Chó bị giun đũa? Cách điều trị để tránh lây sang người

Chủ nhật - 05/05/2024 22:30
Bệnh giun đũa là một đường ruột thường gặp ở chó. Đây là một căn bệnh có thể lây lan từ chó bị bệnh sang chó khỏe mạnh. Và lây từ chó bị bệnh sang người. Có thể phòng ngừa bệnh lây lan sang người bằng các biện pháp đơn giản. 
Chó bị giun đũa? Cách điều trị để tránh lây sang người
Mục lục

Bệnh giun đũa là một căn bệnh thường gặp ở chó. Đây là một căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm vì có khả năng lây sang người. Nhiều người thường chủ quan và không để ý đến căn bệnh này. Chính vì vậy mà họ không biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh giun đũa này nhé.

Bệnh giun đũa ở chó

Bệnh giun đũa ở chó còn có tên gọi khác là bệnh Toxocara canis. Đây là bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra. Loại giun này thường ký sinh trong dạ dày và ruột non của chó. Bệnh giun đũa thường xảy ra chủ yếu ở chó con vì hệ miễn dịch của chó còn yếu. Giun đũa tồn tại trong ruột của chó được thải ra ngoài. Phân của chó thải ra bên ngoài mang theo trứng của giun. Những chú chó khác có thể bị trứng bám vào cơ thể và nhiễm bệnh.

Bệnh giun đũa ở chóVì trứng của giun đũa có thể sống được ở ngoài môi trường nên chúng thường bám vào các loại thực vật hoặc vật dụng. Khi trẻ em hoặc người lớn tiếp xúc với những nơi có trứng sán thì sẽ bị nhiễm bệnh. Trứng sán đi vào cơ thể người sẽ hình thành nên sán chó và đi đến các cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu chó bị bệnh giun đũa

Khi chó bị bệnh giun đũa thì thường bị tiêu chảy. Nhiều người nuôi rất chủ quan  khi thấy chú chó của mình bị tiêu chảy. Họ cho rằng đây là một điều bình thường ở chó, đặc biệt là cún con vì hệ tiêu hoá của cún không được ổn định. Tuy nhiên, nếu phát hiện chú chó của mình bị tiêu chảy thường xuyên thì bạn nên cân nhắc. Có thể chú chó của bạn đã bị nhiễm bệnh giun đũa. 

Chó thường sẽ nôn rất nhiều và bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Giun đũa trong dạ dày của chó phát triển khiến cho chúng bị nôn. Chó sẽ rơi vào tình trạng chán ăn và mất vị giác. Chó gần dần mất đi ý thức và khả năng đi đứng. Bụng của chó cũng bị trương phình lên vì giun đũa phát triển mạnh. 

Bạn chú ý quan sát sẽ thấy chú chó của mình xanh xao hơn vì chó bị thiếu máu nghiêm trọng. Màu lông của chó sáng hơn bình thường vì lượng sắc tố không đủ cung cấp. Một vài chú chó còn bị rụng lông nhiều. Nếu chó không được phát hiện kịp thời có thể bị tắc ruột rất nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh giun đũa

Giun đũa tồn tại bên ngoài môi trường có thể xâm nhập vào cơ thể của chó khi tiếp xúc với lông của chó. Trong quá trình hoạt động và vui chơi, chó vô tình tiếp xúc với những nơi có chứa trứng của giun đũa. Trứng có thể xâm nhập vào cơ thể của chó thông qua miệng hoặc đường hô hấp. 

Nguyên nhân khiến chó bị bệnh giun đũaMột nguyên nhân khác là chó ăn phải những loại thực phẩm có chứa giun đũa. Khi các loại thực phẩm đi vào cơ thể, giun sẽ được giải phóng. Chúng sẽ sinh sôi để phát triển ở các cơ quan như gan, tim và chạy xuống ruột non. Giun đũa có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh. Chúng có thể sinh được hơn 200.000 ấu trùng trong vòng 4 tháng. 

Điều trị chó bị bệnh giun đũa

Những chú chó khi bị bệnh giun đũa cần được điều trị theo một quy trình cụ thể và tốn nhiều thời gian. Hiện nay, việc chữa trị bằng thuốc là phương pháp hiệu quả nhất khi chó bị bệnh giun đũa. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện chú chó của bạn bị giun đũa thì bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Điều trị chó bị bệnh giun đũa

Kiểm tra xem khi chó đi ngoài có bị tiêu chảy hay không. Trong phân của chó có giun hay không. Nếu bạn phát hiện giun trong phân thì chắc chắn chú chó của bạn đã bị nhiễm bệnh. 

  • Đưa chó đến cơ sở y tế

Khi phát hiện chó bị bệnh thì việc tiếp theo là đưa chó đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Những chú cho bị bệnh cần được chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp. 

  • Tiến hành sở giun cho chó

Khi xác định chó bị giun đũa thì bác sĩ sẽ thực hiện việc sổ giun cho chó. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chó mà bác sĩ sẽ dụng các loại thuốc xổ giun khác nhau. Quá trình xổ giun được chia nhỏ thành các giai đoạn khác nhau. Thông thường, chó sẽ được theo dõi và xổ giun trong vòng 3 đến 6 tháng. 

Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như Fenbendazole hoặc Pyrantel Pamoate để điều trị cho chó. Đây là những loại thuốc đã được kiểm chứng và có tác dụng điều trị hiệu quả. Một số chú chó có thể bị các triệu chứng phụ vì phản ứng với thuốc. Cần chú ý theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu chú chó có những dấu hiệu bất thường. 

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kê những đơn thuốc để hỗ trợ hồi phục các triệu chứng của bệnh. Các loại kháng sinh và khoáng chất được bổ sung để cơ thể chó được hồi phục. Chó bị mất nước nhiều nên cần được bổ sung nước thường xuyên. Bạn cần phải theo dõi thường xuyên để chó có thể được phục hồi một cách hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh giun đũa ở chó

Việc điều trị khi chó bị bệnh giun đũa thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy việc phòng tránh bệnh cần được chú ý hơn để giúp chú chó của mình khỏe mạnh hơn. Bạn nên thực hiện cách biện pháp phòng tránh như sau:

  • Giữ vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ. Thực hiện việc khử khuẩn thường xuyên để bảo đảm môi trường không có vi khuẩn xâm nhập.

Phòng ngừa bệnh giun đũa ở chó

  • Chú ý khi lựa chọn thức ăn cho chó. Chỉ nên dùng những loại thực phẩm các nguồn gốc rõ ràng và an toàn. chú ý rửa sạch trước khi chế biến để hạn chế giun đũa xâm nhập vào cơ thể chó.
  • Thực hiện việc xổ giun định kỳ và đưa chó đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu nghi ngờ chó bị mắc bệnh nên đưa chó đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời. 

  • Khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải của chó. Phải rửa tay khử khuẩn khi tiếp xúc với chó để tránh bị lây nhiễm giun đũa vào cơ thể. 

Lời kết

Giun đũa là một căn bệnh ở đường ruột có khả năng lây lan ở chó. Không những vậy, bệnh này còn lây lan sang cho người nên cần chú ý. Nên đưa chó đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện kịp thời bệnh ở chó. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc chú chó của bạn.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn