Nhiễm khuẩn E. Coli thường gặp ở mèo con 

Chủ nhật - 05/05/2024 21:48
nhiễm khuẩn E. Coli là bệnh lý tương đối nguy hiểm đối với mèo bị nhiễm bệnh. Tùy vào vị trí vi khuẩn xâm nhập vào mà mèo sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Nhiễm khuẩn E. Coli thường gặp ở mèo con 
Mục lục

Nhiễm khuẩn E. Coli ở mèo hay còn gọi là nhiễm khuẩn do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm ở mèo. Không những việc chẩn đoán bệnh cho mèo gặp nhiều khó khăn mà còn tốn nhiều thời gian của các bác sĩ. Cùng Vpet.n tìm hiểu về căn bệnh này ở mèo nhé!!!

Nhiễm khuẩn E. Coli là gì?

Escherichia coli viết tắt là E. coli, là một loại vi khuẩn phổ biến ở đường tiêu hóa dưới của hầu hết các loài động vật có vú, bao gồm cả người và mèo. Hiện nay, có đến hàng trăm chủng E.coli khác nhau và phần lớn chúng không nguy hiểm. Tuy nhiên, E. coli được biết là gây ra các vấn đề về sức khỏe khi nó xâm nhập vào các bộ phận của cơ thể của mèo.

mèo bị nhiễm khuẩn E.Coli

Mèo trưởng thành khỏe mạnh hiếm khi gặp các vấn đề liên quan đến E. coli. Nhưng mèo con, mèo già hoặc những con con mèo có hệ thống miễn dịch bị yếu thì lại có tỉ lệ cao nhiễm loại vi khuẩn này.

Sự xuất hiện của vi khuẩn E. coli gây bệnh có thể khiến mèo bị ốm nặng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, phần lớn các ca nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo là do E. coli gây ra. Một số chủng E. coli còn tạo ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Mèo cái khi chưa bước vào chu kỳ sinh sản khi nhiễm E. coli có thể phát triển bệnh nhiễm trùng tử cung hoặc mèo con mới sinh có thể bị một dạng nhiễm khuẩn E. coli cực kỳ nghiêm trọng được gọi là colibacillosis.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Escherichia coli

Triệu chứng của mèo sẽ tùy thuộc vào chủng E. coli và vị trí mà vi khuẩn xâm nhập vào. Đồng thời mỗi căn bệnh do nhiễm trùng E. coli gây ra, mèo sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là triệu chứng cho từng căn bệnh mà E. coli gây ra cho mèo:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

E coli là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được chẩn đoán gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên

  • Đi tiểu bên ngoài khay vệ sinh

  • Đau khi đi tiểu (đôi khi biểu hiện bằng giọng nói)

  • Có máu trong nước tiểu

  • Nước tiểu có mùi hôi

  • Căng đi tiểu

  • Đau ở bụng

  • Sốt

Đường tiêu hóa

Loại nhiễm khuẩn E. coli này thường do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, gây ra các triệu chứng như:

  • Chán ăn

  • Nôn mửa

  • Tiêu chảy, đôi khi có máu

mèo bị nhiễm khuẩn e.Coli

Pyometra

Đây là căn bệnh rối loạn sinh dục nữ khi chưa bước vào chu kỳ sinh sản lần nào. Dễ hiểu hơn thì Pyometra là một bệnh nhiễm trùng tử cung thường xảy ra sau một chu kỳ mà không dẫn đến mang thai. Các triệu chứng của bệnh có thể khó phát hiện, bao gồm:

  • Hôn mê

  • Kém ăn

  • Bụng chướng

  • Tiết dịch âm đạo

  • Cơn khát tăng dần

  • Thở hổn hển quá mức

Colibacillosis

Một tình trạng gặp ở mèo con sơ sinh. Bệnh colibacillosis là đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng bao gồm:

  • Chán ăn

  • Nôn mửa

  • Hôn mê

  • Tiêu chảy nặng

  • Thân nhiệt thấp

  • Mất nước

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn E. Coli ở mèo

Mặc dù tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli đều do sự phát triển quá mức của các chủng vi khuẩn gây bệnh. Nhưng mỗi biểu hiện của bệnh lại có phương thức lây truyền riêng.

Với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, việc đưa vi khuẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu thường được cho là do hành động thường xuyên của mèo khi chúng dùng lưỡi của mình để liếm lông. Việc liếm lông từ chổ này rồi sang chỗ khác sẽ là phương tiện để giúp vi khuẩn di chuyển nhanh hơn.

Nguyên nhân để E. coli xâm nhập vào đường tiêu hóa thường do việc ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc sống. Những con mèo hoang sinh sống ngoài trời có thói quen đi săn vào ăn những con mồi mà chúng săn được sẽ có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn. Bạn không nên áp dụng cho mèo chế độ ăn thịt sống. Những chuyên gia dinh dưỡng ngành thú y cũng cảnh báo không nên cho mèo ăn thịt sống.

Bệnh Pyometra xảy ra khi có sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong tử cung do thay đổi nội tiết tố gây ra.

mèo bị nhiễm khuẩn E.Coli

Mèo con sơ sinh sẽ phát triển bệnh colibacillosis sau khi tiếp xúc với E. coli và nguyên nhân có thể là:

  • Nhiễm bệnh thông qua vi khuẩn trong cổ tử cung của mèo mẹ

  • Do vi khuẩn trong ống sinh

  • Do tuyến vú bị nhiễm trùng

  • Mèo con được nuôi dưỡng trong môi trường không hợp vệ sinh

Chẩn đoán nhiễm khuẩn E. Coli ở mèo

Nếu mèo có các triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Chẩn đoán nhiễm khuẩn coli cần các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và tốn khá nhiều thời gian. Vì E. coli là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đồng thời các triệu chứng bệnh do E. coli gây ra thương rất nhiều. Nên gây ra nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh cho mèo.

Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết các triệu chứng mà bạn đã quan sát được. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ thu thập những thông tin về tiền sử bệnh án của mèo. Nếu mèo của bạn là giống cái, bác sĩ thú y sẽ muốn biết liệu mèo con đã chết, đang mang thai hay đang cho con bú.

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe, bao gồm sờ bụng mèo để kiểm tra màng ruột, tử cung hoặc bàng quang bị căng hoặc dày lên. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sẽ được tiến hành để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn và sàng lọc các bệnh tiềm ẩn tiềm ẩn. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu

  • Phân tích nước tiểu

  • Kiểm tra phân

  • Tăm bông âm đạo

  • Tia X

  • Siêu âm

Hai phương pháp chuyên dụng mà bác sĩ thú y có thể thực hiện để đảm bảo cho công tác  chẩn đoán chính xác và điều trị cuối cùng cho mèo là

  • Cấy vi khuẩn để xác nhận sự hiện diện và loại vi khuẩn

  • Kiểm tra độ nhạy với kháng sinh để tìm loại kháng sinh nào hiệu quả nhất chống lại các vi khuẩn đã xâm nhập

Điều trị nhiễm khuẩn E. Coli ở mèo

Nhiều trường hợp mèo nhiễm khuẩn E.coli có thể được điều trị ngoại trú và tái khám để kiểm tra quá trình điều trị. Những phương pháp điều trị mà các bác sĩ thú y áp dụng như:

Thuốc kháng sinh

Bất kể vị trí nhiễm trùng và chủng E. Coli nào gây bệnh cho mèo thì  kháng sinh vẫn là lựa chọn điều trị phổ biến. Nhiễm trùng đơn giản cần thì chỉ cần một đợt kháng sinh thông thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Nhiễm trùng phức tạp có thể cần điều trị kháng sinh trong tối đa 6 tuần.

mèo bị nhiễm khuẩn E.Coli

Điều trị chuyên sâu

Tuy nhiên nếu mèo của bạn đang gặp phải tình trạng bệnh nặng. Các bác sĩ thú y có thể sẽ giữ mèo của bạn ở lại bệnh viện để dễ dàng cho công tác điều trị. Đặc biệt là với mèo con còn rất nhỏ mắc bệnh. Vì là mèo con nên thông thường các bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng mèo mắc phải để điều trị. Các liệu pháp hỗ trợ điều trị cho mèo lúc này như:

  • Truyền dịch vào tĩnh mạch để hạn chế cơ thể mèo mất nước và hạ đường huyết

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể để tránh hạ thân nhiệt

  • Không cho mèo bú trực tiếp sữa mẹ, thay vào đó cho chúng bú bình

Chăm sóc mèo bị nhiễm khuẩn E. Coli

Bạn nên chú ý liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh cho mèo. Cho mèo uống đủ liều lượng thuốc để đảm bảo mèo được tiếp nhận điều trị tốt nhất. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể khiến bệnh tái phát hoặc tệ hơn là dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Nếu nhiễm trùng E. Coli là một trường hợp của bệnh pyometra, bạn nên thực hiện triệt sản cho mèo cái để có thể đảm bảo sức khỏe cho mèo và không di truyền cho thế hệ con của chúng.

mèo bị nhiễm khuẩn E.Coli

Mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cần một chế độ ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Chúng nên được khuyến khích uống nước càng nhiều càng tốt. Vì đi tiểu thường xuyên sẽ giúp ngăn vi khuẩn đào thải khỏi bàng quang và đường tiết niệu.

Những con mèo sống ngoài trời khi nhiễm vi khuẩn E.Coli ở đường tiêu hóa nên được nuôi dưỡng trong nhà. Hạn chế tối đa bản năn đi săn và ăn thịt sống của chúng. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế việc đưa thịt sống vào thực đơn hằng ngày của mèo.

Lời kết:

Việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli thường phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh của mèo. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về bệnh của mèo, các bác sĩ thú y cũng phải tốn khá nhiều thời gian và công sức. Đừng quên đặt lịch tái khám cho mèo với các bác sĩ thú y để các bác sĩ có thể theo dõi quá trình điều trị của mèo nhé!

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn