Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng thường xuyên xảy ra ở mèo. Ở một số phương diện, đây có thể xem là bệnh lý bình thường của các chú mèo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể sẽ bị mù vĩnh viễn. Để hiểu rõ hơn về chứng tăng nhãn áp ở mèo, bạn có thể cùng Vpet.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!!!
Bệnh tăng nhãn áp miêu tả tình trạng áp lực cao xảy ra ở trong mắt của mèo. Tuy nhiên, các dịch tiết ra lại không thể thoát khỏi mắt một cách bình thường. Từ đó, khiến cho mắt của mèo phải chịu thêm nhiều áp lực. Trường hợp mèo mắc bệnh mãn tính cùng với các áp lực thường xuyên lên dây thần kinh thị giác có thể sẽ gây tổn thương rất lớn cho mèo. Nếu tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác không được điều trị sớm, khả năng cao sẽ dẫn đến mù lòa cho mèo.
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo thường có hai dạng chính: Nguyên phát và thứ phát. Các triệu chứng của bệnh nguyên phát thường xảy ra đột ngột. Nguyên do là các dịch được tiết ra không thể chảy qua các góc lọc của mắt.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh thần kinh thị giác nguyên phát ở mèo
Áp lực trong mắt mèo cao
Mắt thường nhấp nháy
Nhãn cầu có thể sẽ bị lùi vào sâu
Các mạch máu ở mắt sẽ nổi rõ trên nền lòng trắng mắt
Trước mắt xuất hiện các khoảng mờ
Đồng tử bị giãn nở. Cũng có thể sẽ không có phản ứng với ánh sáng
Mất thị lực dần dần
Các triệu chứng khi mèo bị bệnh tăng nhãn áp mãn tính
Chứng mắt trâu – nhãn cầu sẽ giãn rộng
Thị lực mất
Thoái hóa bên trong mắt
Các triệu chứng của bệnh thứ phát hoặc do nhiễm trùng mắt thứ phát gây ra
Áp lực trong mắt cao
Các mạch máu trong lòng trắng lộ rõ
Xuất hiện các khoảng mờ trước mắt
Các mảnh vụn viêm có thể thấy ở trước mắt
Đồng tử bị co lại
Mống mắt bị dính lại vào giác mạc hoặc xuất hiện thấu kính mắt
Cạnh của mống mắt sẽ dính tròn vào thấu kính mắt
Ngoài ra, mèo còn có thể có một số biểu hiện khác như:
Đau đầu – mèo thường sẽ dụi đầu vào đâu đó để làm giảm áp lực
Chán ăn, bỏ bữa
Thay đổi tâm lý, thái độ
Thường xuyên nằm và ít tương tác với mọi người như thường ngày
Áp lực cao trong mắt xảy ra khi dòng chảy của dịch tiết ra trong mắt bị suy yếu. Nguyên nhân là do một số bệnh nguyên phát liên quan đến mắt như các góc lọc của mắt bị phát triển lệch. Đôi khi cũng có thể là do các bệnh thứ phát như lệch thấu kính chính của mắt, khối u ở mắt, viêm mô mắt hay tụ máu ở phía trước mắt do chấn thương.
Ở mèo, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát sẽ ít phổ biến hơn tăng nhãn áp thứ phát.
Các sự cố gây tổn thương lên mắt thường sẽ không phổ biến để có thể gây nên bệnh tăng nhãn áp ở mèo. Vì vậy, các nguyên nhân khiến mèo bị tăng nhãn áp có thể do áp lực gây nên là chủ yếu. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chú ý kiểm tra áp lực trong mắt cho mèo. Công cụ thường được sử dụng để đo áp lực mắt là máy tonometer.
Nếu bệnh xuất hiện một cách đột ngột, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu mèo đến chuyên khoa nhãn để được kiểm tra chi tiết cả hai mắt. Trong đó bao gồm cả các đánh giá góc lọc mắt bằng giác nghiệm – đo vùng trước mắt. Nếu áp suất trong mắt cao trong khoảng 45-65 mmHg, mèo có thể sẽ có các biểu hiện đau đớn.
Ngoài ra, xét nghiệm điện đồ võng mạc cũng sẽ được tiến hành. Phương pháp này còn có tên gọi là Electroretinography. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định xem mắt có mèo có thể được chữa khỏi hay không. Nếu đã tiếp nhận điều trị, mèo sẽ khả năng phục hồi hoàn toàn hay vẫn có thể bị mù vĩnh viễn. Trường hợp mèo mắc bệnh thứ phát, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, siêu âm cho nó. Kết quả siêu âm và hình ảnh X-quang có thể tiết lộ những bất thường trong mắt mà mèo đang gặp phải.
Thông thường khi bị bệnh, hai mắt của mèo đều sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Có một vài trường hợp, mèo chỉ bị ảnh hưởng một bên mắt. Bác sĩ sẽ tìm cách bảo vệ bên mắt còn lại của mèo.
Đầu tiên, khi được xác định bị bệnh tăng nhãn áp. Mèo sẽ được bác sĩ thú y kê các loại thuốc để có thể làm giảm tối đa các áp lực trong mắt cho mèo. Đồng thời, thuốc cũng có vai trò đưa áp lực trở về mức bình thường để cứu vãn thị lực cho mèo.
Bác sĩ thú y có thể cân nhắc để tiến hành phẫu thuật cho mèo. Thường thì sẽ có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh, tùy thuộc vào từng mức độ mà mèo đang gặp phải. Rút chất dịch và thay thế các tế bào sản sinh chất dịch là phương pháp hữu hiệu để có thể ngăn chặn sự tích tụ của các chất lỏng bên trong mắt. Quá trình này có tên gọi là cyclocryotherapy, thông qua việc sử dụng nhiệt độ lạnh để có thể tiêu diệt các tế bào sản sinh chất lỏng bên trong mắt.
Nếu mèo được phát hiện bệnh sớm. Phương pháp trên có thể làm cho bệnh phát triển rất chậm. Thậm chí là hoàn toàn ngưng phát triển. Tuy nhiên, các trường hợp được phát hiện đa phần là mèo đã mắc bệnh khá lâu. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất. Hốc mắt trống ở mèo có thể tiến hành khâu lại vĩnh viễn. Ngoài ra còn có thể dùng quả cầu để giúp cho không gian mắt được lấp đầy.
Bác sĩ thú y sẽ thường xuyên đánh giá sự phát triển của bệnh ở mèo. Bởi vì hơn 50% các trường hợp mắc chứng tăng nhãn áp nguyên phát sẽ để lại biến chứng trong vòng khoảng 8 tháng. Nên việc điều trị dự phòng nhanh chóng cho mèo là rất cần thiết.
Hầu hết những chú mèo sau thời gian đầu điều trị đều sẽ cần rất nhiều thời gian để thích nghi. Một số sẽ mất một bên mắt sau phẫu thuật, một số sẽ mất thị lực trong thời gian ngắn. Vì vậy, bạn cần dành cho chúng nhiều thời gian hơn để giúp mèo nhanh chóng thích nghi. Trong trường hợp mèo bị mất hoàn toàn thị lực, bạn cần ở bên và quan sát chúng nhiều hơn để tránh các trường hợp bị tổn thương cho mèo.
Bạn có thể sử dụng dây đeo cổ hoặc lồng trong thời gian đầu để hạn chế khu vực hoạt động của mèo. Thường xuyên trò chuyện với mèo để chúng không cảm thấy cô đơn. Thời gian đầu mất thị lực, mèo sẽ có các hành vi hoảng sợ và lo lắng. Bạn nên ôm chúng vào lòng, vuốt ve và an ủi để giúp mèo bình tĩnh hơn.
Lời kết
Thời gian đầu sau khi điều trị có lẽ sẽ rất khó khăn cho chủ nuôi lẫn vật nuôi. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và điều trị tích cực, việc lấy lại thị lực cho mèo sẽ nhanh chóng hơn. Vì vậy, trong thời gian đầu bạn không cần phải quá lo lắng đâu nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn