Thiếu hụt L-Carnitine ở mèo nguy hiểm như thế nào?

Thứ năm - 02/05/2024 21:32
Thiếu hụt L-Carnitine sẽ làm chậm quá trình tổng hợp L-Carnitine trong cơ thể mèo, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe của tim và cơ xương.
Mục lục

Thiếu hụt L-Carnitine còn được biết là một chứng rối loạn dinh dưỡng ở mèo. Nếu tình trạng thiếu hụt này kéo dài có thể gây ra những căn bệnh về tim cho mèo. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người nuôi thú cưng lại không biết L-Carnitine là gì? Thiếu hụt L-Carnitine ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mèo? Hãy cùng theo dõi Vpet.vn để có thể giải đáp cho những thắc mắc này nhé!

Thiếu hụt L-Carnitine ở mèo là một chứng rối loạn dinh dưỡng

L-Carnitine là một phân tử hòa tan trong nước. Chúng được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể và tập trung ở cơ xương và cơ tim của mèo. Chức năng chính của phân tử này đối với mèo là tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển chuỗi dài axit béo đi qua ti thể.

thiếu hụt L-Carnitine ở mèo

L-Carnitine cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời còn đóng một vai trò trong quá trình oxy hóa chất béo. Sự thiếu hụt L-Carnitine có nghĩa là số lượng phân tử trong cơ thể mèo bị giảm đi. Làm chậm quá trình tổng hợp L-Carnitine và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim và cơ xương.

L-Carnitine giống như vitamin thiết yếu mà mèo cần để điều chỉnh tim và cơ xương. Cũng như giải phóng năng lượng và phân hủy chất béo trong cơ thể. L-Carnitine nằm trong các tế bào của tim và cơ xương và được vận chuyển trong máu.

Các cấu trúc của cơ xương và tim không thể tạo ra năng lượng hoặc phân hủy chất béo nếu không có L-Carnitine. Vì vậy khi cơ thể thiếu phân tử chuyên biệt này, năng lượng tế bào sẽ mất đi và bệnh tim sẽ sớm phát triển ở mèo.

Dấu hiệu của chứng rối loạn dinh dưỡng L-Carnitine ở mèo thường khó phát hiện

Các triệu chứng của sự thiếu hụt L-Carnitine ở mèo có thể khó phát hiện. Nhưng hầu hết những người nuôi thú cưng sẽ xác định được cơn đau cơ bằng cách nhấc mèo lên. Không có L-Carnitine, các tế bào không thể sử dụng cơ thể lưu trữ chất béo. Do đó chức năng của cơ, tim và não bị tê liệt. Vì cơ thể không có đủ chất béo để sản xuất năng lượng. Sự thiếu hụt L-Carnitine ở mèo sẽ có tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể.

Đồng thời có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Bệnh tim

  • Suy tim

  • Mở rộng tim hoặc bệnh cơ tim giãn

  • Đau cơ xương

  • Hôn mê

  • Lười biếng

thiếu hụt L-Carnitine ở mèo

Nguyên nhân gây ra thiếu hụt L-Carnitine ở mèo vẫn chưa được làm rõ

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng thiếu hụt L-Carnitine ở mèo vẫn còn đang xác định. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi mèo không còn tiêu thụ nguồn cung cấp L-Carnitine nữa, thì sự thiếu hụt có thể phát triển.

L-Carnitine được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm này được mèo tiêu thụ dễ dàng, lan truyền khắp cơ thể. Những con mèo béo phì được áp dụng chế độ ăn kiêng và mèo hoang dễ bị thiếu L-Carnitine. Do mức tiêu thụ L-Carnitine giảm đột ngột. Các trường hợp thiếu L-Carnitine khác đã được tìm thấy ở mèo do chúng mắc bệnh mỡ gan tự phát (gan nhiễm mỡ).

Thăm khám cho mèo bị rối loạn dinh dưỡng L-Carnitine 

Chẩn đoán thiếu hụt L-Carnitine ở mèo sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe và xem xét bệnh sử của chúng. Cùng với đó, các bác sĩ thú y có thể hỏi bạn những thông tin về mèo để hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Những câu hỏi bác sĩ thú y có thể đặt ra cho bạn như: Thời gian mèo xuất hiện những triệu chứng đầu tiên?

  • Bạn đã ghi nhận loại triệu chứng nào của mèo tại nhà?

  • Mèo của bạn có những biểu hiện này bao lâu rồi?

  • Bạn có thực hiện bất kỳ thay đổi nào gần đây đối với chế độ ăn uống của mèo không?

Có câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bác sĩ thú y bước đầu tìm ra được nguyên tiềm ẩn có thể gây bệnh cho mèo.

Tiếp theo, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho mèo. Các bác sĩ thú y có thể thực hiện xét nghiệm huyết tương để xác định mức độ phân tử L-Carnitine truyền qua máu. Xét nghiệm huyết tương sẽ hữu ích, nhưng nó có thể không đủ để chứng minh mèo thiếu hụt L-Carnitine.

thiếu hụt L-Carnitine ở mèo

 Do đó, sinh thiết cơ tim được gọi là sinh thiết nội cơ tim, có thể được thực hiện đối với mèo. Chụp X-quang và siêu âm cũng có thể được thực hiện trong các quy trình chẩn đoán. Để ghi nhận bằng chứng của bệnh cơ tim giãn nở xảy ra ở mèo.

Xử lý chứng thiếu hụt L-Carnitine ở mèo

Mục tiêu chính của việc điều trị tình trạng bệnh ở mèo là bổ sung nguồn cung cấp L-Carnitine cho cơ thể. Thuốc bổ sung L-Carnitine là lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho mèo bị thiếu hụt dạng này. Nhưng nó không phải là lựa chọn điều trị tốt nhất cho tất cả mèo. Vì mỗi cơ thể mèo sẽ có những phản ứng khác nhau với thuốc.

Nếu gần đây bạn đã cho mèo ăn kiêng, bác sĩ thú y có thể yêu cầu bạn dừng chế độ ăn cho đến khi sức khỏe của mèo được cải thiện. Hiện nay, trên thị trường có bán những loại thức ăn đã được pha chế đặc biệt để hỗ trợ cơ thể sản xuất L-Carnitine cho mèo. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về việc áp dụng loại thức ăn này cho mèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cách chữa trị tối ưu cho tình trạng thiếu hụt L-Carnitine ở mèo.

Sức khỏe của mèo bị rối loạn dinh dưỡng L-Carnitine 

Có nhiều trường hợp, những con mèo không hồi phục hoàn toàn, ngay cả sau khi điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo bằng cách làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y khi chăm sóc mèo tại nhà.

thiếu hụt L-Carnitine ở mèo

Bạn nên đưa mèo đi tái khám thường xuyên để các bác sĩ kiểm tra cơ tim của mèo. Vì sự thiếu hụt L-Carnitine có thể ảnh hưởng đến tim của mèo. Siêu âm tim sẽ cho phép bác sĩ thú y kiểm tra chức năng của tim. Đồng thời, hỗ trợ đánh giá lại phương pháp điều trị hiện tại cho mèo nếu cần.

Phòng ngừa tình trạng thiếu hụt L-Carnitine

Hiện nay vẫn chưa có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng thiếu hụt L-Carnitine ở mèo. Tuy nhiên bạn nên duy trì cho mèo chế độ ăn uống khoa học. Nếu mèo của bạn bị béo phì, bạn nên tham khảo bác sĩ thú y về chế độ ăn kiêng hợp lý. Không nên thay đổi đột ngột chế độ ăn của mèo. Vì có thể làm cho mèo biếng ăn dẫn đến không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Lời kết:

Trên đây là những thông tin về chứng thiếu hụt L-Carnitine mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Đồng thời hỗ trợ bạn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc “hoàng thượng” của mình. Đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé! Vpet.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn