Bổ sung kiến thức chó mang thai tại nhà đúng cách

Chủ nhật - 05/05/2024 22:06
Làm thế nào để chăm sóc chó mang thai tại nhà đúng cách. Tìm hiểu các cách chăm sóc chó mẹ khi đang mang thai. Làm thế nào để chó mẹ không khó sinh. Tìm hiểu cách chăm sóc chó cùng Vpet.vn
Bổ sung kiến thức chó mang thai tại nhà đúng cách
Mục lục

Ngoài việc chăm sóc chó ra thì việc chăm sóc những chú chó mẹ đang mang thai rất quan trọng. Vì chúng đảm bảo cho việc lứa  con sau của chúng có hiệu quả hay không. Sức khỏe của chúng có thực sự đảm bảo. Sau đây Vpet.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số kỹ thuật chăm sóc chó khi mang thai nhé. Hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu nào!!!

Chế độ ăn uống phải phù hợp

Trong vòng 3 tuần đầu tiên, do có những biến đổi về sinh lý cơ thể. Chó mẹ có thể xuất hiện một số dấu hiệu tương tự như "nghén". Nhiều người cho rằng biểu hiện này chỉ có ở người. Những thực hất chúng cũng gặp ở các động vật nhé. Biểu hiện nghén ở chó : kém ăn, ăn ít hoặc không ngon miệng...chủ chó cần phát hiện các thay đổi. NẾu như triệu chứng nghén nặng hơn bạn phải mời bác sĩ cho chúng nhé. 

Chế độ ăn uống phải phù hợpNhu cầu khoáng chất và đặc biệt là canxi trong khẩu phần thức ăn. Chúng cùng với  việc vận động nhẹ nhàng dưới ánh sáng mặt trời là quan trọng với chó mẹ mang bầu. Điều này gây trực tiếp đến tình trạng mang bầu ở chó.

Trong 30 ngày đầu thật sự  không dễ xác định chó có mang thai thật hay chưa. Chính vì vậy chủ của chú chó hãy chăm sóc chó cái xem như đã mang thai. Ăn uống đủ chất, tránh thừa dư mỡ, protein gây tiêu chảy hoặc các bệnh đường ruột.

Bắt đầu từ 35 ngày trở ra, thai phát triển nhanh lúc này chó mẹ tăng nhu cầu dinh dưỡng. Bạn nên tập cho ăn chia làm nhiều bữa trong ngày vì dạ dày thường bị sức ép của thai đè nén, chó ăn no hay bị nôn ói.

Vận động, luyện tập hàng ngày cho chó

Không quá giữ chúng và không cho vận động rồi lại nhét chó ăn quá mức gây các rối loạn vận động và tiêu hóa. Nên cho vận động tự nhiên trong một không gian phải phù hợp. Điều này làm tiêu hao những năng lượng không tốt cho cơ thể. 

Tránh tiếp xúc với nhiều chó khác nhất là đặc biệt chó lạ hoặc chó rất hay nô đùa với chó mang bầu. Đặc biệt trong 3 tuần đầu mang thai. Vì chúng dễ sảy thai ở giai đoạn này

Vận động, luyện tập hàng ngày cho chóTiêm vaccine, dùng thuốc khi chó mang thai

Các loại vacxin tốt nhất hoàn tất trước khi chó phối giống và bảo đảm có miễn dịch tốt. Chúng có thể kháng thể miễn dịch sẽ truyền qua bào thai và qua sữa mẹ cho đàn con sau này. Không nên tiêm vacxin khi chó mẹ mang bầu. Vì tránh sự tác dụng phụ cho chó mẹ và chó con.

Mọi loại thuốc sử dụng trong thời gian mang thai kể cả khoáng chất và vitamin cần phải có thăm khám và chỉ định của các bác sĩ thú y.

Kiểm soát ký sinh trùng: ve rận, giun sán, ve ...

Có thể tiếp tục dùng thuốc phòng bệnh giun tim khi chó mẹ mang thai theo lịch trình của chúng. Các loại thuốc tẩy giun sán, ve, rận khác đều cần có chỉ định và lựa chọn của bác sĩ thú y bảo đảm an toàn cho thai và sản sinh sữa mẹ.

Giun tròn và giun móc có thể xâm nhiễm từ mẹ qua bào thai nên tải cho mẹ trước khi nhân giống. Trường hợp đặc biệt cần dùng khi mang thai cần có chỉ định của các bác sĩ thú y.

Giữ vệ sinh môi trường, chuồng trại, vật dụng và cơ thể chó mẹ

Tránh các nguồn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, hóa chất độc, hoang thú gặm nhấm… BẠn luôn giữ cho cơ thể mẹ sạch sẽ, phòng tránh nhiễm Canine Herpesvirus làm chó con chết yểu sau khi sinh.

Đảm bảo chó mẹ không bị khó sinh

Nên cho chó mẹ có một hoạt động chế độ và ăn uống phù hợp khi đang mang thai. Tối đa hạn chế cho việc sinh nở đối với những chú chó có tiền khó khăn. Không bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng đến trạng thái bầu quá to. Chọn cách phối giống chó chó thật hợp lý

Chó mẹ thường sinh vào nửa đêm hoặc sáng sớm. Ở thời điểm này thật sự không thuận lợi để đưa cho bác sĩ thú y.Vì vậy bạn nên xoa bụng mát xa nhẹ ngàng cho chú chó để có cảm giác dễ chịu. Đồng thời cho ăn một chút đồ ăn dinh dưỡng, để giúp chúng có thể dễ sinh hơn.

Đảm bảo chó mẹ không bị khó sinhLưu ý: Mọi nghi ngờ, vướng mắc cần có tư vấn của các bác sĩ thú y. Các bạn không nên chủ quan và nên tìm hiểu kinh nghiệm của bác sĩ.  Hãy đảm bảo sức khỏe cho chó mẹ bằng cách đưa đến bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Lời kết

Hi vọng qua bài viết nho nhỏ này có thể giúp bạn một phần nào đó tìm hiểu được lối sống và cách chăm sóc chó mẹ sao cho đúng nhất. Tuy không nhiều nhưng lượng kiến thức nhỏ đã có thể cho bạn được một số vấn đề nan giải của Boss phải không. Chúc chú cún các bạn luôn khỏe mạnh.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn