Cũng giống như con người chúng ta, loài mèo vẫn có nguy cơ bị sâu răng. Tuy nhiên căn bệnh này này không quá phổ biến trong thế giới loài mèo. Những con mèo sẽ có tỉ lệ mắc bệnh răng miệng thấp hơn nhiều so với chúng ta. Tuy nhiên, những con mèo có chế độ ăn uống không hợp lý sẽ rất dễ gặp những vấn đề về răng và điển hình là sâu răng. Hôm nay, Vpet.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở mèo nhé!!
Sâu răng ở mèo được xem là một tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương. Do các vi khuẩn lên men bám vào răng gây ra. Những vi khuẩn này ăn mòn men răng và cuối cùng khiến răng mèo bị hư hỏng dần theo thời gian. Những tế bào này còn được cao răng của mèo. Chúng có xu hướng bám vào các kẽ hở và vết nứt trên răng của mèo.
Bệnh này có thể ảnh hưởng thân răng và chân răng của mèo. Do đó căn bệnh này cũng sẽ chia ra làm hai loại là sâu răng trên bề mặt răng hoặc ở chân răng. Với việc vệ sinh thường xuyên cũng như chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý. Sự tích tụ của các tế bào gây bệnh có thể được giảm và thậm chí sẽ được ngăn ngừa.
Mặc dù các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh này ở mèo sẽ có thể nhìn thấy khi kiểm tra răng và miệng của chúng. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy hàng ngày. Dưới đây là những triệu chứng của mèo khi mắc bệnh
Hôi miệng
Giảm thói quen liếm lông
Nhạy cảm với thức ăn cứng
Nhiễm trùng trong miệng hoặc nướu răng
Giảm cân
Ăn mất ngon
Chảy nước dãi
Giai đoạn 1: đây là giai đoạn các vi khuẩn mới bắt đầu bám vào răng của mèo. Lúc này, chỉ có men răng của mèo bị ảnh hưởng.
Giai đoạn 2: lúc này vi khuẩn đang phát triển và tổn thương đã lan ra ngà răng nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến tủy răng
Giai đoạn 3: lúc này tủy răng của mèo đã bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn carbohydrate
Giai đoạn 4: sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn đã khiến cho cấu trúc thân răng của mèo lúc này bị hư hại một cách nghiêm trọng
Giai đoạn 5: đây là giai đoạn mà hầu hết phần thân răng của mèo đã bị phá hủy hoàn toàn. Phần răng bị sâu của mèo lúc này chỉ còn lại mỗi chân răng.
Nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng sâu răng ở mèo là do vi khuẩn lên men carbohydrate trên bề mặt răng gây ra. Vì trong quá trình ăn uống sinh hoạt của mèo không hợp lý, ăn quá nhiều bữa… Dẫn đến việc thức ăn bám vào răng và từng ngày vi khuẩn càng tích tụ. Mất hết khoáng chất và men răng tốt từ đó hình thành bệnh răng miệng ở mèo
Do đó, khi vi khuẩn carbohydrate lên men lâu ngày gây ra các mảng vi khuẩn bám trên bề mặt răng sẽ gây ra sâu răng cho mèo.
Những yếu tố kích thích sâu răng ở mèo:
Nứt hoặc gãy răng
Mòn răng
Cao răng lâu dài
Sức khỏe răng miệng kém
Sự mất cân bằng khoáng chất
Để có thể đưa ra những chẩn đoán về bệnh răng miệng của mèo, các bác sĩ thú y tiến hành kiểm tra kỹ miệng của chúng. Trong thời gian này, bác sĩ thú y có thể dùng ngón tay, đầu dò hoặc vật chuyên dụng khác để ấn nhẹ và kiểm tra phần răng nghi ngờ.
Bác sĩ thú y cũng sẽ hỏi lịch sử kỹ lưỡng về thói quen ăn uống của mèo. Cũng như bất kỳ hồ sơ y tế nào liên quan đến các kỳ kiểm tra răng miệng trước đó. Hồ sơ kiểm tra miệng trước đây sẽ đặc biệt hữu ích trong việc xác định quá trình hình thành răng của mèo.
Mặc dù bài kiểm tra miệng này sẽ xác nhận sự hiện diện của sâu răng hoặc xác định các tình trạng khác liên quan đến răng của mèo. Nhưng nó sẽ không cho phép bác sĩ thú y xác định mức độ nghiêm trọng của sâu răng ở mèo. Để chẩn đoán chính xác mức độ nghiêm trọng của tình trạng và quyết định phương thức điều trị thích hợp, bác sĩ thú y có thể cần tiến hành chụp X-quang miệng mèo. Điều này sẽ yêu cầu mèo của bạn được gây mê.
Trong khi mèo của bạn được gây mê để chụp X-quang hoặc là tiến hành một cuộc kiểm tra độc lập nào. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng của mèo một cách kỹ lưỡng hơn.
Bác sĩ thú y của bạn có thể sử dụng các dụng cụ nha khoa kim loại đặc biệt để kéo lại hoặc di chuyển nướu một cách nhẹ nhàng. Với mục đích xác định mức độ sâu răng bị ảnh hưởng. Điều này cũng sẽ cho phép bác sĩ thú y xác định bất kỳ nhiễm trùng hoặc áp xe nào là thứ phát sau sâu răng.
Phương pháp điều trị mà bác sĩ thú y chỉ định cho bệnh sâu răng ở mèo của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh cho mèo.
Đối với sâu răng nhẹ, bác sĩ thú y có thể sẽ tiến hành làm sạch răng cho mèo. Các ngà răng bị sâu sẽ bị loại bỏ trong quá trình này. Sau đó, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành khôi phục lại phần răng sâu của mèo bằng amalgam.
Để điều trị sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ thú y có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật miệng cho mèo của bạn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thú y sẽ loại bỏ những chiếc răng bị sâu. Thông thường, điều này được thực hiện khi răng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời có nguy cơ thu hút thêm sự phát triển của vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng miệng.
Để phẫu thuật, mèo của bạn cũng sẽ phải được gây mê. Bác sĩ thú y cũng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để giúp chống nhiễm trùng sau phẫu thuật và thuốc giảm đau có khả năng giúp mèo thoải mái. Thông thường, các mũi khâu có thể thấm hút được sử dụng để đóng lại vùng vết mổ. Nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể cần theo dõi để loại bỏ các vết khâu trong miệng của mèo.
Với sự chăm sóc thích hợp và tuân theo các quy trình điều trị, mèo bị sâu răng sẽ có cuộc sống bình thường và lâu dài. Làm sạch thường xuyên răng miệng cho mèo là một cách hiệu quả. Để ngăn chặn sự thối rữa và ngăn ngừa bất kỳ sự cố nào xảy ra thêm cho phần răng bị sâu của mèo.
Nếu mèo của bạn đã nhổ răng do phần răng bị sâu quá nghiêm trọng, thì quá trình hồi phục sức khỏe của mèo tương đối tốt. Mèo có thể sống cuộc sống đầy đủ và đều đặn ngay cả khi bị thiếu một vài chiếc răng. Trong trường hợp mèo bị nhổ nhiều răng, bạn có thể phải thay đổi chế độ ăn của mèo thành thức ăn dạng mềm hoặc lỏng.
Một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng được lượng pH trong miệng của mèo sẽ giúp mèo có thể phòng ngừa bệnh về răng. Cho mèo chơi đồ chơi dạng nhai để giúp răng của mèo chắc khỏe hơn.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng sẽ giúp mèo có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Kiểm tra sức khỏe và răng miệng đúng định kỳ cũng sẽ giúp mèo có thể bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả.
Lời kết:
Tuy sâu răng là một căn bệnh hiếm gặp ở mèo nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng không nên xem thường những căn bệnh về răng miệng của mèo. Do đó thường xuyên quan sát và theo dõi “hoàng thượng” của bạn là điều cần thiết nhé. Đừng quên vệ sinh răng miệng hằng ngày cho những con mèo của mình.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn