Để chú chó có thể phát triển khỏe mạnh thì người nuôi cần phải chăm sóc kỹ càng. Bên cạnh các hoạt động vệ sinh chăm sóc thì chế độ ăn khoa học để chó phát triển là một điều cần thiết. Nhiều người cho rằng cứ cho chó ăn no và nhiều chất dinh dưỡng là chó sẽ phát triển tốt. Tuy nhiên, đó là một sự ngộ nhận. Mỗi giai đoạn khác nhau thì nhu cầu ăn uống của chú chó cũng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn cách cho chó ăn uống theo đúng tiêu chuẩn khoa học.
Khi đến giờ ăn, chó thường rất hồ hởi và phấn khích vì được ăn. Tuy nhiên, đúng vì thế mà cho chó ăn quá no. Những chú chó tham ăn sẽ không bao giờ chịu dùng lại trừ khi chúng no căng bụng. Khi chó ăn quá nhiều thì dạ dày của chó không thể hoạt động hiệu quả được. Không gian của dạ dày bị thức ăn chiếm hết phần lớn, không thể co bóp hoặc xáo trộn thức ăn được.
Lượng enzyme tiết ra của dạ dày cũng không đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn được nạp vào. Lúc này thức ăn từ dạ dày sẽ được tống vào ruột non để bài tiết ra ngoài mà không được hấp thụ vào máu. Như vậy, khi chó ăn quá nhiều thì thức ăn không những không tiêu hóa mà còn bị đau dạ dày.
Những chú chó có thể bị bỏ đói nhưng không được thường xuyên thì vấn tốt. Điều này giúp cho chú chó có thể chuyển hóa các lượng chất thừa để giúp cơ thể hoạt động. Nếu chú chó của bạn không được khỏe mạnh thì không nên thực hiện điều này. Để chó bị đói trong tình huongs này có thể khiến chó bị suy kiệt nặng.
Khi chia khẩu phần cho chó thì nên chú ý kiểm soát khẩu phần ăn khoa học. Mỗi giai đoạn chó sẽ cần những loại chất dinh dưỡng khác nhau. Khi còn bé, những chú cún rất cần những loại thực phẩm giàu protein và canxi để phát triển khỏe mạnh. Hệ xương của chó nhờ vậy mà cũng được chắc khỏe hơn.
Khi chó đã trưởng thành thì không nên ăn quá nhiều lượng tinh bột. Ăn các loại tinh bột sẽ giúp chú chó có nhiều năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, chó sẽ rất dễ bị thừa cân hoặc béo phì. Thay vào đó có thể cho chó ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Hàm lượng khoáng chất trong rau củ quả sẽ giúp cho chó ổn định hệ tiêu hóa hơn.
Trong trường hợp chó bị đau bệnh thì khẩu phần ăn cũng phải thay đổi theo. Những loại thực phẩm sử dụng phải hỗ trợ được cho việc phục hồi sức khỏe của chó. Những loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa rất được ưa chuộng trong giai đoạn này. Tùy thuộc vào tình hình của chú chó mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn phù hợp. Nếu bạn phân vân thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho chó ăn .
Khẩu phần ăn đảm bảo chó được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm soát lượng thức ăn của từng chất đưa vào cơ thể chó thì mới hiệu quả. Bạn cần biết nhu cầu thức ăn thực tế của chó trong mỗi giai đoạn để điều chỉnh cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo:
Chó con 3 tuần tuổi: 5 bữa trong một ngày với lượng thức ăn từ 200 - 300 gram. Thức ăn chủ yếu là xay nhuyễn tại dạng loãng để cún con dễ tiêu hóa.
Chó dưới 4 tháng: 4 bữa trong một ngày với lượng thức ăn từ 450 - 650 gram.
Chó 6 tháng tuổi: một ngày ăn ba bữa với lượng thức ăn là 500gram.
Chó 1 năm tuổi: 550gram chia đều cho 2 bữa ăn mỗi ngày.
Khi những chú cún còn nhỏ thì chúng rất háu ăn. Lượng chất dinh dưỡng thiếu hụt cần được bổ sung nên chúng thường ăn rất nhiều. Bạn đừng thấy chú cún ăn ngon miệng mà để cho chúng ăn nhiều. Chỉ nên cho chó ăn khoảng 8 phần no, không nên cho chó ăn nhiều hơn. Bạn cần phải cho chú ý kiểm soát lượng thức ăn của chó. Đồng thời, tập cho chó thói quen ăn uống có chừng mực các loại thức ăn.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thức phụ để giúp chó không ăn quá nhiều trong bữa chính. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng được dành riêng cho chó. Bạn có thể sử dụng chúng như những bữa phụ để chó không còn cảm giác đói. Tuy nhiên, bạn cũng phải kiểm soát lượng thức ăn này. Vì nếu chó ăn quá nhiều thì chúng sẽ không ăn bữa chính. Về lâu dài, điều này lại không tốt cho sức khỏe của chó.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về cách huấn luyện chó ăn uống một cách khoa học. Dưới đây là một số bài tập để huấn luyện chó ăn uống khoa học.
Chú chó sẽ vô cùng phấn khích khi thấy bạn cầm bát thức ăn. Chúng sẽ rối rít chạy xung quanh bạn để được cho ăn. Nếu bạn đặt cơm xuống, chú chó sẽ vồ vào ăn ngay. Thức ăn được đưa vào cơ thể với tốc độ nhanh khiến cho hệ tiêu hóa không tiếp nhận kịp.
Bạn nên đợi khoảng 1 - 2 phút để chú chó bình tĩnh lại. Khi nào chú chó ngồi xuống hoặc đứng yên để chờ thì bạn mới để bát thức ăn xuống. Cứ thực hiện cách này khoảng vài lần thì chú chó sẽ hình thành nên thói quen. Chú chó sẽ không còn vồ vập khi ăn nữa. Điều này cũng tránh được tình trạng chó tranh giành đồ ăn của nhau. Bạn có thể dùng cách này để khống chế hành vi của chó.
Bạn có thể nâng cao bài tập bằng cách tập cho chó thực hiện theo khẩu lệnh của bạn. Khi đến giờ ăn, bạn có thể gọi tên chó để chúng chạy đến. Sau đó, để chú chó bình tĩnh và bắt chúng ngồi xuống. Bạn nên đợi đến khi nào chú chó ngồi yên thì mới đặt bát thức ăn xuống. Như vậy, lần sau khi bạn gọi tên, chú chó sẽ chạy đến và ngồi yên đợi thức ăn. Bạn đã tập cho chó hình thành phản xạ có điều kiện khi nghe tiếng gọi sẽ được ăn cơm.
Bên cạnh việc đảm bảo chó được ăn đầy đủ, thì không thể thiếu cho chó uống nước một cách khoa học. Nước vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, vừa giúp đào thải chất cặn ra bên ngoài. Bạn cần biết cách cho chó uống nước một cách khoa học thì việc ăn uống của chó mới thật sự hiệu quả.
Trong thức ăn cũng có chứa một hàm lượng nước nhất định. Chẳng hạn, rau xanh chứa 50 - 70% nước, thức ăn đóng hộp có 70 - 85 % nước, thức ăn hạt chế biến sẵn chứa 10% nước. Tuy nhiên, lượng nước đó quá ít so với nhu cầu nước của cơ thể chú chó. Vì vậy cần cho chó uống thêm nước bổ sung. Có thể dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để cho chó uống.
Lời kết
Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp cho chú chó được phát triển khỏe mạnh. Nhiều người nuôi cho ăn theo ước lượng mà không có sự tính toán khoa học. Điều này khiến cho chó gặp một số vấn đề về ăn uống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được cho chú chó của mình một chế độ ăn uống hợp lý.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn