Khi nuôi thú cưng, chắc hẳn bạn đã không ít lần nhìn thấy thú cưng của mình bị nôn mửa. Nôn mửa cấp tính có thể là kết quả của một vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không can thiệp kịp thời và để tình trạng nôn mửa kéo dài. Lâu ngày, mèo của bạn có thể sẽ mắc chứng nôn mửa mãn tính và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Cùng Vpet.vn tìm hiểu về bệnh này ở mèo nhé!!!
Thông thường, mèo thường bị nôn mửa là vì chúng đã ăn phải thứ gì đó khiến dạ dày của chúng khó chịu hoặc đơn giản là vì chúng có hệ tiêu hóa của mèo quá nhạy cảm. Tuy nhiên, bệnh của mèo trở nên cấp tính khi tình trạng nôn mửa xảy ra thường xuyên hơn. Đồng thời, lúc này dạ dày mèo không còn gì để tống ra ngoài trừ mật.
Mặc dù nôn mửa có thể do những nguyên nhân đơn giản. Tuy nhiên, sức khỏe của mèo sẽ bị đe dọa nếu tình trạng nôn mửa liên tục kéo dài. Điều quan trọng là bạn phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của mèo khi chúng có biểu hiện nôn mửa.
Nguyên nhân gây ra bệnh nôn mửa cấp tính cho mèo tương đối đa dạng. Vì thế, bạn nên theo dõi chi tiết các triệu chứng của mèo khi mắc bệnh. Để có thể hỗ trợ trong việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh cho mèo. Những triệu chứng của mèo khi mắc bệnh bao gồm:
Nôn mửa không ngừng
Cơ thể yếu đuối và thường xuyên nằm lì một chỗ
Mất nước
Mắt khô và da mất đi sự đàn hồi
Tiêu chảy
Phân có chứa máu màu sẫm
Biếng ăn
Sụt cân
Thói quen ăn uống bị thay đổi
Những nguyên nhân gây ra chứng nôn mửa cấp tính ở mèo như:
Khối u dạ dày
Đột quỵ
Bệnh suy gan
Viêm dạ dày
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Thay đổi trong chế độ ăn uống một cách đột ngột
Áp dụng chế độ ăn kiêng khiến mèo không thể tiêu hóa được thức ăn
Ăn ăn quá nhanh
Dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể
Không dung nạp thức ăn (ví dụ: cho mèo ăn thức ăn của con người)
Bệnh tuyến thượng thận
Lệch vị trí của dạ dày
Ký sinh trùng đường ruột (giun)
Tắc nghẽn trong thực quản
Rối loạn chuyển hóa như bệnh thận
Nhiễm độc và hóa chất
Dị ứng với những loại thuốc điều trị
Để có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh nôn mửa cấp tính của mèo. Bạn cần cung cấp cho các bác sĩ thú y về bệnh sử của mèo. Cũng như những triệu chứng mà mèo gặp phải và thời gian mèo xuất hiện các triệu chứng. Bạn cũng nên mang theo mẫu chất nôn của mèo đến bác sĩ thú y.
Sau đó, bác sĩ thú y sẽ thực hiện một đo nhiệt độ của mèo và kiểm tra vùng bụng của chúng. Nếu kết quả vẫn chưa thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Lúc này, các bác sĩ thú y có thể yêu cầu bạn hạn chế chế độ ăn của mèo. Để làm sạch chất lỏng bên trong cơ thể và thu thập mẫu phân dễ dàng hơn. Vì nguyên nhân cơ bản có thể xác định trong mẫu phân của mèo.
Nếu chất nôn có chứa quá nhiều chất nhầy, thì nguyên nhân có thể là do ruột bị viêm. Thức ăn không tiêu trong chất nôn có thể do ngộ độc thức ăn, do lo lắng, hoặc đơn giản là ăn quá no. Mặt khác, nếu trong chất nôn của mèo có mật thì sẽ là biểu hiện của bệnh viêm ruột hoặc viêm tụy.
Nếu máu đỏ tươi được tìm thấy trong chất nôn của mèo có thể dạ dày của mèo đã bị loét. Tuy nhiên, nếu máu có màu nâu và trông giống như bã cà phê thì có thể vấn đề nằm ở ruột. Nếu nghi ngờ có vật cản trong thực quản của mèo, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra miệng. Nếu Amidan của mèo mở rộng thì là một dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn do có vật cản.
Điều trị chứng nôn mửa cấp tính ở mèo phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân chính gây ra bệnh cho mèo. Đối với tình trạng mèo bị nôn mửa do nhiễm độc tố trong ruột, các bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng cách kích thích nôn mửa cho mèo. Để có thể thải hết các độc tố trong ruột.
Đối với trường hợp mèo bị loét dạ dày do vi khuẩn ký sinh. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho mèo. Thuốc Corticosteroid sẽ đặc trị cho trường hợp mèo bị viêm ruột. Nếu tình trạng nôn mửa của mèo do khối u gây ra. Rất có thể các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Trong những trường hợp nhất định, mèo của bạn có thể cần điều trị bằng truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch hoặc thuốc chống nôn để giúp kiểm soát tình trạng nôn mửa của mèo.
Một chế độ ăn uống mới cho mèo có thể sẽ được các bác sĩ khuyến cáo bạn thực hiện. Bạn nên cung cấp cho mèo một chế độ ăn nhiều chất xơ và thức ăn dạng lỏng. Cung cấp cho mèo nhiều chất xơ và khoáng chất để có thể hỗ trợ mèo trong quá trình phục hồi cơ thể.
Đồng thời bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống của mèo. Hạn chế thói quen ăn nhanh và ăn quá no của mèo. Thay vào đó bạn nên chia khối lượng thức ăn một bữa của mèo ít lại và cho ăn thường xuyên.
Đối với trường hợp điều trị mèo bị nôn mửa cấp tính tại nhà, bạn nên tuân thủ các yêu cầu và khuyến cáo của bác sĩ thú y. Nếu mèo của bạn được chỉ định và kê đơn thuốc. Bạn nên cho mèo uống đúng liều lượng và giờ giấc. Không nên tự ý thay đổi loại thuốc và liều lượng, đặc biệt đối với thuốc kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng liều lượng.
Áp dụng đúng thực đơn, chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mèo theo chỉ định của bác sĩ. Nên cho mèo nghỉ ngơi và phục hồi ở nơi yên tĩnh. Tốt nhất bạn nên cho mèo ở trong chuồng để tránh tiếp xúc với trẻ em và động vật trong nhà.
Đừng quên đưa mèo đi tái khám định kỳ. Để các bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe và liệu trình điều trị của mèo. Nếu mèo có những dấu hiệu, hành vi bất thường nào trong quá trình điều trị. Bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y ngay lập tức. Để được các bác sĩ thú y theo dõi và chăm sóc.
Lời kết:
Nôn mửa cấp tính là chứng bệnh tương đối phổ biến ở mèo. Có khá nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh cho mèo. Đồng thời, các bác sĩ thú y cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Để có thể tìm ra được phương pháp điều trị hợp lý và chính xác cho mèo. Đừng quên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Để mèo có thể duy trì tình trạng sức khỏe ổn định nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn