Thiếu máu trao đổi chất hay còn gọi là thiếu máu do hồng cầu biến dạng hoặc thiếu máu huyết tán. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mèo. Vậy thiếu máu trao đổi chất ở mèo là gì? Phải làm gì khi mèo mắc phải bệnh? Cùng Vpet.vn tìm hiểu và giải đáp cho những thắc mắc này nhé!!!
Thiếu máu là sự phân loại các tế bào hồng cầu và hemoglobin thấp bất thường lưu thông trong cơ thể. Một số vấn đề liên quan đến chức năng trao đổi chất cũng có thể gây ra thiếu máu. Bao gồm rối loạn miễn dịch và sản xuất enzyme bị ức chế.
Thiếu máu trao đổi chất xảy ra khi mèo phát triển các bệnh ở gan, thận và lá lách. Những căn bệnh này sẽ làm cho hồng cầu của mèo bị biến đổi hình dạng. Trên thực tế, hồng cầu của mèo sẽ có dạng hình đĩa và bị lõm 2 mặt. Tuy nhiên, khi mèo bị thiếu máu trao đổi chất hình dạng này của mèo sẽ bị biến mất. Cùng với đó là những dấu hiệu bất thường của hồng cầu.
Trong một số trường hợp, hệ thống phản ứng của cơ thể được kích hoạt khi mèo bị thiếu máu. Để tấn công các tế bào hồng cầu bị biến dạng trong cơ thể. Đồng thời, làm cạn kiệt lượng năng cần thiết và dẫn đến đói oxy khắp cơ thể.
Thiếu máu do hồng cầu biến dạng thường được tìm thấy trong các trường hợp thiếu máu nặng. Quá trình phân giải isoerythrolysis có thể khiến mèo con bị thiếu máu huyết tán. Ăn phải nhiều chất độc khác nhau có thể gây ra thiếu máu huyết tán. Bệnh thận mãn tính có thể dẫn đến nhiễm độc niệu cho mèo. Tạo ra một chất độc trong cơ thể mèo và thay đổi hình dạng của hồng cầu, sau đó gây ra thiếu máu.
Dấu hiệu đầu tiên của bất kỳ bệnh thiếu máu nào ở mèo thường là kiệt sức. Tuy nhiên, không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào liên quan đến bệnh thiếu máu trao đổi chất ở mèo. Tuy nhiên, khi mèo phát triển các bệnh ở thận, gan, lá lách và gây ra tình trạng thiếu máu ở mèo. Lúc này, mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến các căn bệnh này. Những triệu chứng của mèo có thể là:
Cơ thể yếu đuối
Hôn mê
Lười vận động
Khó thở
Nướu răng nhợt nhạt
Mất máu
Răng và nước tiểu màu đỏ hoặc nâu
Chướng bụng
Sốt
Hôi miệng
Loét miệng
Phân sẫm màu
Tiêu chảy
Những nguyên nhân gây thiếu máu trao đổi chất ở mèo bao gồm:
Viêm thận mãn tính
Rối loạn máu di truyền
Suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch
Loét đường tiêu hóa
Thiếu sắt
Xuất huyết bên trong hoặc bên ngoài
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
Nhóm máu của mèo mẹ và mèo con khác nhau
Ăn phải chất độc
Nếu mèo của bạn có các triệu chứng của bệnh thiếu máu trao đổi chất, hãy đưa chúng đến phòng khám thú y để được kiểm tra. Bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ thú y toàn bộ tiền sử bệnh tật của mèo. Để bác sĩ xác định các yếu tố có thể gây ra tình trạng thiếu máu của mèo.
Một cuộc khám sức khỏe toàn diện sẽ được thực hiện với mèo. Các bác sĩ sẽ dùng tay sờ nắn bụng, nghe nhịp tim bằng ống nghe để tìm kiếm những bất thường. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm cho mèo.
Xét nghiệm máu sẽ cần được thực hiện để xác định chính xác loại thiếu máu ở mèo. Đồng thời cũng hỗ trợ bác sĩ tìm ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Công thức máu hoàn chỉnh bao cũng được thực hiện ở mèo. Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra số lượng hồng cầu lưới ở mèo. Vì nếu mèo bị thiếu máu càng nặng, số lượng hồng cầu lưới càng cao.
Thiếu máu tan máu qua trung gian miễn dịch có thể được xác nhận bằng xét nghiệm Coombs. Phân tích nước tiểu có thể chỉ ra sắc tố hoặc máu trong nước tiểu. Đồng thời có thể cho thấy chức năng của thận thận. Nên xét nghiệm virus bệnh bạch cầu cho mèo vì đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này ở chúng.
Mục tiêu chung trong điều trị thiếu máu trao đổi chất là loại bỏ hoặc giảm bớt bất cứ nguyên nhân làm hồng cầu bị biến dạng. Liệu trình điều trị thích hợp sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ thú y. Những trường hợp thiếu máu trầm trọng, mèo sẽ cần phải nhập viện.
Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ thú y vẫn chưa tìm ra được liệu trình điều trị chính cho chứng thiếu máu này ở mèo. Các phương pháp điều trị cho mèo thường dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Đối với trường hợp này, mèo cần được truyền máu qua đường tĩnh mạch để phục hồi thể tích và số lượng hồng cầu đã mất.
Thông thường, thiếu máu qua trung gian miễn dịch ở mèo sẽ do nhiễm trùng gây nên. Do đó, tình trạng nhiễm trùng ở mèo cần được xác định và điều trị. Nếu đó là vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được kê đơn. Sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được giải quyết, mèo sẽ dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid với liều lượng thấp. Có thể cần phải truyền máu để giúp mèo ổn định trước khi dùng thuốc.
Nếu mèo ăn phải chất độc và dẫn đến tổn thương các tế bào hồng cầu, nó nên được loại bỏ hoàn toàn chất độc trong cơ thể. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi sức khỏe của mèo ổn định.
Trên thực tế, bệnh thận của mèo thường không thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, các bác sĩ sẽ cung cấp cho mèo một chất kích thích tạo hồng cầu (ESA). Chất này có thể giúp mèo chống lại các chất độc thải ra. Đồng thời, tăng tuổi thọ của các tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Điều này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung sắt qua đường uống. Chỉ sử dụng những chất bổ sung sắt cho mèo sau khi chúng không còn bị thiếu máu.
Thuốc bổ sung phốt phát có thể giúp làm giảm tình trạng này. Nếu trường hợp nhẹ, bổ sung bằng đường uống có thể sẽ cần thiết. Trong trường hợp nghiêm trọng, phốt phát nên được truyền qua đường tĩnh mạch.
Đối với những con mèo bị thiếu máu trao đổi chất, bạn cần chăm sóc chúng một cẩn thận. Bạn nên quản lý tất cả các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn cho mèo. Trong nhiều trường hợp những con mèo chỉ cần dùng thuốc trong khoảng ba tháng. Tuy nhiên, những con mèo bị bệnh cần được đi tái khám thường xuyên. Để bác sĩ có thể kiểm tra số lượng tế bào máu ở mèo. Đồng thời thay đổi liều lượng thuốc cho chúng nếu cần thiết.
Bất kỳ con mèo nào bị thiếu máu trao đổi chất đều có sức khỏe tốt hơn và năng lượng cao hơn sau khi vấn đề đã được giải quyết. Tuy nhiên, bạn cũng nên thực hiện theo đúng những yêu cầu của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, việc sử dụng thuốc và cách chăm sóc cũng như quản lý mèo trong giai đoạn hồi phục này.
Để phòng ngừa bệnh thiếu máu trao đổi chất ở mèo. Bạn phải đảm bảo tất cả các chất độc tránh xa tầm với của mèo. Giữ mèo trong nhà có thể giúp hạn chế việc chúng tiếp xúc với các yếu tố gây ngộ độc. Điều này cũng có thể hạn chế sự tương tác của mèo với các bệnh nhiễm trùng.
Lời kết:
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh thiếu máu này ở mèo. Đồng thời sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các “hoàng thượng” trong gia đình. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn