Giun tim là ký sinh trùng thường xuyên xuất hiện ở chó. Chúng còn được biết đến với cái tên Dirofilaria immitis. Thông thường Dirofilaria immitis sẽ ký sinh ở động mạch chủ của tim hoặc ở động mạch phổi. Chúng sẽ gây ra bệnh nhờ các trung gian như bọ chét, ve, muỗi.
Cùng Vpet.vn tìm hiểu rõ hơn về loại ký sinh trùng nguy hiểm này nhé!!!
Bệnh giun tim là do chó bị nhiễm vi khuẩn Dirofilaria Immitis. Giun tròn Roundworm cũng được gọi là giun tim. Khi chó bị nhiễm giun tim, mức độ nghiêm trọng của chó thường sẽ phụ thuộc vào số lượng cá thể giun có trong cơ thể chó. Cùng với thời gian và phản ứng của chó với những con giun này.
Khi giun tim sống trong cơ thể chó chúng sẽ giao phối, sinh sản và lớn lên. Nếu bạn không điều trị cho chó kịp thời, số giun sẽ tăng lên theo thời gian. Có trường hợp 1 con chó nhiễm trong mình hàng trăm con giun. Tuy nhiên, khi nhiễm giun tim chúng sẽ gây tổn thương ở phổi, tim và động mạnh lâu dài. Và khi nhiễm giun tim sức khỏe và cuộc sống của chó sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Vì thế, bạn nên có những phương pháp phòng ngừa cho chó khoa học và tốt nhất. Nếu chó của bạn bị nhiễm giun tim, việc can thiệp kịp thời của các bác sĩ thú y là điều cần thiết.
Vòng đời của giun tim phụ thuộc khá nhiều vào muỗi. Những con giun tim cái khi trưởng thành sẽ ký sinh trong 1 con chó. Khiến con có bị nhiễm bệnh và sinh ra những con ấu trùng sống trong máu của chó. Kích thước của một con giun trưởng thành khoảng 30 cm. Thông qua những vết cắn do muỗi, muỗi sẽ mang mầm bệnh giun tim truyền qua chó.
Dựa vào việc hút máu Dirofilaria immitis sẽ trở thành ấu trùng sau 10 ngày. Sau đó sẽ được chuyển thông qua máu của những con muỗi. Khi muỗi hút máu của gia súc, giun tim sẽ xâm nhập vào những con vật này. Và sẽ di chuyển về động mạch phổi và tim sau 85 đến 120 ngày. Và chúng mất 8 – 9 tháng để có thể phát triển thành giun trưởng thành.
Khi những con muỗi đốt con chó bị nhiễm bệnh. Ấu trùng giun này sẽ xâm nhập vào muỗi. Sau đó sẽ được truyền sang cho một con chó khác. Sau đó vòng đời của giun tim sẽ được lặp đi lặp lại và nhiều con chó sẽ nhiễm bệnh.
Khi chó vừa bắt đầu nhiễm giun, chúng sẽ chỉ có vài triệu chứng và cũng có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên khi chó bị nhiễm trùng kéo dài. Các triệu chứng sẽ phát triển và biểu hiện rõ rệt. Lúc này, những vấn đề về sức khỏe của chó được xem là các dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
Thông thường, những triệu chứng thường gặp là ho, ít vật động, mệt mỏi, giảm thèm ăn và sút cân. Khi bệnh tiến triển nặng, những con chó sẽ có dấu hiệu suy tim. Bụng của chúng sẽ phình ra do có nhiều chất lỏng trong bụng. Cũng có nhiều trường hợp chó bị giun tim gây tắc nghẽn máu trong tim một cách đột ngột. Khiến chó bị suy sụp hệ thống tim mạch và ảnh hưởng lớn đến tính mạng.
Đối với những con chó mắc bệnh do muỗi truyền sang. Bạn có thể sử dụng thuốc Ivermectin 0,5 mg để tiêm dưới da. Hoặc cũng có thể dùng Levamisol 10 mg và 1 lần/ngày. Sau đó cho chó uống liên tục 6-10 ngày.
Còn với giun trưởng thành bạn sẽ áp dụng cách:
- Dùng Levamisol Hcl đường với 20 – 30 mg cho 15 đến 20 ngày. Bạn cũng có thể dùng Melarsomine với liều lượng 2,5 mg cho 2 lần và mỗi lần cách nhau 24 giờ. Và sau 4 tháng liệu trình sẽ lặp lại.
- Dùng Levamisol liên tục 10 ngày. Sau khi kết thúc sẽ có thể giúp chó chống tắc nghẽn mạch máu. Dùng Aspirin 500mg liều 20 mg trong 1o ngày. Loại thuốc này có tác dụng làm giãn mạch máu để có thể tránh tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh giun tim là một chứng bệnh khá nguy hiểm ở chó. Vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thú cưng. Vì thế bạn nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Đầu tiên bạn sẽ diệt muỗi và những ký sinh trùng bên ngoài như ve, bọ chét ở chó. Sau đó bạn sẽ diệt những loại ấu trùng cảm nhiễm.
Ngoài ra chế độ ăn uống của chó cũng là vấn đề nên quan tâm. Bạn không nên cho chó ăn những thực phẩm chưa được nấu chín. Những loại vi khuẩn và ký sinh trùng có thể sinh sống bên trong thức ăn của chó.
Vệ sinh chỗ ở và môi trường sống của chó là điều cần thiết. Để các vi khuẩn không có không gian ẩn náu. Diệt các loại ký sinh trùng ở chó triệt để. Tẩy giun sán cho chó theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
Lời kết
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị giun tim ở chómà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn biết thêm nhiều thông tin. Và hỗ trợ cho việc chăm sóc những bé cưng của bạn. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!!!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn