Nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp ở mèo có thể được phân loại theo nhóm giun hay côn trùng. Tình trạng nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp trên như mũi, họng và khí quản hoặc đường hô hấp dưới như phế quản và phổi. Cùng Vpet.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hướng điều trị về căn bệnh này nhé
Những động vật sống trong môi trường vệ sinh không được sạch sẽ, dễ có nguy cơ mắc bệnh cao. Những động vật được nuôi trong các gia đình có nhiều vật nuôi cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh tương đối cao. Đôi khi con vật tiếp xúc với phân của các cá thể bị bệnh trước đó cũng khiến chúng mang mầm bệnh.
Những con vật thường được đưa đến những nơi như cơ sở cho động vật ở tạm thời hay những chú mèo thường đi ra ngoài tiếp xúc với những con vật khác. Chúng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Những ký sinh trùng đường hô hấp này thường bắt đầu chu kỳ sống ở động vật có vỏ, cua, tôm, thằn lằn, giun... Chúng sẽ chờ cơ hội để có thể lây lan sang các loài động vật khác.
Những cá thể mèo nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp thường có hai loại. Loại có triệu chứng và loại không biểu hiện triệu chứng. Một số triệu chứng khi mèo mắc bệnh mà bạn có thể tham khảo sau đây như:
Có ít hoặc hoàn toàn không có triệu chứng
Sổ mũi
Hắc xì
Chảy máu mũi
Hơi thở khò khè
Tiếng phổi thô ráp
Thay đổi các hành vi thường ngày. Nguyên nhân rất có thể là do não bị ảnh hưởng bởi ký sinh trùng.
Những triệu chứng của căn bệnh này thường giống với một số bệnh cảm thông thường. Vì vậy, có khá nhiều người nuôi mèo chủ quan và không đưa chúng đến cơ sở y tế. Người chủ có thể nhầm lẫn những triệu chứng này với bệnh cảm và chỉ cho mèo dùng thuốc.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc thì các triệu chứng này sẽ biến mất. Bác sĩ thú y sẽ có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra nguyên nhân nếu không nhận thấy được triệu chứng khởi phát. Từ đó, quá trình điều trị sẽ gặp thêm khó khăn
Nếu nhận thấy mèo của mình có các biểu hiện trên. Bạn nên đưa chúng đến cơ sở thú y để được điều tra chẩn đoán và có phương pháp điều trị hữu hiệu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp. Sau đây là một số nguyên nhân bạn có thể tham khảo và phòng ngừa cho thú cưng của mình.
Ăn phải giun đất
Đào hang hoặc ngửi xung quanh hang của động vật gặm nhấm
Bị động vật khác lây qua mình lúc hắt hơi
Ăn động vật gặm nhấm bị nhiễm ký sinh trùng
Chạm vào mũi hoặc các niêm mạc khác của mèo (hoặc chó) bị nhiễm bệnh
Ăn chim bị nhiễm ký sinh trùng
Ăn phải nội tạng cừu
Ăn tôm nhiễm ký sinh trùng
Ăn ốc chưa được nấu chín kỹ
Ăn phải kiến hoặc gián bị nhiễm ký sinh trùng
Tiếp xúc với phân của con vật bị nhiễm bệnh như chó, mèo, chồn vizon, chồn mactet
Mèo con bị lây nhiễm bởi mẹ nếu mẹ bị bệnh thông qua đường bú sữa
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho mèo có thể nhiễm bệnh. Hi vọng các bạn sẽ thông qua đây và tìm được cách phòng ngừa hữu hiệu.
Bạn nên cung cấp cho bác sĩ thú y một bệnh án toàn diện của thú cưng và các hoạt động gần đây của chúng. Bao gồm những lần đến cơ sở trông giữ thú cưng tạm thời, đi chơi, tiếp xúc với những con vật bị nghi là nhiễm bệnh. Tiếp đến, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho mèo của bạn.
Các xét nghiệm cũng sẽ được bác sĩ thú y tiến hành. Bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu, thành phần điện giải và phân tích nước tiểu. Những xét nghiệm trên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình tìm ra nguyên nhân chính của các triệu chứng. Một chẩn đoán khác cho trường hợp không phải nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp là nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn.
Bác sĩ thú y cũng sẽ xét nghiệm chi tiết nước tiểu và phân của chúng xem có trứng ký sinh trùng hay các mảnh của ký sinh trùng hay không. Trong phân mèo, bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi để tìm hiếm. Một mẫu đờm khi ho của mèo cũng có thể được phân tích dưới kính hiển vi.
Hình ảnh chụp X-quang trong phổi mèo rất quan trọng để kiểm tra trực quan những thay đổi bất thường ở phổi. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Soi mũi hay soi phế quản mèo cũng là cách hữu hiệu để tìm ra ký sinh trùng ở đường hô hấp.
Mèo bị nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp thường được bác sĩ điều trị ngoại trú. Như sử dụng thuốc tẩy giun, sán, các thuốc chống viêm. Với mục đích cho mèo giảm bớt các phản ứng miễn dịch âm tính của cơ thể với những ký sinh trùng đã chết. Một số ký sinh trùng thì chỉ có thể được loại bỏ dần theo phương pháp phẫu thuật
Nếu mèo của bạn gặp tình trạng khó thở. Nó cần phải được nằm viện và điều trị bằng liệu pháp cung cấp oxy cho đến khi bệnh được giải quyết.
Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp lịch tái khám để theo dõi và kiểm tra đường hô hấp của mèo. Thông qua ống soi phế quản, xét nghiệm lại phân và nước tiểu xem còn tồn tại trứng ký sinh hay không.
Hầu hết những động vật nhiễm bệnh đều có thể phục hồi tốt. Trừ khi đây là nhiễm trùng mãn tính. Nếu trường hợp các ký sinh trùng đã di chuyển đến não, mèo sẽ có các triệu chứng như suy giảm thần kinh. Trường hợp này là trường hợp không thể chữa trị được nữa.
Khi mèo được điều trị ngoại trú. Bạn cần tuân thủ theo các quy định mà bác sĩ đưa ra. Cho chúng uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc cho mèo. Không vứt bỏ hoặc ngưng thuốc khi thấy bệnh tình đang thuyên giảm. Vì rất có thể, căn bệnh vẫn chưa được chữa trị dứt điểm. Chúng sẽ còn tái phát. Tuyệt đối không cho mèo sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình điều trị mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Ngăn cho mèo ăn các loại côn trùng, động vật gặm nhấm. Tốt nhất là cách ly chúng với những động vật khác như động vật hoang dã, chó mèo không rõ nguồn gốc. Khi một trong những con vật bạn đang nuôi bị mắc bệnh. Bạn cần cách ly chúng để tránh tình trạng bệnh lây lan.
Đừng quên đưa mèo đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Chú ý trong quá trình chăm sóc tại nhà. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng thay đổi hoặc suy giảm thần kinh. Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức để tránh nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp lây lan đến não.
Lời kết
Nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp là căn bệnh rất nguy hiểm cho thú cưng . Ở một số trường hợp, vì không được chữa trị kịp thời mà bệnh đã di căn lên nào. Khiến con vật lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Để không xảy ra những trường hợp không muốn có. Bạn cần đưa thú cưng của mình đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu nhận thấy chúng có các triệu chứng của bệnh
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn