Bệnh dại ở chó lây qua đường nào?

Chủ nhật - 05/05/2024 22:38
Bệnh dại ở chó là một căn bệnh có tính lây nhiễm. Những chú chó khỏe mạnh có thể lây nhiễm bằng con đường trực tiếp và gián tiếp. Chó khi được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại.
Bệnh dại ở chó lây qua đường nào?
Mục lục

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm và không có thuốc chữa trị. Nhiều người cho rằng khi bị chó dại cắn thì sẽ chó của bạn bị lây bệnh dại. Tuy nhiên có nhiều con đường lây nhiễm bệnh dại ở chó. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách lây nhiễm bệnh dại ở chó. 

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Bệnh dại do virus Lyssavirus gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể của chó, virus sẽ di chuyển theo hệ thần kinh vào tủy sống và não. Tại đây, virus sẽ tiết ra độc tố phá hủy các trung khu thần kinh trong đại não. Việc này sẽ khiến cho chó mất kiểm soát và rơi vào trạng thái tê liệt hoặc điên dại. 

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chó. Chó khi bị bệnh dại thì nguy cơ tử vong là 99%. Không những là một căn bệnh nguy hiểm mà bệnh dại còn có thể lây nhiễm. Không chỉ giữa các chú chó mà bệnh dại có thể lây giữa những loại động vật với nhau. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể lây sang cho con người. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ thì có thể sẽ bị tử vong.

Con đường lây lan của bệnh dại ở chó

Có nhiều cách thức lây nhiễm bệnh dại ở chó. Tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm sau:

  • Lây nhiễm trực tiếp: 

Virus ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể của chó thông qua các vết thương hở. Nếu chó tiếp xúc với nước bọt có nhiễm virus thì cũng bị nhiễm bệnh. Phần lớn chó bị nhiễm bệnh dại là do bị những chú chó bị bệnh cắn. Virus sẽ truyền từ trực tiếp vào cơ thể chó khỏe mạnh qua vết cắn. 

Vết cắn khi chó bị cắn sẽ phản ánh tình trạng phát triển nhanh hoặc chậm của bệnh. Vết cắn càng xa trung tâm thần kinh thì bệnh càng lâu phát tán. Một vài trường hợp, chó bị lây bệnh dại thông qua tiếp xúc với chất thải của động vật khác. Theo ghi nhận của các chuyên gia thì nếu chó tiếp xúc với phân dơi bị dại thì chó sẽ bị bệnh dại. 

  • Lây nhiễm gián tiếp: 

Bệnh dại ở chóChó khi bị bệnh dại thường chảy rất nhiều nước dãi và sùi bọt mép. Trong nước dãi của chó có chứa virus gây bệnh. Nếu chó khỏe mạnh tiếp xúc với những đồ vật có nước dãi của chó bệnh thì chó sẽ bị bệnh. Không gian sinh hoạt của những chú chó bị bệnh dại cũng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn và virus. Chó khỏe mạnh khi tiếp xúc trong khu vực này cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không quá cao. Nếu chú chó đang bị thương hoặc có vết thương nhỏ thì khả năng bị mắc bệnh rất cao. 

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm bệnh dại ở chó

Mặc dù có tính lây nhiễm, nhưng tiến triển của bệnh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sau: 

  • Loại hình tiếp xúc và loại động vật cắn

Các loài động vật khác nhau thì khả năng truyền nhiễm bệnh dại cũng khác nhau. Nếu có bị các loại dơi cắn thì khả năng bị bệnh dại sẽ cao hơn khi chó bị mèo bị dại cắn. Những chú chó tiếp xúc trực tiếp với virus cũng có nguy cơ bị bệnh dại cao hơn so với chó tiếp xúc gián tiếp. 

  • Mức độ nghiêm trọng của vết cắn

Vết thương gây ra ở chó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xâm nhập vào cơ thể chó của virus. Vết thương càng sâu thì virus xâm nhập và cơ thể càng nhanh và phát tán càng nhanh. Những vết thương nông thì có thể được chữa trị nếu virus chưa xâm nhập vào hệ thần kinh và tủy sống. 

  • Số lượng virus dại xâm nhập vào

Tương tự như tình trạng của vết thương thì thì mật độ của virus khi xâm nhập vào có thể cũng gây ra mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mật độ của virus càng nhiều thì bệnh phát tán càng nhanh.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm bệnh dại ở chó

Khi virus dại xâm nhập vào cơ thể chó thì sẽ gặp phải nhưng kháng thể của hệ miễn dịch của chó. Nếu chó khỏe mạnh và hệ miễn dịch đủ mạnh thì virus sẽ rất khó khăn và tốn thời gian để phá vỡ hệ miễn dịch của chó. Do vậy, chó càng khỏe thì tốc độ xâm nhập của virus càng chậm.

  • Vị trí vết cắn trên cơ thể của chó

Vết thương ở đầu và cổ thì có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với những vết cắn  ở các vị trí khác. Tốc độ xâm nhập của virus vào hệ thần kinh phụ thuốc vào vị trí vết cắn. 

Tiêm vaccine phòng bệnh dại có phải là hiệu quả tuyệt đối?

Bệnh dại là một căn bệnh nan y đối với những chú chó. Hiện nay không có phương pháp nào để điều trị căn bệnh này. Chính vì vậy tiêm vaccine phòng ngừa chính là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Nhiều người chủ khá chủ quan vì cho rằng chó đã tiêm phòng bệnh dại nên không cần lo lắng. Tuy nhiên, chó tiêm phòng vaccine phòng dại vẫn có thể bị bệnh. 

Quá trình tiêm vaccine dại ở chó cũng được quy định thời gian và liều lượng rõ ràng. Bạn cần chú ý để đưa chó đi tiêm phòng đúng thời gian và đủ liều lượng. Nếu chó không được tiêm phòng đúng cách thì vẫn có nguy cơ bị bệnh dại. 

Trong trường hợp chưa được tiêm phòng mà bị bệnh dại thì nguy cơ tử vong rất cao. Thông thường, chó sẽ bị tử vong sau 7 - 10 ngày. 

Tiêm vaccine phòng bệnh dại có phải là hiệu quả tuyệt đối?Trong trường hợp chó đã tiêm phòng 1 liều rồi bị bệnh dại. Nếu phát hiện kịp thời thì chó có thể được điều trị và khỏi bệnh. Tuy nhiên khả năng nhiều là vẫn là tử vong. Tốt nhất là khi chó đủ tuổi tiêm phòng (khoảng 3 tháng tuổi) thì nên đưa chó đi tiêm phòng. 

Ngoài ra, để phòng bệnh dại ở chó một cách hiệu quả, nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Khu vực sinh hoạt của chó nên được khử trùng diệt khuẩn thường xuyên. Những đồ dùng và vật dụng của chú cún nên được vệ sinh sạch sẽ. Không khi nên được lưu thông để giảm quá trình hình thành vi khuẩn, virus.

Lời kết

Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể lây lan sang cho người. Có hai cách lây lan bệnh dại ở chó. Việc tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng biện hiệu quả nhưng không được chủ quan. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh bệnh dại ở chó.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn