Trong hầu hết những căn bệnh về hệ tiêu hóa, táo bón được xem là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh táo bón còn được biết đến với tiên khoa học là Constipation. Ở mèo, bệnh táo bón có 2 dạng chính là cấp tính và mãn tính. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo khác nhau. Hôm nay, Vpet,vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này ở mèo nhé!!!
Bệnh táo bón là một tình trạng không bình thường của hệ tiêu hóa làm cho mèo gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện. Đây được xem là một căn bệnh phổ biến mà mèo thường mắc phải. Khi mắc bệnh, mèo sẽ đi đại tiện 2-3 lần trong tuần và chúng thường sẽ không thể đi tiêu bình thường.
Cùng với việc không thể đi đại tiện bình thường, mèo bị táo bón cũng có thể gây căng thẳng khi chúng cố gắng sử dụng hộp vệ sinh của mình. Đồng thời chúng cũng có những biểu hiện khi đi tiêu khác để nói với bạn rằng chúng không thể đi tiêu bình thường.
Nếu bạn nhận thấy hộp cát của mèo không được sử dụng trong vài ngày hoặc bạn quan sát thấy phân cứng hơn bình thường và phân có máu. Lúc này có thể mèo của bạn đã bị táo bón và nạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nhiều trường hợp táo bón ở mèo có thể điều trị được và ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp mèo bị táo bón mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến tình trạng sức khỏe của mèo. Gây ra các bệnh về tuyến hậu môn hoặc nguy hiểm hơn là ung thư.
Tùy thuộc vào bệnh táo bón ở mèo là cấp tính hay mãn tính mà mèo sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đối với táo bón cấp tính ở mèo có các triệu chứng bao gồm:
Phân cứng hơn bình thường
Phân nhỏ, dạng viên
Mèo thường xuyên đi đến hộp cát để đi vệ sinh nhưng không có phân trong hộp cát
Chán ăn tạm thời
Căng thẳng khi cố gắng đi đại tiện
Ngoài ra, những con mèo bị táo bón mãn tính có thể biểu hiện ra bên ngoài nhiều dấu hiệu khó chịu hơn với các triệu chứng bao gồm:
Phân có máu hoặc chất nhầy
Tiếng kêu đau đơn hoặc khóc trong lúc đi đại tiện
Hôn mê
Giảm cân
Khi bị táo bón, bụng của mèo có thể sẽ cứng, căng phồng và mèo không muốn nằm sấp. Chúng cũng có thể từ chối ăn hoặc uống ngay cả khi bạn cho chúng ăn những món ăn yêu thích. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này ở mèo. Bạn nên cho mèo đi khám và điều trị chứng táo bón cho chúng.
Có khá nhiều những nguyên nhân có thể gây ra bệnh táo bón cho mèo. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh cho mèo như:
Mất nước
Chế độ ăn ít chất xơ
Béo phì
Trao đổi chất thấp
Tác dụng phụ của thuốc
Tuy nhiên, táo bón ở mèo đôi khi có thể do các yếu tố nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc thú y chuyên biệt. Bao gồm
Nuốt phải vật lạ
Ung thư tuyến hậu môn
Nhiễm trùng đường ruột hoặc dạ dày
Rối loạn thần kinh
Túi hậu môn phình to
Khối u đường ruột hoặc dạ dày
Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán nguyên nhân khiến mèo bị bệnh táo bón bằng cách tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ thu thập và phân tích mẫu phân của mèo. Sờ nắn dạ dày của mèo để xác định xem có vật thể lạ trong dạ dày hoặc ruột hay không.
Phương pháp chụp X-quang hoặc siêu âm cũng được áp dụng. Để xác định xem tắc nghẽn là do khối u hay do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.
Ngoài ra, bác sĩ thú y cũng có thể đo nhiệt độ của mèo để phát hiện xem nó có bị sốt hay không, điều này có thể cho ra kết quả về một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn. Bác sĩ thú y cũng sẽ kiểm tra miệng và mắt của mèo để tìm dấu hiệu mất nước. Nếu mèo của bạn bị mất nước nghiêm trọng. Chúng cần cung cấp nước qua đường tĩnh mạch để làm giảm chứng táo bón.
Những con mèo mắc các bệnh táo bón tiềm ẩn như ung thư tuyến hậu môn có thể cần được chăm sóc ở cơ sở thú y chuyên sâu trước khi chúng hết táo bón. Khi bác sĩ thú y đã xác định được nguyên nhân chính khiến mèo bị táo bón. Lúc này, các bác sĩ sẽ chọn ra cho mình cách điều trị bệnh hợp lý nhất cho mèo.
Đối với các trường hợp táo bón ở mèo nhỏ hoặc cấp tính, bác sĩ thú y có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:
Khi mèo của bạn quá đau và không thể uống nước một cách bình thường. Bác sĩ thú y cũng có thể sử dụng phương pháp hydrat hóa qua đường tĩnh mạch để thêm nước vào cơ thể mèo. Hỗ trợ điều trị chứng táo bón cho mèo.
Thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng có thể được dùng bằng đường uống để giúp mèo đi vệ sinh bình thường và thường xuyên hơn. Thuốc này thường được làm từ canxi hoặc muối natri của docusat. Docusat là một chất điện giải có khả năng làm giảm đi sức căng của bề mặt. Đồng thời làm cho nước có thể thấm vào phân. Giúp cho phân có thể mềm và dễ dàng đưa ra ngoài.
Đối với những con mèo bị bệnh táo bón nhẹ thường có thể hồi phục nhanh chóng và triệt để. Bạn có thể tự điều trị bệnh cho mèo ở nhà bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc ăn thức ăn giàu chất xơ. Chúng cũng có thể phục hồi bằng cách giảm cân hoặc tăng mức độ hoạt động.
Các trường hợp táo bón nghiêm trọng ở mèo hoặc các trường hợp do các bệnh lý có từ trước như ung thư hoặc khối u thường sẽ phải phẫu thuật. Các bác sĩ thú y sẽ phẫu thuật để hút ruột bằng tay hoặc loại bỏ các vật cản trong ruột và dạ dày.
Với phương pháp điều trị thích hợp, hầu hết mèo bị táo bón nhẹ sẽ nhanh chóng hồi phục. Đối với bệnh táo bón bạn có thể điều trị và chăm sóc mèo tại nhà.
Bạn có thể giúp sức khỏe đường ruột của mèo bằng cách đảm bảo lượng nước hằng ngày và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của chúng. Bạn cũng nên cho mèo của duy trì trọng lượng khỏe mạnh và tập thể dục đầy đủ mỗi ngày.
Nếu tình trạng táo bón của mèo là do ung thư, tắc ruột hoặc một căn bệnh khác. Mèo có thể cần được chăm sóc thú y thường xuyên để kiểm tra bệnh cơ bản. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra cho mèo mèo vài tháng một lần để đảm bảo chức năng ruột bình thường của nó.
Bạn cũng có thể bảo vệ sức khỏe đường ruột của mèo bằng cách để các vật lạ như dây, nắp chai và các vật dụng nhỏ khác ngoài tầm với của mèo. Biện pháp phòng ngừa này đảm bảo rằng mèo của bạn không thể nuốt các vật lạ có thể gây táo bón.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin về bệnh táo bón ở mèo mà Vpet.vn muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi Vpet.vn để có thể biết thêm những thông tin về các giống thú cưng trên thế giới nhé!
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn