Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường, đái tháo đường ở chó

Chủ nhật - 05/05/2024 22:44
Chó bị bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho chó. Việc điều trị cho chó sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiều công sức hơn. Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường ở chó tương đối đơn giản.
Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường, đái tháo đường ở chó
Mục lục

Bệnh tiểu đường ở chó là một căn bệnh gây ra khi có sự thay đổi insulin trong cơ thể. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì thì chó sẽ có không bị ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng ngược lại, không phát hiện được chó bị bệnh thì nguy cơ tử vong rất cao. Những người chủ rất quan ngại về căn bệnh này ở chó. Để giải quyết vấn đề này, Vpet.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường ở chó là gì?

Bệnh tiểu đường ở chó là gì?Bệnh tiểu đường hay còn được biết đến là bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh liên quan đến lượng đường huyết trong cơ thể của chó. Lượng insulin trong cơ thể của chó bị suy yếu gây ra sự rối loạn đường huyết. Bệnh tiểu đường khi được phát hiện sớm thì chú cún của bạn có thể được điều trị khỏi. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nguy cơ tử vong của bệnh tiểu đường ở chó cũng tương đối cao.

Bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở những chú chó già vì lúc này cơ thể của chó bắt đầu suy yếu. Những giống chó như chó sục Caim, Spaniels, poodle, scontlen, miniature schnauzers hoặc dachshund thường có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Nguyên nhân khiến chó bệnh đái tháo đường 

  • Nguyên nhân chính khiến cho chó bị bệnh đái tháo đường là vì lượng insulin bị suy giảm. Điều này là do tuyến tụy của chó bị suy giảm chức năng khiến lượng insulin tiết ra không đủ.

  • Chó khi bị các bệnh như béo phì cũng làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hormone hoặc kháng lại insulin. Việc này sẽ khiến cho lượng insulin bị ảnh hưởng, khiến chúng không thể hoạt động đúng theo chức năng. 

  • Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của chó cũng là một nguyên nhân khiến chúng bị bệnh. Ăn quá nhiều tinh bột và chất bột đường khiến chó bị béo phì và gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể. 

  • Các loại thuốc tiêm trong giai đoạn sinh sản như thuốc động dục, thuốc mang thai... khiến cho lượng hormone bị rối loạn. 

Dấu hiệu của chó khi bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu của chó khi bệnh đái tháo đườngKhi bị bệnh, chú cún thường uống rất nhiều nước, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn. Chó cũng thực hiện việc ăn nhiều hơn bà biểu hiện thèm ăn và nhanh đói hơn. Nếu chú cún có biểu hiện này, bạn cần chú ý và đưa cún đến  đi bệnh viện hoặc cơ sở thú y để chẩn đoán ngay. khám ngay.

Chú cún khi bị bệnh đái tháo đường thường ngủ nhiều và không còn năng động, hoạt bát. Chúng thường rất lười vận động, thường nằm dài cả ngày. Chú cún thường biểu hiện rằng chúng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Mặc của chó có nét ủ rũ và buồn bã. 

Chó xuất hiện hơi thở có mùi trái cây ngọt mặc dù chó  không hề uống hay ăn đồ ngọt hoa quả. Nên chú ý cẩn thận và đưa chó đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Một vài trường hợp chó xuất hiện tình trạng bồn chồn, run rẩy. Cân nặng của chó thay đổi thất thường. Lông chó bị bệnh thường bị xỉn màu và  mỏng dần. Chó có thể bị suy thận cấp tính hoặc mãn tính. Mắt của chó bị đục thủy tinh thể. Nếu không được điều trị sớm, bệnh này có thể khiến chó bị  mù.

Điều trị bệnh tiểu đường ở chó

Có nhiều cách điều trị khác nhau để chó có thể khỏi bệnh. Chủ cần phải kiên trì và nhẫn nại vì quá trình điều trị cho chó tương đối dài và mất nhiều công sức. Bạn có thể sử dụng các phương pháp: luyện tập, vận động thường xuyên; điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và  dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, còn có thể điều trị bệnh đái tháo đường bằng insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường ở chóBạn có thể tham khảo khẩu phần ăn dành cho chó khi bị bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: lượng chất béo cần phải giảm lại. Cung cấp cho chó những đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo ít chất béo. Rau xanh và củ quả là một lựa chọn tốt. Hàm lượng chất xơ có trong rau củ quả sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa của chú chó dễ dàng hơn. Đồng thời, lượng chất xơ còn hỗ trợ cơ thể tiết ra lượng insulin cần thiết.

Chó khi bị bệnh tiểu đường cần được ăn đủ chất dinh dưỡng thay vì ăn những món ngon. Số lượng bữa ăn trong ngày chỉ nên là 2, không nên cho chó ăn quá nhiều. Chú ý cho chó ăn sau đó tiêm insulin để bổ sung cho chúng. Về cơ bản, chó khi bị bệnh tiểu đường thường sẽ uống nước rất nhiều. Bạn nên kiểm soát lượng nước để chú chó của mình không bị đi tiểu quá nhiều. Đồng thời, cũng phải đảm bảo lượng nước chó uống là không quá ít. Khi bị bệnh, cho cần uống từ 200 - 300 ml trong một ngày. 

Bạn có thể kết hợp các bài tập để giúp năng cao sức đề kháng của chú chó. Bạn có thể cho chó tập các bài tập thể dục hoặc vận động thích hợp vào buổi sáng hoặc chiều mát.  Vì cơ thể của chó đang bị bệnh nên không thể đảm bảo cho việc vận động quá nhiều. 

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở chó  

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở chó  Để phòng tránh được bệnh tiểu đường ở vật nuôi, bạn cần phải chú ý đến các vấn đề chăm sóc cho con vật đặc biệt là chế độ ăn uống phải có khoa học và an toàn, bạn nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ, xây dựng một biểu thời gian biểu ăn uống đều đặn và hợp lý mỗi ngày. Vật nuôi cần được thường xuyên vận động và tập thể dục để tránh nguy cơ bị thừa cân, béo phì.

Lời kết

Bệnh tiểu đường là một bệnh tương đối nguy hiểm đối với chó. Hệ miễn dịch và sức đề kháng của chó suy yếu nên cần được chữa trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc chú cún của mình. 

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn