Bệnh ho cũi là một căn bệnh mà gần như những chú chó nhỏ đều mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh ho cũi không phải là một bệnh quá nguy hiểm đối với những chú cún. Nhiều người rất lo lắng không biết phải làm như thế nào khi chó bị bệnh. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Bệnh ho cũi hay còn biết đến là bệnh viêm phế quản. Đây là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp rất phổ biến ở chó. Bệnh ho cũi do virus Canine Parainfluenza (CPiV). Đây là siêu vi khuẩn lây lan qua sự tiếp xúc giữa các con vật với nhau. Virus khi xâm nhập vào cơ thể của chó là gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính. Những chú chó bị bệnh điều trị kịp thời thì sẽ không ra nguy hiểm.
Bệnh ho cũi ở chó do virus Canine Parainfluenza kết hợp với các vi khuẩn khác như Bordetella, Mycopplasma có trong đường hô hấp. Đây là một loại virus được đánh giá là lây lan cực kỳ nhanh. Nên bệnh ho cũi được xác định là một căn bệnh có tính truyền nhiễm nếu chó bị mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị bệnh khác nhau như:
Virus gây bệnh có thể phân tán trong không khí, những chú chó tiếp xúc trực tiếp với virus sẽ nhiễm bệnh. Những chú chó bị bệnh sẽ lây lan sang chó khỏe mạnh khi chúng tiếp xúc với nhau.
Không gian sinh hoạt của chó không được thông thoáng khiến cho chó dễ bị mắc bệnh. Đây chính chính là lý do vì sao bệnh lại có tên là bệnh ho cũi.
Triệu chứng phổ biến của chó khi bị viêm phế quản thường là:
Chó xuất hiện triệu chứng ho khan trong vòng 1 - 2 tuần. Âm thanh phát ra bị đục và vỡ như tiếng ngỗng kêu.
Đôi khi chó ho nhưng lại cảm thấy khó khăn, khạc khạc mãi nhưng không ho được. Triệu chứng này còn được gọi là ho khạc.
Mắt của chó bị sưng và xuất hiện ghèn. Màng mắt hơi đục.
Chó có hiện tượng chảy nước mũi kèm theo dịch nhầy có màu xanh. Chó thường hắt hơi và liếm mũi rất thường xuyên.
Khi bị bệnh viêm phế quản, chủ yếu chó sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến đường hô hấp. Thông thường bệnh chỉ tác động lên hệ hô hấp của cún mà không ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh. bệnh thường gây ra nhiều tổn thương cho vùng mô lót ở khí quản. Khiến cho hoạt động hô hấp của chú cún diễn ra khó khăn hơn.
Mặc dù không gây ra ảnh hưởng đến những cơ quan khác nhưng bệnh có thể là tiền đề thứ phát cho các bệnh tiếp theo. Khi đến một mức độ nghiêm trọng thì bệnh sẽ gây ra nhiễm trùng cả thanh quản và viêm phổi.
Bệnh viêm phế quản hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi phát hiện tình trạng bệnh, bạn cần đưa chú cún của mình đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở thú y. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bệnh và đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời. Hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng xuất hiện ở chó. Sau khoảng thời gian điều trị 30 ngày thì chó có thể khỏi bệnh.
Bệnh viêm phế quản có thể biến mất sau khoảng 2 tháng. Do vậy, nếu chó của bạn bị bệnh nhưng không quá nghiêm trọng thì có thể chữa trị bằng các phương pháp tại nhà như:
Ngay khi phát hiện chó bị viêm phế quản phải cách ly ngay khỏi những động vật xung quanh. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ không gian sinh hoạt và những nơi chó thường tiếp xúc. Tuyệt đối không cho chú cún ra ngoài trong thời gian bệnh
Truyền dịch kháng sinh để nâng cao sức đề kháng, tránh các bệnh khác tấn công khi cơ thể chó đang suy yếu.
Giữ cho cơ thể cún luôn khô ráo, ấm và kín gió. Bạn có thể sử dụng máy làm ấm, máy bốc hơi hoặc sử dụng hơi nước nóng để làm dịu cổ họng của chó.
Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Lưu ý, không sử dụng các thực phẩm gây ho như da gà, tôm,...
Bệnh viêm phế quản cần được thực hiện đề phòng nghiêm ngặt vì có tính truyền nhiễm cao. Cần hạn chế tối đa hoạt động tiếp với chó ở những nơi đông đúc và chật hẹp.
Không cho cún ăn uống bừa bãi, đặc biệt là những thức ăn ở nơi công cộng.
Thực hiện tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh ho cũi ở chó. Bạn nên đưa chú chó của mình đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định loại vaccine phù hợp nhất cho chú cún của bạn. Có một số loại vaccine có tác dụng phụ nên có thể ảnh hưởng đáng lo ngại đến chú cún.
Lời kết
Bệnh ho cũi là một căn bệnh ở phổ biến mà bất kỳ chú chó nhỏ nào cũng gặp phải. Tùy thuộc cơ địa của mỗi chú chó mà tiến triển của bệnh không giống nhau. Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn có thể chăm sóc chú chó của mình tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn