Lồi mí mắt hay còn được biết đến với cái tên là bệnh mộng mắt hoặc sa tuyến mí mắt. Tình trạng bệnh này có thể xảy ra ở mọi giống mèo và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những con mèo non sẽ có tỉ lệ mắc bệnh mộng mắt hơn những con mèo trưởng thành và mèo già. Vậy lồi mí mắt ở mèo là gì? Đâu là cách xử lý khi mèo mắc bệnh? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vpet.vn để tìm ra câu trả lời nhé!!!
Lồi mí mắt là tình trạng một khối hồng to được nhô ra từ bên trong mí mắt thứ ba của mèo. Không giống như con người chúng ta chỉ có hai mí mắt, những con mèo chúng có đến ba mí mắt. Mí mắt thứ ba được nằm trong góc của mỗi mắt và có chức năng chứa tuyến lệ cho mèo. Thông thường, sự phát triển của khối hông này sẽ được kiểm soát bởi mô liên kết được tạo thành từ những chất xơ.
Mí mắt thứ ba của mèo hay còn được gọi là màng Nictit. Đây là một nếp gấp kết mạc và có hình bán nguyệt nằm ở bên trong của mắt. Trong mí mắt thứ ba này của mèo có chứa một sụp đỡ và không có mô cơ. Chúng chỉ di chuyển thụ động khi nhãn cầu được kéo bởi cơ mắt của mèo. Ngoài ra, mí mắt thứ ba còn được kết nối bởi cơ mí và mô sợi. Giúp phòng ngừa sự di chuyển của các tuyến, đồng thời hạn chế chúng nhô lên.
Tình trạng bệnh này có thể phát triển ở cả mèo lẫn chó. Nếu được thăm khám và điều tị sớm, đây sẽ là một căn bệnh đơn giản và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mèo. Vì thế, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chứng bệnh mống mắt này ở mèo.
Biểu hiện cụ thể nhất của mèo bị lồi mí mắt là tình trạng một khối có màu hồng hay còn gọi là “thịt dư” lồi ra từ mắt của mèo. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây sưng và kích ứng ở mắt mèo. Khối thịt dư này được hình thành từ sự phân bổ dày đặc của các mạch máu ở màng Nictit. Khi dịch này tiết quá nhiều sẽ khiến cho tuyến lệ của mèo sưng to.
Ngoài ra, khi miệng của ống dẫn ở màng Nictit bị tắc nghẽn hoaawjc viên sẽ khiến Amidan của mèo sưng lên. Bọng sưng này sẽ vượt ra ngoài vách ngăn của hốc mắt và màng Nictit.
Bệnh mống mắt thường xuyên xuất hiện ở những con mèo còn nhỏ và chưa trưởng thành. Chúng không phân biệt giới tính và chủng loại. bất kì giống mèo nào trên thế giới cũng có thể phát triển căn bệnh này.
Hiện nay, các chuyên gia thú y vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng lồi mí mắt ở mèo. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mèo mắc bệnh do sự yếu đi của các mô liên kết giữa các tuyến và cấu trúc xung quanh mắt.
Khi khối thịt dư này lồi ra khỏi mắt của mèo chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và các chất kích thích. Điều này có thể làm cho chúng bị nhiễm trùng và sưng to lên. Trường hợp có dử mắt và mèo chà xát gây tổn thương lên phần thịt dư này hoặc gây ra tình trạng loét.
Đối với tình trạng lồi mí mắt ở mèo, các bác sĩ thú y khi nhìn bằng mắt thường cũng có thể chẩn đoán ra bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cần kiểm tra phần thịt lồi này để xác định có nguyên nhân nền gây ra tình trạng này cho mèo hay không?
Sau khi kiểm tra phần thịt lồi ra ở mắt của mèo, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho chúng. Các xét nghiệm máy, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu cũng được thực hiện cho mèo.
Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ thú y kiểm tra lượng tế bào hồng cầu trong máu, chức năng của thận, các chất điện giả, sự xuất hiện của giun tim, … Nhìn chung đây là xét nghiệm giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình sức khỏe của mèo
Đối với những con mèo bị lồi mí mắt ở giai đoạn đầu, mèo sẽ có xu hướng chảy nhiều nước mắt. Đồng thời các khối thịt dư lồi ra ở mắt mèo sẽ lớn dần lên theo thời gian. Lúc này, các bác sĩ thú y có thể dùng thuốc nhỏ mắt cho mèo. Phương pháp này sẽ giúp các khối thịt xẹp xuống và thu về mí mắt.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc dùng thuốc nhỏ mắt chỉ khiến khối thịt xẹp xuống một phần và nước mắt ít chảy hơn. Thuốc bôi và thuốc uống đều không mang lại hiệu quả tối đa cho mèo. Do đó, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn, bắt buộc mèo phải tiến hành phẫu thuật.
Mục đích của phương pháp phẫu thuật là đưa phần thịt lồi ra quay trở lại vào màng Nictit. Đồng thời, duy trì tính linh tại mí mắt thứ 3 và sự hoạt động bình thường của các ông dẫn lẫn tuyến mô. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ màng Nictit và nhúng màng Nictit. Cắt bỏ màng Nictit là phương pháp có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong một lần nhưng có thể gây ra khô mắt cho mèo.
Trên thực tế, tỉ lệ mắt của mèo bị khô khi thực hiện cắt bỏ màng Nictit lên tới 48%. Trong khi đó, phương pháp nhúng màng Nictit chỉ có 14% gây ra khô mắt. Do đó, các bác sĩ thú y sẽ ưu tiên thực hiện phương pháp nhúng màng Nictit cho mèo.
Đối với trường hợp mèo phẫu thuật nhúng màng Nictit nhưng bệnh vẫn tái phát. Lúc này các bác sĩ thú y sẽ thực hiện phương pháp cắt bỏ màng Nictit cho mèo. Để tình trạng này không còn tiếp diễn đối với mèo.
Thời gian tốt nhất để phẫu thuật cho mèo sau một tuần chúng phát triển bệnh. Nếu như phẫu thuật sớm cho mèo sẽ dẫn tới chảy máu do phù viêm cấp tính gây ra. Ngoài ra, phẫu thuật sớm sẽ khiến các mô xung quanh của chúng bị viêm nặng hơn.
Trường hợp không thực hiện phẫu thuật hoặc tiến hành phẫu thuật muộn cũng có thể ảnh hưởng đến mèo. Khi tuyến thể bị phơi nhiễm lâu ngày sẽ hình thành tình trạng tắc nghẽn, kết mạc, phù nề giác mạc.
Mèo bị mộng mắt sẽ khó chịu và sẽ gãi mắt để tìm cảm giác thoải mái. Điều này dẫn đến tình trạng viêm kết mạc ở mèo. Viêm kết mạc sẽ khiến cho giác mạc của mèo bị mờ hoặc loét và ảnh hưởng đến thị lực của mèo. Do đó, bạn cần trang bị cho mèo vòng cổ chuyên dụng khi chúng bị bệnh. Để ngăn ngừa bất kỳ hành vi gãi nào của mèo.
Lời kết:
Lồi mí mắt là căn bệnh phổ biến ở mèo. Hiện nay, các bác sĩ thú y vẫn chưa các định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này cho mèo. Dô đó, nếu nhận thấy các triệu chứng khi mèo mắc bệnh. Bạn nên đưa chúng đến cơ sở y tế ngay lập tức. Để các bác sĩ thú y có thể thăm khám và điều trị cho mèo. Đừng quên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định. Để mèo có thể duy trì được sức khỏe ổn định nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn