Bệnh dại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mèo?

Chủ nhật - 05/05/2024 21:45
Bệnh dại ở mèo được xem là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi virus bệnh dại di chuyển đến hệ thần kinh cũng là lúc tính mạng của mèo đang bị đe dọa.
Bệnh dại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mèo?
Mục lục

Bệnh dại được xem là căn bệnh lây nhiễm phổ biến đối với động vật ăn thịt và động vật có vú. Trong đó bao gồm cả con người chúng ta. Ở mèo, các các chuyên gia nghiên cứu cho rằng căn bệnh này sẽ xuất hiện nhiều ở những con mèo đực có tuổi thọ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh dại ở mèo là gì? Những con mèo bị mắc bệnh ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh? Cùng Vpet.vn tìm hiểu về căn bệnh này ở mèo nhé!!!

Bệnh dại ở mèo là gì?

Bệnh dại là căn bệnh do nhiễm virus ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi ở mèo. Đây được xem là một căn bệnh lây truyền ở động vật ăn thịt. Cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các động vật có vú, bao gồm cả người. Virus bệnh dại sẽ chủ động lây lan qua nước bọt của vật nuôi bị nhiễm bệnh thông qua vết cắn hoặc vết xước. Với dấu hiệu ban đầu là hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn.

mèo bị bệnh dại

Một con mèo bị nhiễm bệnh sẽ trải qua ba giai đoạn triệu chứng khi bệnh lan tràn khắp cơ thể. Con mèo sẽ chuyển từ biểu hiện hành vi nhút nhát sang hung dữ trong vòng mười ngày. Thông thường, sau mười ngày kể từ dấu hiệu nhiễm trùng ban đầu, con mèo sẽ tử vong.

Hầu hết tất cả các động vật bị nhiễm bệnh dại đều sẽ chết. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện và đưa mèo đến bác sĩ kịp thời. Để ngăn chặn virus xâm nhập vào hệ thần kinh của mèo thì mèo của bạn sẽ có cơ hội sống sót.  

Các triệu chứng bệnh dại có thể xuất hiện sớm nhất là mười ngày sau khi bị mèo cắn và muộn nhất là một năm. Virus ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Bệnh dại là một căn bệnh không thể chữa khỏi, gây tử vong và rất dễ lây nhiễm sang người nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Các triệu chứng của mèo bị dại

Những con virus gây ra bệnh dại cho mèo thường sẽ tấn công não bộ. Dẫn đến mèo có những thay đổi hành vi khá đặc biệt. Từ dấu hiệu ban đầu của việc nhiễm bệnh dại, mèo của bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn trong  được đặc trưng bởi các triệu chứng khác nhau. Khi virus từ từ tìm đường đến não và biến chúng thành một con mèo hung ác.

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn này mèo thường sẽ có những thay đổi về tính khí. Chúng sẽ trở nên hoàn toàn trái ngược với con người bình thường của mình. Ví dụ từ một con mèo hiếu động, vui vẻ chúng sẽ đột nhiên trở nên nhút nhát và lo lắng. Mèo có thể lẩn tránh, mất hứng thú với thức ăn và trở nên cáu kỉnh hoặc hiếu động đột ngột. Trong thực tế, người ta cho rằng thường bắt gặp những con mèo bị dại đi lang thang trên đường vào cả ban đêm và ban ngày.

Giai đoạn 2: Bệnh dại khiến cơ thể mèo điên cuồng

Trong giai đoạn điên cuồng lên cơn dại, con mèo trở nên hung dữ một cách đáng sợ. Chúng nhe răng và móng vuốt của mình khi ai đó có hành động khiêu khích cho dù là trêu chọc chúng.

mèo bị bệnh dại

Đồng thời, mèo sẽ liên tục cảnh giác và đồng tử giãn ra hoàn toàn. Ánh sáng, tiếng ồn và những chuyển động là những tác nhân chính làm cho mèo trở nên cáu kỉnh. Chảy nước dãi liên tục, mở to mắt, co thắt cơ và hành vi hung hăng là những dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh dại giai đoạn 2.

Giai đoạn 3: Giai đoạn tê liệt

Giai đoạn liệt được ghi nhận trong vòng bảy ngày sau giai đoạn đầu của bệnh dại ở mèo bắt đầu. Lúc bấy giờ, mèo sẽ không có khả năng cử động cơ hàm hoặc cổ họng. Mèo sẽ có các triệu chứng rõ ràng như tiết nhiều nước bọt, không thể nuốt và mức độ hung hăng của nó sẽ dẫn chuyển sang trầm cảm. Tình trạng tê liệt sẽ từ từ di chuyển từ cổ họng và hàm. Sau đó sẽ xâm nhập đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng sẽ khiến con mèo tử vong trong vòng vài giờ.

Cơ chế ủ bệnh của virus

Sau khi mèo bị trùng do bệnh dại, lúc này các virus sẽ tấn công và phát triển ở các mô cơ. Tại đây, chúng có thể sẽ tồn tại và sinh sống từ vài ngày đến vài tháng. Trong khoảng thời gian này, mèo của bạn vẫn sẽ khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể mèo từ 1 – 3 tháng. Lúc này virus sẽ di chuyển đến hệ thần kinh của mèo. Sau đó chúng sẽ tấn công vào não và tủy sống. Đồng thời, chúng sẽ mất từ 12 – 180 ngày để có thể xâm nhập đến hết các dây thần kinh ngoại vi. Điểm đến cuối cùng của chúng là hệ thần kinh trung ương của mèo.

Khi virus đã xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương của mèo thì cũng là lúc bệnh của mèo phát triển một cách nhanh chóng. Các dấu hiệu của mèo lúc này sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Virus sẽ xuất hiện ở nước mắt, nước bọt, sữa mẹ và nước tiểu của những con mèo mắc bệnh. Sau 4 – 5 ngày mèo của bạn sẽ tử vong.

mèo bị bệnh dại

Nguyên nhân của bệnh dại ở mèo

Bệnh dại ở mèo là do động vật bị nhiễm bệnh cắn hoặc cào vào những con mèo chưa được tiêm phòng. Động vật ăn thịt là vật trung gian truyền virus dại phổ biến. Vì thiên nhiên đã ban cho loài động vật này những chiếc răng và móng vuốt sắc nhọn để đâm thủng da của những loài động vật khác. Gấu trúc, dơi, chồn hôi, cáo, và động vật hoang dã là những nguồn trung gian phổ biến cho loại virus gây bệnh này.

Chẩn đoán mèo bị dại

Nếu mèo của bạn bị một con vật mà bạn nghi ngờ có thể mang virus bệnh dại. Nhưng mèo của bạn không có những biểu hiện của bệnh, lúc này bạn nên cho mèo được cách ly trong khoảng thời gian mười ngày.

Đừng quên liên hệ với các cơ sở thú y để được các bác sĩ tư vấn. Vì con mèo của bạn có thể cần được điều trị ngay lập tức. Các bác sĩ thú y sẽ xem xét hồ sơ y tế của mèo và sẽ chú ý đến thời điểm tiêm phòng dại cuối cùng của chúng. Sau 10 ngày cách ly, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra lại tình hình sức khỏe của mèo. Để quyết định xem nó có bị nhiễm bệnh hay không.

Nếu mèo của bạn có các triệu chứng liên quan đến bệnh dại, việc chẩn đoán có thể khó khăn. Vì các triệu chứng ban đầu liên quan đến bệnh dại có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khỏe phổ biến khác của mèo. Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh dại là kiểm tra trực tiếp não của mèo.

mèo bị bệnh dại

Điều trị bệnh dại ở mèo

Nếu bạn chứng kiến ​​một con vật lạ có nguy cơ bị dại cắn hoặc cào con mèo của bạn. Tốt nhất, bạn đưa nó đến phòng khám thú y ngay lập tức để mèo còn khả năng được điều trị. Cũng giống như ở những người bị động vật dại cắn. Nếu virus chưa lây lan đến hệ thần kinh thì có thể tiêm vacxin chống bệnh dại.

Vacxin chống bệnh dại là một nhóm các kháng thể được tiêm vào cơ thể mèo. Với mục đích thúc đẩy hệ thống miễn dịch sản xuất kháng nguyên để chống lại virus đang tồn tại trong cơ thể mèo.

Hiện nay, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa có kết quả cho phương pháp điều trị bệnh dại. Cách tốt nhất vẫn là tiêm vacxin cho mèo theo định kỳ hằng năm.

Lưu ý: khi thấy mèo của mình bị động vật lạ cào hoặc cắn và có những hành vi bất thường. Bạn phải đưa mèo đến cơ sở thú y ngay lập tức. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh cho mèo ở nhà. Vì không những không giúp mèo có thể thuyên giảm bệnh mà còn kéo dài thời gian để virus di chuyển đến hệ thần kinh của mèo.

Phục hồi bệnh dại ở mèo

Đa số mèo bị ảnh hưởng bởi bệnh dại đều sẽ tử vong. Đây cũng là lý do tại sao Hiệp hội Y tế Thế giới đã xem vacxin bệnh dại là một loại vacxin cốt lõi. Tiêm phòng cho mèo để chống lại virus bệnh dại và giữ cho động vật hoang dã tránh xa thú cưng của bạn là những cách duy nhất bạn có thể ngăn ngừa bệnh dại lây nhiễm cho mèo của mình.

mèo bị bệnh dại

Những con mèo từ 4 – 6 tháng tuổi sẽ được tiêm vacxin dại một lần. Sau đó sẽ là định kỳ 1 năm/lần. Đối với những con mèo mang thai, bạn nên chăm sóc và để chúng trong tầm kiểm soát của bạn. Hạn chế tối đa việc chúng tiếp xúc với những con mèo đi lang thang.

Lời kết:

Đối với những con mèo mắc bệnh dại, tiên lượng của chúng được đánh giá là khá xấu. Cùng với đó, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị và chẩn đoán cụ thể cho mèo. Vì vậy, tốt nhất bạn nên phòng ngừa bệnh cho mèo trước khi chúng có nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn