Đau mắt đỏ ở mèo hay còn được biết đến với tên gọi là viêm kết mạc. Đây là căn bệnh không những xuất hiện ở người mà còn phổ biến ở mèo. Vậy mèo bị viêm kết mạc có lây như ở người không? Phải làm gì khi những con mèo bị bệnh viêm kết mạc? Viêm kết mạc ở mèo được chẩn đoán như thế nào? Cùng Vpet.vn tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!
Đau mắt đỏ ở mèo là tình trạng mắt của mèo bị chuyển sang màu đỏ. Tình trạng này xẩy ra khi các mạch máu ở mắt mở rộng hơn mức bình thường. Để có thể đáp ứng với tình trạng viêm ở bên ngoài hoặc bên trong mắt. Tuy nhiên, căn bệnh này ở mèo có thể là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước.
Nếu bạn nhận thấy mắt của mèo bị đỏ, có thể chúng đã bị chấn thương mắt, dị ứng với chất kích thích, nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn, … Mắt đỏ ở mèo có thể là một vấn đề y tế nghiêm trọng và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây mù và phá hủy thêm cấu trúc trong mắt của mèo.
Nếu như đột nhiên một hoặc cả hai mắt của mèo bị đỏ, đâ có thể là dấu hiệu cho thấy mèo đang gặp một tình trạng sức khỏe không xác định. Lúc này, mèo cần được đưa đến cơ sở thú y để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị
Trên thực tế, triệu chứng khá rõ ràng của bệnh đau mắt đỏ ở mèo là mắt của chúng có màu đỏ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mắt đỏ, mà mèo của bạn có hơajc không thể phát triển thêm các triệu chứng sau:
Sưng mắt
Sưng mí mắt
Tiết dịch mắt (màu đục, trắng, vàng hoặc xanh lục)
Chảy nước mắt
Mí mắt thứ ba lồi ra
Thường xuyên dụi mắt
Ngứa mắt
Không thể mở mắt
Mất thị lực
Hắt xì
Chảy nước mắt
Ho khan
Nhức mắt
Có khá nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến mèo bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, sự phát triển của căn bệnh này được cho là có liên quan đến hệ miễn dịch ở mèo. Dưới đây là danh sách những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc ở mèo.
Chấn thương
Vết xước
Chất gây dị ứng
Phấn hoa
Bụi bặm
Ong đốt
Chất kích thích
Khói thuốc lá
Nước hoa
Vật lạ trong mắt
Bụi bẩn
Thay đổi cấu trúc
Mí mắt (mắt nhô vào trong
Mí mắt nhô ra ngoài
Lông mi phát triển bất thường
Ung thư
Bệnh tự miễn
Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn Chlamydia ở mèo
Vi khuẩn Mycoplasma mèo
Bệnh ký sinh trùng có tên Toxoplasmosis
Nấm men Cryptococcus
Virus herpesvirus ở mèo loại 1
Virus Calicivirus
Virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)
Bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
Đối với bệnh đau mắt đỏ của mèo, bác sĩ thú y sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ các thông tin về những triệu chứng phát triển ở mèo. Vì bệnh đau mắt đỏ ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra. Nên bất kỳ thông tin nào bạn có thể cung cấp cho bác sĩ thú y để giúp tạo ra phân biệt chẩn đoán sẽ rất hữu ích.
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách xem xét hồ sơ bệnh án của mèo. Đồng thời sẽ hỏi bạn những thông tin về môi trường sống của mèo. Bao gồm mọi chất gây dị ứng, chất kích thích hoặc các công cụ gây chấn thương tiềm ẩn trong môi trường xung quanh mèo. Sau đó bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho mèo.
Tình trạng viêm kết mạc có thể là triệu chứng của các căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể mèo. Do đó những con mèo cần được thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác nhận hoặc loại trừ những rối loạn cơ bản trong cơ thể mèo. Để có thể loại trừ những nghi ngờ về sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng và ung thư khiến mèo bị đau mắt đỏ. Các bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang để kiểm tra ngực và bụng cho mèo.
Nếu mèo có xuất hiện trình trạng tiết dịch từ mắt như mủ, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong mắt và kiểm tra độ nhạy của mắt mèo. Quá trình này sẽ giúp bác sĩ thú y có thể đánh giá được nguyên nhân và tình trạng ở mắt của mèo. Bác sĩ thú y cũng có thể lấy một mẩu tế bào hoặc dịch tiết từ mắt để kiểm tra bằng kính hiển vi. Các tế bào được thu thập có thể tiết lộ các bất thường về cấu trúc hoặc nhiễm trùng.
Những con mèo cũng có thể được tiến hành xét nghiệm PCR. Đây là xét nghiệm để có thể xác định đây là bệnh truyền nhiễm hay di truyền. Xét nghiệm IFA cũng được tiến hành thực hiện cho mèo. Để kiểm tra mèo có bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia hay virus herpes hay không.
Để có thể phát hiện những vật lạ, vết xước hoặc loét các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp Fluorescein cho mèo. Phương pháp này sẽ dùng thuốc nhuộm không xâm lấn để phủ lên trên mắt. Sau đó các bác sĩ sẽ dễ dàng nhận thấy các bất thường trong mắt mèo dưới ánh sáng.
Việc điều trị bệnh đau mắt đỏ ở mèo sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến mắt mèo chuyển sang màu đỏ. Nếu nguyên nhân là do dị ứng hoặc chất kích ứng, bác sĩ có thể tư vấn một số biện pháp thay đổi đơn giản tại nhà và kê đơn thuốc kháng histamin cho mèo. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân khiến mèo bị đau mắt đỏ là do bất thường về cấu trúc, vật cản bên ngoài, chấn thương, .. thì có thể cần thuật phẫu thuật.
Quá trình hồi phục cho bệnh đau mắt đỏ ở mèo phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra bệnh. Mèo của bạn có thể phải đeo vòng cổ chuyên dụng khi ở nhà. Để tránh làm xước và gây thêm tổn thương cho mắt. Bác sĩ thú y cũng có thể yêu cầu đặt máy làm ẩm không khí trong nhà của bạn. Để loại bỏ các chất gây kích ứng có thể ảnh hưởng đến mèo.
Quan trọng là bạn phải loại bỏ hết tất cả những nguyên nhân có thể làm tổn thương đến mắt của mèo. Một môi trường sạch sẽ, an toàn sẽ giúp mèo có thể hồi phục bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa mèo đi tái khám thường xuyên ở cơ sở thú y. Để các bác sĩ có thể thăm khám và theo dõi tình trạng mắt của mèo.
Lời kết:
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh viêm kết mạc ở mèo. Đồng thời có thể hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các “hoàng thượng”. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn