Thoái hóa giác mạc là căn bệnh về mắt phổ biến ở mèo. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở những con mèo lớn tuổi. Thoái hóa giác mạc thường gây ra những tổn thương đến mắc của mèo và có thể gây ra tình trạng mù tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó những con mèo bị bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!
Giác mạc ở mắt mèo có chức năng và cấu trúc giống như ở mắt người. Nó là một lớp niêm mạc trong suốt bao phủ mặt trước của nhãn cầu. Giác mạc có chứa mống mắt, đồng tử, thủy tinh thể, võng mạc và dây thần kinh thị giác, màng cứng và phần trắng của mắt. Giác mạc được nối liền với phần trắng của mắt, bao gồm cả phần còn lại bên trong nhãn cầu của mèo.
Thoái hóa giác mạc là biểu hiện của căn bệnh về mắt ở mèo. Căn bệnh này thường xảy ra đối với những con mèo già có tuổi thọ cao. Vì căn bệnh này hình thành do sự thoái hóa của các mô tế bào giác mạc. Làm cho giác mạc của mèo viêm nhiễm và bị tổn thương.
Tình trạng thoái hóa này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt của mèo. Các tình trạng như sẹo và viêm cấp tính hoặc mãn tính có thể liên quan đến thoái hóa. Chứng thừa lipid (phân tử hòa tan trong chất béo) hoặc lắng đọng canxi cũng có thể xảy ra ở mèo và gây ra thoái hóa. Nhưng tình trạng này hiếm khi gặp ở mèo và thường xuất hiện dưới dạng thoái hóa thứ cấp.
Rất khó phát hiện các dấu hiệu thoái hóa ở mèo do mắt của chúng có khả năng kháng viêm. Điều này có nghĩa là bất kỳ chấn thương hoặc rối loạn nào ở mắt của mèo đều cần được điều trị ngay trước khi xảy ra tổn thương vĩnh viễn hoặc mù lòa.
Những con mèo bị thoái hóa giác mạc thường phát triển nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, những con mèo mới phát triển bệnh ở giai đoạn đầu thường không phát triển triệu chứng. Chỉ khi bệnh trở nặng, những con mèo mới có thể phát triển những triệu chứng của mình.
Những triệu chứng của mèo có thể là:
Tăng tiết nước mắt hoặc giảm sản xuất nước mắt một cách bất thường
Tiết dịch từ mắt có màu xám, vàng, xanh lá cây hoặc màu đỏ sẫm giống gỉ sét trông giống như máu khô
Giác mạc thô ráp
Nheo mắt
Sự khác biệt về kích thước giữa hai mắt
Thay đổi màu sắc hoặc độ trong suốt của mắt
Hình dạng đường viền bất thường nơi giác mạc hòa vào màng cứng (phần lòng trắng của mắt)
Tổn thương trên mắt
Đập đầu vào đồ vật
Một trong những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa giác mạc ở mèo là do lipid lắng đọng trong mô bên dưới giác mạc. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng bệnh này ở mèo như:
Vết rách ở giác mạc
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)
Virus bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
Virus viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP)
Virus herpesvirus ở mèo (FHP)
Vi khuẩn Chlamydia ở mèo
Vi khuẩn Mycoplasma mèo
Bệnh ký sinh trùng có tên Toxoplasmosis
Nấm men Cryptococcus
Viêm màng bồ đào
U ác tính
Bệnh tăng nhãn áp
Đục thủy tinh thể
Bong võng mạc do tăng huyết áp
Tăng sắc tố ở mắt
Chấn thương
Thiếu phốt pho trong máu
Thông thường, các bác sĩ thú y có thể chẩn đoán thoái hóa giác mạc cho mèo dựa vào tiền sử bệnh và triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ thú y cũng có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm khác. Mắt của mèo bị bệnh sẽ được phủ lên một lớp fluorescein. Đây là một loại thuốc nhuộm có màu da cam. Loại thuốc này có thể nhìn thấy được trong ánh sáng xanh để giúp phát hiện ra những tổn thương hoặc vật thể lạ trong giác mạc của mèo.
Việc kiểm tra mắt của mèo có thể phát hiện tình trạng giác mạc của mèo bị loét hoặc phù nề. Mức độ phù nề của mèo sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh của mèo. Nếu herpesvirus-1 là nguyên nhân gây ra tình trạng này, mèo sẽ cần phải được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị cho mèo.
Bác sĩ thú y của bạn có thể muốn thu thập một mẫu tế bào kết mạc hoặc giác mạc để kiểm tra kỹ hơn bằng kính hiển vi. Việc phát hiện ra các tế bào bạch cầu cho thấy có một sinh vật lạ trong mắt và mèo cần phải kiểm tra thêm. Sinh thiết cũng có thể cần thiết để xác định bất kỳ virus hoặc vi khuẩn nào gây ra bệnh cho mèo.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu và tế bào hóa sinh cho mèo. Để có thể kiểm tra xem mèo có mắc những căn bệnh nào khác hay không.
Nếu phát hiện mèo mắc bệnh về mắt, các bác sĩ thú y sẽ xem xét tình trạng bệnh của mèo. Nếu mèo mắc bệnh nghiêm trọng, chúng sẽ được chuyển sang cho các bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị.
Những tế bào giác mạc của mèo bị tổn thương có thể dùng thuốc kháng virus tại chỗ cho đến khi lớp tế bào tự bong ra. Tuy nhiên, một thủ thuật phẫu thuật được gọi là Photorefractive Keratectomy cũng có thể được thực hiện với mèo.
Phẫu thuật Photorefractive Keratectomy ở mèo rất giống với phẫu thuật LASEK ở người. Các tế bào bị ảnh hưởng của giác mạc được loại bỏ bằng cách sử dụng tia laser ở nhiệt độ cực thấp. Quy trình này ngăn không cho tổn thương ăn sâu vào mắt và cũng giúp giảm đau cho mèo.
Tuy nhiên, nếu tổn thương đã xâm nhập quá sâu vào mắt, các tế bào bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ và ghép mô. Mảnh ghép có thể được lấy từ kết mạc của chính con mèo hoặc giác mạc của người hiến tặng, hoặc có thể sử dụng đĩa sinh học hoặc collagen tổng hợp.
Đối với những con mèo bị thừa mỡ trong máu hoặc thừa canxi khiến mèo bị giảm thị lực sẽ được điều trị bằng phương pháp cạo giác mạc hoặc phẫu thuật loại bỏ một phần giác mạc. Các loại thuốc bổ sung có thể sẽ được kê đơn cho mèo. Để giải quyết bất kỳ tình trạng cơ bản nào ảnh hưởng đến sự thoái hóa của giác mạc.
Sau khi điều trị, mèo cần được chăm sóc một cách thích hợp và khoa học. Để có thể ngăn ngừa tình trạng tái phát hoặc thoái hóa thêm của giác mạc ở mèo. Có năm điều bạn cần lưu ý để giúp giữ cho đôi mắt của mèo khỏe mạnh và an toàn.
Tiếp tục cho mèo uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị và phục hồi. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y sẽ giúp mèo có thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Đồng thời ngăn ngừa bất kỳ những biến chứng nào có thể dẫn đến tình trạng bệnh của mèo tồi tệ hơn trước.
Khi theo dõi sức khỏe mắt của mèo tại nhà, bạn cần phải kiểm tra mắt theo các tiêu chí: Mắt phải sáng và rõ
Đồng tử có kích thước bằng nhau
Chảy nước mắt ít hoặc không chảy nước mắt
Mí mắt hồng hào khỏe mạnh
Màng lót góc trong của mắt không bị lồi ra ngoài.
Nếu tình trạng mắt của mèo không đạt đúng tiêu chuẩn này, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Giữ cho mèo càng không bị căng thẳng càng tốt. Vì tình trạng này có thể tái phát do virus herpesvirus sẽ phát triển mạnh khi mèo bị căng thẳng.
Các bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo bạn dùng thức ăn thương mại dành riêng cho mèo trên thị trường. Đồng thời không được thay đổi thức ăn đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt taurine trong chế độ ăn uống. Các bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn đâu là loại thức ăn mà mèo cần để có sức khỏe tốt cho mắt.
Việc chẩn đoán các vấn đề về thị lực ở mèo có thể gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ. Vì mắt của mèo có khả năng chống viêm mắt bẩm sinh. Do đó, điều rất quan trọng là mèo của bạn phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu thoái hóa giác mạc hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Vấn đề về thị lực được xác định và chẩn đoán càng sớm thì điều trị càng thành công.
Lời kết:
Đối với những căn bệnh về mắt mèo cần được điều trị và chăm sóc kỹ lưỡng. Bất kì những tổn thương hay hành vi bất thường nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mèo lúc này. Do đó, bạn cần phải quan sát và theo dõi kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của mèo. Đừng quên đưa mèo đi tái khám định kỳ để các bác sĩ có thể kiểm tra tình hình phục hồi ở mắt của mèo nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn