Sa trực tràng ở mèo là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Chủ nhật - 05/05/2024 21:48
Sa trực tràng ở mèo là hiện tượng mô trực tràng nhô ra khỏi hậu môn của mèo. Tùy vào nguyên nhân mà mèo sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Sa trực tràng ở mèo là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Mục lục

Sa trực tràng là một tình trạng bệnh lý không quá phổ biến với loài mèo. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh mang lại cho những con mèo mắc phải bệnh là khá cao. Những con sen cũng không biết nhiều những thông tin và kiến thức về căn bệnh này ở mèo. Theo dõi bài viết này của Vpet.vn để có thể tìm hiểu kỹ về căn bệnh này ở mèo nhé!

Sa trực tràng ở mèo là gì?

Trong một số trường hợp, mô trực tràng của mèo có thể nhô ra khỏi lỗ hậu môn. Đây được gọi là "sa trực tràng". Sa trực tràng hay còn gọi là sa hậu môn. Trực tràng là đoạn cuối của ruột già. Nhận thấy mô hình ống nhô ra từ hậu môn của mèo là dấu hiệu cho thấy trực tràng đã thoát một phần ra khỏi cơ thể. Tình trạng này thường bị sưng và đau dữ dội. Con mèo sẽ không thể đi vệ sinh và có thể dẫn đến tử vong sau vài ngày.

mèo bị sa trực tràng

Mèo con sẽ có nguy cơ cao bị lòi trực tràng hơn những con mèo trưởng thành. Mèo con dưới sáu tháng tuổi bị bệnh sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng hơn. Đồng thời những con mèo già cũng có thể bị sa trực tràng khi bị chấn thương hoặc khối u trực tràng. Kích thích trực tràng mãn tính có thể làm suy yếu cơ thể của mèo. Dùng sức khi đi vệ sinh có thể đẩy mô trực tràng ra khỏi cơ thể. Những con mèo bị bệnh cần được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh sa hậu môn

Có khá nhiều những triệu chứng gây ra bệnh sa trực tràng ở mèo. Nhưng hầu hết các triệu chứng của bệnh sa đều biểu hiện bên ngoài. Rõ nhất là bạn sẽ có thể nhìn thấy từ hậu môn của mèo. Cùng với đó là các triệu chứng như:

  • Mô dạng ống nhô ra bên ngoài hậu môn

  • Hậu môn đỏ tươi

  • Táo bón nghiêm trọng

  • Sưng hậu môn

  • Mèo liến hậu môn thường xuyên

  • Phiền muộn, buồn bã

  • Hôn mê

Nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng

Nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau có thể gây ra sa trực tràng ở mèo. Xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh sẽ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát lần thứ hai sau khi điều trị.

mèo bị sa trực tràng

Những nguyên nhân gây ra bệnh cho mèo như:

  • Ký sinh trùng đường tiêu hóa

  • Các khối u lành tính hoặc u gây ung thư trong trực tràng

  • Niêm mạc trực tràng bị tổn thương

  • Thoát vị

  • Nuốt phải vật lạ

  • Táo bón

  • Viêm dạ dày ruột do nhiễm vi khuẩn hoặc virus

  • Sỏi niệu đạo

Chẩn đoán bệnh sa hậu môn

Sau khi thấy triệu chứng bất thường của mèo, bạn nên lập tức đưa mèo vào phòng khám thú y hoặc bệnh viện thú y. Tại đây, các sĩ thú y sẽ cần thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho chúng. Điều này sẽ bao gồm xác nhận thông tin về các triệu chứng hiện có của mèo. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng.

Để phân biệt sa trực tràng với một tình trạng thậm chí nghiêm trọng hơn được gọi là sa ruột non ở mèo. Các bác sĩ sẽ cho một đầu dò được bôi trơn và được đưa vào hậu môn của mèo. Nếu đường đi của đầu dò có ít hoặc không có lực cản, có khả năng mèo bị sa ruột non và cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Nếu đầu dò không vào dễ dàng, tỉ lệ cao mèo bị sa trực tràng.

Cần xác định rõ nguyên nhân cơ bản gây ra sa trực tràng để lựa chọn hình thức điều trị phù hợp. Phân tích mẫu phân sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc xác định bất kỳ ký sinh trùng nào có trong mèo. Xét nghiệm máu, bao gồm cả công thức máu đầy đủ để xem nồng độ hemoglobin có giảm hay không.

Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ cần kết quả xét nghiệm hóa học để đánh giá sức khỏe tổng thể. Phân tích nước tiểu cũng có thể giúp chẩn đoán một số vấn đề gây ra sa trực tràng. Chụp X-quang có thể được sử dụng để xem mức độ tổn thương bên trong trực tràng.

Điều trị sa trực tràng ở mèo

Những con mèo bị bệnh được đưa đến bệnh viện để điều trị sa trực tràng càng sớm thì càng có cơ hội phục hồi thành công. Điều trị phải được thực hiện nhanh chóng để giữ cho mèo càng nhiều mô trực tràng sống càng tốt. Tất cả các phương pháp điều trị của bác sĩ đều cần gây mê toàn thân và thuốc giảm đau trong thời gian hồi phục.

mèo bị sa trực tràng

Phương pháp thủ công

Nếu hầu hết các mô trực tràng còn sống, bác sĩ thú y có thể tự đẩy nó trở lại vị trí cũ. Sau đó, dùng chỉ khâu khâu lại xung quanh hậu môn để giữ và cố định trực tràng trong cơ thể. Chỉ khâu cần phải đủ lỏng để mèo có thể đi vệ sinh được. Sau 48 tiếng đồng hồ, các bác sĩ sẽ tiến hành gỡ chỉ khâu ở hậu môn của mèo.

Phẫu thuật Colpopexy

Đây là một phẫu thuật xâm lấn nhẹ vào cơ thể mèo. Cụ thể các bác sĩ sẽ rạch một đường bằng dao có kích thước khá nhỏ. Sau đó các bác sĩ sẽ kéo cho trực tràng trở lại cơ thể và cố định vào thành cơ thể.

Cắt trực tràng

Phẫu thuật này được sử dụng nếu mô trực tràng nhô ra bệnh ngoài hậu môn đã chết. Những vùng mô này sẽ cần được cắt bỏ. Sau khi mô chết bị cắt cụt, trực tràng sẽ được nối trở lại hậu môn. Đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp và rủi ro cao. Phương pháp này được sử dụng như nỗ lực cuối cùng của bác sĩ để cứu sống chú mèo. Kèm theo đó là các biến chứng sâu phẫu thuật.

Thuốc tẩy giun

Nếu nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng là do những ký sinh trùng bên trong cơ thể mèo, thì việc tẩy giun cho mèo là cần thiết. Để giúp mèo không gặp phải các vấn đề về trực tràng.

Thuốc kháng sinh

Nếu nhiễm vi khuẩn được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh cho mèo. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Các đơn thuốc thường kéo dài từ hai đến bốn tuần.

Phục hồi điều trị cho mèo bị sa trực tràng

Nếu nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh sa trực tràng cho mèo đã được xác định và điều trị. Lúc này, trực tràng của mèo đã trở lại đúng vị trí ban đầu và mèo có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu các bác sĩ thú y sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc thủ công, thì việc tái phát bệnh có thể xảy ra.

Nếu mèo thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trực tràng, nguy cơ nhiễm trùng vết thương có thể diễn ra trong quá trình chữa bệnh. Đồng thời việc phục hồi bệnh ở mèo sẽ khó có thể kiểm soát được.

mèo bị sa trực tràng

Tẩy giun cho mèo theo lịch trình thường xuyên để ngăn chặn sự xâm nhập của ký sinh trùng ngay từ đầu. Kiểm tra phân cũng có thể giúp bạn chẩn đoán ký sinh trùng xuất hiện trong cơ thể mèo. Mặt khác, bạn nên cho mèo ăn một chế độ ăn giàu chất xơ. Bạn cũng nên cung cấp nhiều nước cho mèo. Những điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh táo bón xảy ra với mèo.

Nếu bác sĩ thực hiện phẫu thuật colopexy cho mèo , thì bạn hãy chú ý theo dõi vết mổ xem có bị sưng tấy, chảy mủ, chảy máu hay bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác không. Dùng vòng cổ chuyên dụng để ngăn mèo liếm vào vết mổ. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mèo sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc gel bôi hậu môn để hỗ trợ cho mèo có thể đi vệ sinh dễ dàng và giảm đau.

Lời kết:

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc bổ sung thêm nhiều kiến thức về bệnh sa trực tràng ở mèo. Đồng thời có thể hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc mèo của mình. Đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé. Vpet.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn