Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho chó mà bạn nên biết

Chủ nhật - 05/05/2024 22:28
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh giúp bảo đảm giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho chó. Hiện nay, việc điều trị các bệnh lý ở chó tương đối khó khăn và nhiều rủi ro. Nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh thì nguy cơ tử vong ở một số bệnh rất cao.
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho chó mà bạn nên biết
Mục lục

Chó là một loại vật nuôi gần gũi với con người. Tuy nhiên, chó bị rất nhiều bệnh. Có những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tính lây lan. Một vài căn bệnh được xác định là không thể chữa trị. Chính vì vậy mà việc phòng bệnh luôn cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Vpet.vn sẽ cung cấp các biện pháp để phòng bệnh hiệu quả ở chó.

phong-benh-o-cho-1

Thực hiện kiểm tra sức khỏe cho chó định kỳ

Đây là một phương pháp đảm bảo sức khỏe cho chó tương đối an toàn. Những chú chó sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Nếu có thể nên đưa chó đi kiểm tra 2 lần/ năm. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra như: kiểm tra sức khỏe toàn diện, tai- mũi- họng, các đánh giá về nha khoa, siêu âm đường ruột.

Bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt các bước sau:

  • Kiểm tra về cân nặng của chó để nhận biết một số loại bệnh có triệu chứng sút cân. Đồng thời, phát hiện những biểu hiện bất hiện bất thường của các cơ quan.Từ đó, đưa ra những chẩn đoán phù hợp. 

  • Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra có sự phát triển của hạch hay không? Những khớp xương có triệu chứng sưng hoặc nổi đỏ hay không? 

  • Ống nghe tim phổi sẽ được dùng để phát hiện ra những âm thanh bất thường.

  • Bác sĩ cũng tiến hàng kiểm tra răng miệng để xem có mùi hôi khác thường nào hay không?

  • Thân nhiệt của chó cũng được ghi lại thường xuyên để tiện cho quá trình theo dõi những lần tiếp theo.

Tiêm phòng vaccine một số căn bệnh nguy hiểm

Việc tiêm phòng vaccine ở chó luôn là một phương pháp luôn được khuyến khích. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm những loại vaccine phù hợp với cơ thể của chó. Những loại vaccine phòng bệnh bắt buộc phải tiêm cho chó là bệnh dại. Những loại vaccine khác sẽ được chia ra thành hai loại vaccine chính và vaccine phụ.

  • Những chú chó phải tiêm những loại vaccine chính để đảm bảo sức khỏe của chó. Một số căn bệnh cần được tiêm vaccine như viêm gan, sốt virus, Parvovirus, Lyme, …

  • Những loại vaccine phụ thì có thể tiêm hoặc không tiêm tùy thuộc vào quyết định của chủ. 

Tẩy giun và bọ ve thường xuyên 

Thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho chó theo hướng dẫn của bác sĩ để tẩy giun hiệu quả hơn. Chú ý, một số loại thuốc tẩy giun sẽ khiến chó có một số tác dụng phụ. Do đó, bạn cần chú ý đến các yếu tố như độ tuổi, giống chó… để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Những loại giun sán có thể gây ra tử vong cho chó cần được loại bỏ khỏi cơ thể của chó càng sớm càng tốt. Nên thực hiện việc tẩy giun định kỳ 3 tháng/ lần để loại bỏ ấu trùng giun sán. 

Bọ ve, bọ chét cũng là những loại ký sinh trùng nên được loại bỏ khỏi cơ thể của chó. Những chú chó thường được diệt bọ ve khoảng 1 -2 lần/ năm. Kết hợp với các biện pháp vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chó luôn được bảo vệ. Chú ý khi dùng thuốc diệt bọ ve để tránh tình trạng chó bị ngộ độc thuốc. Vào những tháng mùa hè và mùa thu thì lượng ký sinh trùng này sẽ phát triển rất mạnh. Thời điểm này cần phải vệ sinh cho chó thường xuyên.

phong-benh-o-cho-2

Kiểm soát các loại ký sinh trùng trong đường ruột

Trong đường ruột của chó tồn tại các loại giun mà có thể lây lan sang cho người như giun móc, giun đũa. Những loại giun này có tốc độ lây lan nhanh chóng giữa những chú chó. Nên thực hiện xét nghiệm hằng năm để kiểm soát số lượng giun trong cơ thể chó. Khi quyết định tẩy giun trong đường ruột thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Một số ấu trùng của ký sinh trùng khi được thải ra ngoài môi trường vẫn có khả năng tồn tại và phát triển. Khi gặp điều kiện thích hợp sẽ xâm nhập vào cơ thể chó để gây bệnh. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên đưa chó đến cơ sở thú ý để bác sĩ thực hiện. Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo môi trường vệ sinh xung quanh chó được sạch sẽ. Không gian sinh hoạt của chó nên được thông thoáng và ấm áp. 

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong mỗi giai đoạn khác nhau chó sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Khi còn bé, chó cần những loại thức ăn để hỗ trợ sự phát triển của chúng. Chó cần các loại thực phẩm giàu đạm, canxi và chất béo. Bạn cần cung cấp những loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi chó trưởng thành thì nên kiểm soát lượng tinh bột và protein để chó không bị béo phì. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý khẩu phần ăn cho từng bữa ăn. Thực hiện việc chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Tùy thuộc và tình trạng hoạt động và thời gian mà bạn nên chia bữa ăn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn dưới đây:

  • Bữa sáng: thức ăn mềm và ở dạng lỏng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chó được khởi động tốt hơn. Các cơ quan không phải làm việc quá nhiều. Trong các bữa sáng có thể cho chó ăn các thức ăn có chứa protein và canxi nhiều hơn trong ngày. 

  • Bữa trưa: thức ăn với lượng đạm vừa phải kết hợp nhiều rau xanh. Lượng tinh bột cần thiết trong các bữa trưa cũng nên chia nhỏ. Khoảng thời gian nào chó hoạt động nhiều sau khi ăn thì nên chia nhiều hơn. Chó vừa có năng lượng để hoạt động vừa không tốn quá nhiều thời gian để tiêu hóa. 

  • Bữa tối: các bữa tối thì chỉ nên cho chó ăn nhẹ. Vừa đảm bảo quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, vừa giúp chó nhanh chóng tiêu hóa thức ăn. Đảm bảo lượng thức ăn được tiêu hóa hết trước khi chó ngủ. Không cho chó ăn thức ăn có protein hoặc tinh bột. Rau và những loại củ là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa tối. 

phong-benh-o-cho-3

Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ

Rèn luyện sức khỏe là một phương pháp tốt để chó được khỏe mạnh. Hệ miễn dịch và sức đề kháng của chó cũng được nâng cao. Đồng thời, chó cần được giải phóng năng lượng để cân bằng hoạt động hằng ngày. Đi dạo bộ trong khu vườn hoặc ngoài trời cũng giúp cho tinh thần của chó được thư giãn. 

Khi cho chó làm quen với cường độ tập luyện thì nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vừa đảm bảo bổ sung năng lượng vừa tiêu hao lượng chất béo còn dư trong cơ thể. Một số chú chó có sức khỏe tốt thì có thể tăng cường các hoạt động luyện tập với cường độ lớn. Một số bài tập được sử dụng như kéo tạ, nhảy cao, kéo xe…

Lời kết

Các biện pháp phòng ngừa bệnh ở chó trên đây tương đối đơn giản và bạn có thể thực hiện dễ dàng. So với việc điều trị khó khăn và nhiều rủi ro thì những phương pháp phòng bệnh vẫn dễ thực hiện hơn. Hy vọng những thông tin mà Vpet.vn cung cấp sẽ giúp ích cho việc phòng bệnh cho chú chó của bạn.

Chi tiết xem thêm tại :

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn