Sán dây là một loại ký sinh trùng ở đường ruột. Chúng có thể bám vào thành ruột của chó và ăn hết các chất dinh dưỡng ở đây. Và sẽ gây tổn thương cho chó. Khi những con sán dây trưởng thành, cơ thể của chúng sẻ chia ra nhiều phân đoạn. Và mỗi phân đoạn sẽ đứt lìa để có thể ra ngoài cùng với phân. Nếu chó của bạn bị nhiễm sán dây bạn có thể nhìn thấy các đoạn của sán trong phân của chó.
Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại sán dây ở chó này nhé!!!
Sán dây là một trong những ký sinh trùng thường gặp ở chó. Chúng có tên khoa học là Tapeworm. Những con chó bị nhiễm sán dây do ăn bọ chét. Vì những con bọ chét thì nghĩ rằng trứng của sán dây rất ngon. Sán dây được hình thành bởi 1 cái đầu nhỏ và thân mình được cấu thành bởi nhiều đoạn lặp lại. Giống như những cục gạch nhỏ tạo thành thân mình của chúng.
Khi chó của bạn bị nhiễm Tapeworm. Bạn sẽ thấy phân của chúng khô và thường có màu trắng hoặc kem. Thậm chí, khi phân tươi bạn có thể nhìn thấy những con sán đang ngọ nguậy. Khi phát hiện chó của mình nhiễm sán dây, bạn nên có cách điều trị hợp lý cho chó.
Sán dây là một căn bệnh tương đối phổ biến. Có khoảng 40 loài sán dây trên thế giới gây bệnh cho chó. Có nhiều loại sán dây ở chó có thể lây nhiễm sang cho con người. Hiện nay, có khoảng 8 loại sán dây và chúng gây ra bệnh cho chó ở tất các các vùng khác nhau. Những con sán trưởng thành thường sẽ ký sinh trong ruột của chó.
Những con sán dây thường ký sinh vào đường ruột hoặc thành ruột của chó. Chúng sẽ ăn hết những chất dinh dưỡng của nơi này. Và gây ra nhiều tổn thương cho những con chó. Những con sán trưởng thành sẽ đẻ trứng và trứng của chúng cùng với phân được thải ra bên ngoài. Sau đó trứng sẽ biến thành ấu trùng.
Sau 21 ngày, ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng. Sau đó, những con ấu trùng sẽ xuống dưới nước và ký sinh vào các loài động vật giáp xác. Tại đây, sau 20 ngày ấu trùng sẽ phát triển thành những con ấu trùng gây nhiễm. Và ký sinh bệnh trong ếch hoặc nhái. Ngoài ra chúng còn có thể ký sinh ở chuột hoặc những con vật khác.
Những con chó khi ăn phải con vật bị nhiễm ấu trùng gây bệnh. Sau 13 ngày ấu trùng sẽ hình thành nên sán. Những con sán sẽ dựa vào tác động cơ học và những độc tố tiết ra để gây bệnh ở chó. Có nhiều loại sán dây tồn tại mà chia ra các phân đoạn khó nhì thất. Tuy nhiên lại có nhiều loại có những phân đoạn tựa hạt mè hoặc hạt dưa chuột.
Chó có thể bị nhiễm sán dây qua 4 cách:
- Chó trực tiếp ăn phải trứng sán. Khi những con chó ăn trực tiếp trứng sán ở môi trường bên ngoài. Sau đó trứng sẽ nở ra trong bụng chó. Ấu trùng lúc này sẽ ký sinh ở thành ruột và sán dây hình thành.
- Chó ăn trúng phải vật trung gian nhiễm sán. Như đã nói ở trên, ấu trùng sán có thể ký sinh ở ếch, nhát, chuột, thỏ, … Khi chó ăn phải những con này có chứa ấu trùng sán. Chúng cũng sẽ có nguy cơ mắc sán dây.
- Chó bị nhiễm sán dây từ trong bụng mẹ. Khi những con chó mẹ mang thai nhưng không may lại bị nhiễm sán dây. Những con ấu trùng có thể di chuyển đến nhau thai. Và đến phổi của những con chó con trong bụng mẹ để ký sinh.
- Chó con bú sữa mẹ bị nhiễm sán dây. Khi những con chó mẹ mang thai nhưng không may lại bị nhiễm sán dây. Sán dây sẽ di chuyển đến mô chứa tuyến vú của chó mẹ. và sẽ lây lan khi những con chó con bú sữa mẹ
Đối với chó bị nhiễm sán dây chúng sẽ có 2 thể là cấp tính và mãn tính.
- Với thể cấp tính thường xuất hiện với chó từ 1 – 4 tháng tuổi. Biểu hiện
của chó thường là nôn mửa thường xuyên. Chảy máu ruột do các móc của sán bám
vào vách ruột. Chó bị viêm ruột thứ phát và khiến chó bị táo bón. Trong phân của chó sẽ kèm theo các đốt của sán
- Với thể mãn tính thường xuất hiện với chó đã trưởng thành. Biểu hiện cụ thể là ít ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, trong phân có những đốt sán. Nếu tình trạng bệnh nặng chúng sẽ ngơ ngác, run rẩy, dữ tợn và nằm lì 1 chỗ.
Những loại thuốc không được kê đơn, thông thường sẽ không chữa khỏi được sán dây. Vì thế, không nên lãng phí tiền bạc và thời gian vào những loại thuốc không kê đơn. Thay vào đó bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y. Để có thể tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả.
Để có thể kiểm soát được sán dây ở chó. Đòi hỏi bạn phải có cách phòng ngừa và điều trị. Những con chó được nuôi nhốt nhiều ngày. Không đồng nghĩa với việc chúng không bị nhiễm bệnh. Vì thiết bạn nên kiểm soát bọ chét ở chó. Đây được xem là cách phòng tránh cơ bản nhưng hiệu quả cao. Cùng với đó bạn nên kiểm soát được lượng thức ăn hằng ngày của chó. Nếu chó có dấu hiệu bệnh đang chuyển biến xấu. Bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y để chó được các chuyên gia thú y chăm sóc.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thuốc tẩy giun cho chó. Và cũng có nhiều loại thuốc đặc trị riêng biệt cho từng loại giun, sán. Cũng có nhiều loại thuốc đặc trị cho nhiều loại giun, sán. Bạn có thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc dưới đây để có thể tẩy giun cho chó:
- Thuốc Sanpet có thể tẩy sán dây, giun tròn, sán lá cho chó
- Sanpet plus có thể tẩy sán dây và giun tròn cho chó ở ruột non với chó trưởng thành và chó con.
- Bio-rantel có thể tẩy giun móc, sán dây, giun tóc, giun đũa cho chó mèo.
Nếu chó của bạn có những biểu hiện tình trạng bệnh lý nặng. Bạn nên đưa chó đến cơ sở thú y để có những phương pháp chữa trị hợp lý.
- Bạn nên cho chó ăn chín uống sôi. Không nên cho chó ăn thực phẩm còn sống. Vì có thể ẩn chứa những trứng và ấu trùng của sán dây
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, môi trường sống và những dụng cụ ăn uống hằng ngày của chó. Để có thể tiêu diệt triệt để các mầm bệnh.
- Không nên thả rông chó quá nhiều để có thể hạn chế việc lây nhiễm bệnh. Không nên cho chó vào nơi chăn nuôi gia súc.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về loại sán dây ở chó mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn biết thêm nhiều thông tin. Và hỗ trợ cho việc chăm sóc những bé cưng của bạn. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn