Bệnh nướu răng ở mèo được xem là căn bệnh khá phổ biến. Đây là tình trạng nướu răng của mèo bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vậy làm cách nào để có thể biết được mèo đang bị nướu răng? Làm thế nào để chăm sóc và điều trị cho mèo bị bệnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay của Vpet.vn.
Bệnh nướu răng ở mèo hay còn được biết đến với cái tên là bệnh nha chu. Khi một mảng được hình thành từ nước bọt và vi khuẩn bên trong miệng không được điều trị, nó sẽ chuyển thành một lớp màu vàng được gọi là cao răng. Vi khuẩn tiết ra chất độc bên dưới đường viền nướu, gây ra tình trạng viêm nướu răng ở mèo.
Lúc này, nướu sẽ bắt đầu yếu đi và không thể nâng đỡ răng. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra tình trạng tách răng và nướu. Đây là tình trạng bệnh tương đối nguy hiểm. Vì một khi răng tách khỏi nướu thì đồng nghĩa với việc mèo sẽ bị mất chiếc răng đó.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh của mèo thường sẽ dừng lại ở mức độ viêm nướu và ít có trường hợp mèo bị mất răng. Nhiễm trùng gây viêm này cũng có thể gây tổn thương tim, gan và thận. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn di chuyển thông qua máu và lây lan khắp cơ thể.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nướu răng ở mèo. Để có thể đưa mèo đến bác sĩ thú y trước khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Mèo của bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của bệnh nướu răng:
Hơi thở có mùi
Chảy nước mũi
Chảy nhiều nước dãi
Khó nhai
Ăn mất ngon
Sưng mặt
Sưng đỏ trên nướu răng
Chảy máu nướu răng
Tụt nướu
Vàng trên răng
Mủ gần răng
Mất răng
Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này, những dấu hiệu của mèo sẽ cho thấy các dấu hiệu của viêm nướu. Chẳng hạn như xuất hiện cao răng, sưng và đỏ nướu. Lúc này, răng và nướu vẫn chưa tách rời nhau.
Giai đoạn 2:
Nướu của mèo bị sưng và xuất hiện tình trạng đau, thân răng ngày càng yếu.
Giai đoạn 3:
Mảng bám răng đã tích tụ dưới đường viền nướu và bây giờ nó đang ảnh hưởng đến răng. Răng và nướu đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tách rời.
Giai đoạn 4:
Cao răng đã tích tụ lại khiến nướu bị tụt xuống. Chân răng bị lộ và răng của mèo sắp tách ra khỏi nướu.
Nguyên nhân chính của bệnh nướu răng ở mèo là do vệ sinh răng miệng không đầy đủ. Những con mèo sẽ không thể tự chải và xỉa răng để loại bỏ mảng bám và cao răng. Thức ăn, vi khuẩn và nước bọt tạo ra mảng bám trong miệng mèo. Sau đó sẽ tích tụ dưới đường viền nướu và biến thành cao răng. Tình trạng này cuối cùng gây ra sự tách rời của răng và nướu.
Do đó, quá trình xâm nhập và phát triển của các loại virus hay vi khuẩn sẽ tác động mạng và làm ảnh hưởng đến răng của mèo. Những loại vi khuẩn điển hình gây ra bệnh nha chu ở mèo như: Actinomyces, Peptostreptococcus và Porphyromonas.
Các triệu chứng của bệnh nướu răng ở mèo sẽ là những thông tin quan trọng để các bác sĩ thú y có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác cho bệnh của mèo. Đồng thời, dựa vào những triệu chứng các sĩ thú y cũng sẽ có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng.
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành cho mèo khám miệng để xác định viêm nướu. Đồng thời, họ cũng sẽ thực hiện kiểm tra sự xuất hiện của hơi thở hôi, nướu đỏ hoặc chảy máu và cao răng tích tụ. Mèo của bạn sẽ cần được gây mê để có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Căn bệnh này thường được phát hiện dưới đường viền nướu của mèo. Do đó, các bác sĩ cần phải kiểm tra khu vực này mà không làm mèo khó chịu.
Bác sĩ thú y sẽ sử dụng một đầu dò nha khoa để kiểm tra phần kết dính xung quanh mỗi chiếc răng. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang răng cho mèo. Để đánh giá tình trạng xương hàm, đường viền nướu và các vấn đề răng miệng khác.
Đưa mèo đến bác sĩ thú y trong giai đoạn đầu của bệnh nướu răng có thể giúp răng và nướu của chúng không bị tách rời.
Việc điều trị cho mèo sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng. Phương pháp điều trị có thể bao gồm từ chăm sóc phòng ngừa đến nhổ răng.
Đối với bệnh ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển một cách dễ dàng. Bước đầu tiên của việc chăm sóc phòng ngừa là đánh răng cho mèo bằng kem đánh răng chuyên dụng. Bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu thuốc fluoride theo toa và các dung dịch vệ sinh răng miệng đặc trị cho mèo.
Đối với mèo bị bệnh ở giai đoạn này, các bác sĩ cần làm sạch khoảng trống giữa răng và nướu. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ cao răng cho mèo. Đồng thời sẽ đẩy lùi những tổn thương do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ thú y cũng có thể bôi gel kháng sinh để giúp tái tạo các mô.
Rất khó để có thể mèo có thể phục hồi hoàn toàn tình trạng răng của chúng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Tuy nhiên, các thủ thuật như làm sạch sâu, lấy tủy răng và thay thế xương có thể ngăn ngừa tổn thương thêm. Có khả năng mèo sẽ phải phẫu thuật. Để bác sĩ thú y có thể tiếp cận đường viền nướu và chân răng.
Con mèo của bạn có thể cần phải nhổ răng nếu nó bị lung lay, gãy hoặc chết. Việc nhổ răng có thể làm chậm lại những tổn thương do bệnh nướu răng gây ra cho mèo
Bạn nên hẹn lịch và đưa mèo đi tái khám đầy đủ khi bệnh nướu răng đã được điều trị. Để các bác sĩ thú y có thể kiểm tra và theo dõi tiến độ điều trị cũng như phục hồi của mèo. Ngoài ra, bạn sẽ cần thay đổi thực đơn cho mèo lúc này. Bạn nên cho mèo ăn những thức ăn dạng mềm hoặc lỏng. Bác sĩ thú y cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh khi mèo đang trong quá trình hồi phục.
Chẩn đoán và điều trị bệnh nướu răng cho mèo ở giai đoạn đầu là cách tốt nhất để ngăn bệnh tiến triển. Nếu không điều trị bệnh sớm có thể dẫn đến khó chịu cho, đau nhức cho mèo. Tồi tệ hơn là khiến cho mèo bị mất răng
Phòng ngừa cho mèo bị bệnh nướu răng
Bệnh nướu răng ở mèo cũng sẽ tương tự đối với bệnh nướu răng ở người. Để có thể ngăn ngừa bệnh, bạn sẽ phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho mèo. Dĩ nhiên bạn sẽ phải thực hiện việc vệ sinh răng miệng cho mèo hằng ngày. Vì mèo không giống chúng ta, chúng không thể tự vệ sinh răng miệng cho mình.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin về bệnh nha chu mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn bổ sung thêm những thông tin và kiến thức cho quá trình chăm sóc “hoàng thượng” của bạn. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm những thông tin về các giống vật nuôi trên thế giới nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn