Chấn thương chi trước ở mèo là một tình trạng bệnh thường gặp ở động vật, nhất là loài động vật linh động như mèo. Tuy nhiên, có nhiều con sen lại không biết cách xử lý và thường tỏ ra bối rối khi mèo của mình gặp những chấn thương. Hôm nay, Voet.vn sẽ cùng bạn khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này này mèo nhé!!!
Có khá nhiều những nguyên do khác nhau dẫn đến việc mèo của bạn bị thương ở chi trước. Các vấn đề với chân của mèo có thể xảy ra do một số dạng chấn thương như tai nạn trên đường, ngã hoặc thậm chí là lỗi do tiếp đất sai cách sau khi nhảy.
Nếu bạn nhận thấy điều gì đó khác thường trong dáng đi của mèo, chẳng hạn như đi khập khiễng thì có thể chúng đã bị chấn thương ở chi trước. Chấn thương chi trước hay chân trước ở mèo có nhiều mức độ từ nhẹ, đơn giản để điều trị đến phức tạp và nghiêm trọng.
Dù vậy, điều quan trọng là bạn nên cho mèo tiếp nhận chăm sóc y tế. Nếu mèo của bạn đã trải qua bất kỳ loại tổn thương nào đối với chi trước của chúng.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy mèo đang bị thương chi trước. Dưới đây là một số dấu hiệu mà chúng có thể biểu hiện:
Đi khập khiễng (có thể xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng)
Sưng cơ và khớp
Vùng chi trước bị đỏ
Hôn mê
Biến dạng chi (ví dụ xương nhô ra ngoài, uốn cong theo hướng lạ)
Kích động (ví dụ: rên rỉ và đau đớn khi chạm vào chi bị tổn thương)
Chấn thương chi trước ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nguyên nhân mà thương tích cho chân trước của mèo sẽ khác nhau. Những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh cho mèo như:
Vết cắn của động vật hoặc côn trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng tay chân.
Các tai nạn thương tâm như bị xe cơ giới đâm hoặc rơi từ độ cao có thể gây ra thương tích nặng.
Nhảy có thể gây rách hoặc căng các mô mềm, khớp.
Tiếp đất sai cách khi nhảy khiến chân trước bị thương.
Do có nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương chi trước cho mèo. Do đó các bác sĩ thú y chắc chắn sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện sức khỏe của mèo. Để xác định cách xử lý vết thương cho mèo của bạn.
Một trong những bước đầu tiên các bác sĩ thú y sẽ thực hiện là hỏi đầy đủ thông tin bệnh sử của mèo. Điều này có thể giúp xác định xem các vấn đề xảy ra ở chân trước của mèo là do bệnh tật hay chấn thương. Sau đó, bạn cũng sẽ cung cấp cho các bác sĩ về các dấu hiệu và thời gian mèo bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường đó.
Tiếp theo, mèo của bạn sẽ được khám sức khỏe toàn diện. Trong quá trình đánh giá này, chúng có thể được dùng thuốc an thần. Để các xét nghiệm được thực hiện đầy đủ và không gây căng thẳng cho con vật.
Nếu mèo của bạn bị có vết cắn hoặc có vết thương hở. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra vết thương xem có bị nhiễm trùng không. Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để xác định sức khỏe tổng thể của mèo.
Các bác sĩ cũng có thể tiến hành chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng để có thể kiểm tra kỹ lưỡng các tổn thương bên trong cơ thể mèo. Đồng thời, kiểm tra xem tủy sống và hệ thần kinh của mèo có bị ảnh hưởng hay không
Sau khi các bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán cuối cùng về chấn thương chi trước của mèo. Các bác sĩ sẽ thảo luận với nhau và đề cử phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mèo. Những phương pháp điều trị bệnh cho mèo có thể là:
Những con mèo bị chấn thương chân trước với mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ cố định chi trước để giúp cải thiện tình trạng của mèo. Để giữ nó cố định, băng hoặc nẹp chuyên dụng sẽ được sử dụng.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời đối với tình trạng của mèo. Để ngăn ngừa tổn thương sẽ tác động thêm lên chân mèo trong thời gian các bác sĩ tìm kiếm một phương pháp điều trị dứt điểm hơn.
Đối với những trường hợp xương bị gãy, các bác sĩ sẽ tiến hành bó bột cho mèo. Việc cố định chân của mèo bằng bộ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ bốn tuần đến 6 tháng. Đây là khoảng thời gian để chân mèo có thể phục hồi những tổn thương ban đầu
Trong trường hợp mèo bị thương nặng ở chân trước, bác sĩ thú y có thể đề nghị áp dụng phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ có thể sẽ thực hiện chèn ghim xuyên qua da và phần xương chọc ra khỏi da của mèo. Trong một số trường hợp những thứ như ghim hoặc vít được phẫu thuật và đặt trên hoặc bên trong xương của mèo sẽ được giữ nguyên chỉ cần mèo không có thêm bất kì biến chứng nào.
Một cuộc phẫu thuật khác mà bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện liên quan đến quá trình làm cứng khớp được gọi là 'arthrodesis.' Quy trình này có thể làm giảm chuyển động và cố định phần khớp bị tổn thương ở mèo. Tuy nhiên, những phần khớp bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị. Các bác sĩ có thể sẽ loại bỏ để bảo vệ tính mạng của mèo.
Trong trường hợp bị thương nặng khiến chân trước trở nên tê liệt hoặc nếu tất cả các phương án điều trị để khắc phục đều không thành công. Lúc này, các bác sĩ thú y có thể khuyên bạn nên cắt cụt chân của mèo. Hầu hết mèo sống rất bình thường sau khi cắt cụt chi. Mặt khác, đây đôi khi là lựa chọn tốt nhất cho mèo.
Nếu chân trước bị nhiễm trùng do các trường hợp như bị động vật cắn, thì bác sĩ thú y có thể tiến hành gây mê cho mèo trước để điều trị nhiễm trùng. Vùng chân bị đau sẽ được khử trùng. Nếu mèo xuất hiện tình trạng nhiễm trùng ở da, thì mủ sẽ được loại bỏ. Đồng thời vết thương nhanh chóng cần rửa sạch và khử trùng. Điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh khi phát hiện nhiễm trùng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng da.
Ngoài thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Bác sĩ thú y có thể kê một số loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào phương pháp điều trị chính. Thuốc chống viêm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc xử lý sưng tấy cũng như bất kỳ cơn sốt nào phát sinh ở mèo.
Để kiểm soát cơn đau của mèo, bác sĩ thú y có thể tiêm thuốc giảm đau khi chúng nhập viện. Sau khi được đưa về nhà, bạn có thể cho uống thêm thuốc giảm đau theo kế hoạch do bác sĩ thú y đưa ra.
Đối với những con mèo bị chấn thương chi trước được điều trị kịp thời, tiên lượng của chúng tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp mèo phải cắt bỏ chi hoặc khớp, bạn nên chăm sóc và quan sát mèo thường xuyên trong giai đoạn đầu. Vì chúng cần có thời gian để làm quen và thích nghi với sự thay đổi này.
Mèo của bạn khi được xuất viện về nhà nên được mang vòng cổ chuyên dụng. Để ngăn chúng có những tác động đến vùng chân bị tổn thương, nhất là trường hợp mèo bị cắt cụt chân. Hạn chế hoạt động của mèo sau khi điều trị này là rất quan trọng cho đến khi chúng hồi phục.
Đảm bảo tái khám theo đúng định kỳ với bác sĩ thú y. Đừng quên cập nhật tình hình sức khỏe của mèo cho các bác sĩ thú y. Nếu mèo có những biểu hiện bất thường bạn nên đưa đưa chúng đến cơ sở thú y. Để mèo có thể được tiếp nhận chăm sóc từ các bác sĩ thú y kịp thời.
Trường hợp mèo chấn thương chi trước được áp dụng phương pháp băng bó vết thương. Lúc này, bạn cần phải quan sát và chăm sóc chúng hàng ngày đúng cách. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu nhận thấy mèo có dấu hiệu khó chịu bất kỳ loại mùi hôi, vết loét hoặc bất kỳ vết sưng tấy nào xung quanh nơi mèo băng bó. Chẳng hạn như ở ngón chân.
Sau khi mèo tiếp nhận phương pháp điều trị từ bác sĩ thú y, đặc biệt là phẫu thuật. Điều cần thiết là mèo của bạn phải được nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế hoạt động. Tốt nhất, bạn nên cho mèo nghỉ ngơi và hồi phục trong lồng. Tránh trường hợp mèo vận động và chạy nhảy theo bản năng mà kích động đến vết thương.
Lời kết:
Trên đây là thông tin về chấn thương chi trước ở mèo mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi và chăm sóc mèo của mình trong quá trình điều trị của mèo. Để quá trình phục hồi của mèo diễn ra thành công nhất.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn