phân tử nước
Nồng độ methemoglobin cao trong các tế bào hồng cầu. từ đó gây ra tình trạng thiếu oxy mô do mèo bị giảm khả năng vận chuyển oxy máu.
Thiếu hụt NADH – methemoglobin reductase bẩm sinh: đây là sự thiếu hụt enzyme khử nội bào có chức năng giữ mức methemoglobin dưới 2%, ngăn ngừa chứng xanh tím
Liên quan đến việc mèo tiêu hóa các hóa chất oxy hóa như: thuốc nhuộm anilin, dapsone,acetaminophen, nitrite, benzocaine, sulfonamide, phenacetin.
Bởi vì các nguyên nhân gây ra chứng da và niêm mạc xanh tím ở mèo rất đa dạng. Vì vậy bác sĩ thú y sẽ dựa vào từng nguyên nhân mà đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Trước khi tiến hành chẩn đoán bệnh. Bác sĩ thú y sẽ ổn định mức oxy cho mèo đầu tiên. Liệu pháp này thường được thực hiện trong ICU – khoa hồi sức tích cực. Mèo sẽ được đặt trong lồng trang bị oxy. Khi tình trạng của mèo được ổn định. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mèo.
Một loạt các xét nghiệm sẽ được tiến hành nhằm chẩn đoán da và niêm mạc xanh tím cho mèo. Xét nghiệm hóa học máu, xét nghiệm công thức máu, phân tích nước tiểu, đo điện tim và chụp X-quang ngực và xét nghiệm chất điện giải. Các xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ thú y có thể xác định nguyên nhân nền gây nên bệnh. Cùng với đó, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra các bệnh đồng thời mà mèo đang mắc phải.
Ngoài ra siêu âm tim với Doppler cũng sẽ được tiến hành nếu như bác sĩ thú y nghi ngờ mèo có bệnh liên quan đến tim hoặc phổi.
Bác sĩ cũng có thể sẽ soi thanh quản hoặc phế quản của mèo. Nếu nghi ngờ mèo có bệnh ở phế quản, nó sẽ được tiến hành rửa tĩnh mạch, phế quản nang hoặc chọc hút phổi bằng ống kim nhỏ. Đối với trường hợp rối loạn khoang màng phổi, mèo cần được nội soi vùng ngực.
Một trong những dấu hiệu rõ ràng của bệnh là máu sẽ có màu tối hơn so với máu bình thường. Một mẫu máu nhỏ ở động mạch sẽ được lấy để phân tích khí máu tại phòng thí nghiệm. Ngoài ra, mẫu thở của mèo cũng góp phần giúp bác sĩ thú y tìm ra nguồn gốc bệnh.
Nếu trường hợp mèo được chẩn đoán là mắc chứng da và niêm mạc xanh tím nặng. Nó cần phải nhanh chóng nhập viện để được điều trị tích cực và ngăn ngừa các biến chứng. Đầu tiên, mèo cần được giữ cho ổn định bằng cách bổ sung, cân bằng oxy trong lồng thở.
Bởi vì nguyên nhân gây chứng xanh tím rất đa dạng. Nên bắt buộc bác sĩ thú y phải thực hiện các biện pháp loại trừ nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân và loại bệnh, bác sĩ thú y sẽ kê thuốc phù hợp cho mèo.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc không phải là phương pháp tối ưu nhất. Đặc biệt là các rối loạn có liên quan đến gãy xương, chấn thương, xuất huyết, ung thư…. Trong những trường hợp đặc biệt như thế, mèo sẽ được lựa chọn phương pháp phẫu thuật để được điều trị tốt nhất.
Mèo khi được bác sĩ thú y cho phép điều trị ngoại trú. Nó cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu mà bác sĩ thú y đưa ra. Hạn chế tối đa hoạt động của mèo trong suốt thời gian điều trị. Kể cả sau thời gian đó, mèo vẫn nên hạn chế các hoạt động mạnh và quá sức.
Thực đơn của mèo cũng cần được đổi mới và thiết lập lại hoàn toàn. Mèo mắc chứng da và niêm mạc xanh tím cần có chế độ ăn nhạt. Những thực phẩm sử dụng cho mèo ăn cần ít muối và ít phụ gia nếu nó được chẩn đoán có liên quan đến bệnh tim.
Trong suốt quá trình chăm sóc mèo tại nhà. Bạn cần quan sát mèo chặt chẽ. Nếu nhận thấy màu sắc của nướu không bình thường (màu tím và màu trắng). Bạn nên nhanh chóng gọi điện cho bác sĩ thú y để được tư vấn và thay đổi lịch tái khám gần hơn
Lời kết
Để đảm bảo thú cưng của mình luôn khỏe mạnh. Bạn đừng quên đưa chúng đi khám định kỳ mỗi năm hai lần tại các cơ sở thú y uy tín nhé!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn