Bệnh da liễu không làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái khác. Đối với loài chó, bệnh ngoài da sẽ khiến chúng bị ngứa ngáy liên tục và ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng. Khi thấy thú cưng của mình mắc bệnh ngoài da, chủ nhân của chúng cũng không thể thoải mái âu yếm chúng được. Chủ nhân nào cũng muốn chú chó của mình mạnh khỏe và không mắc bất kỳ bệnh ngoài da nào. Vậy nếu chú chó nhà bạn bị mắc bệnh viêm nang lông hay bệnh Folliculitis thì ta phải xử trí ra sao? Hãy để Vpet.vn giúp bạn hiểu hơn về bệnh này và cách xử lý nhé.
Bé chó của bạn đã bị viêm nang lông nếu trên da xuất hiện những nốt ban đỏ có lông ở giữa, vết loét và những đốm vảy. Bệnh này bắt nguồn từ những nang lông có quần đỏ tươi, sau một thời gian sẽ sưng thành mụn mủ và vỡ ra. Các vết viêm nang lông sẽ khiến bé thú cưng của bạn bị đau rát nếu chạm vào. Tất cả các loài chó đều có khả năng mắc phải bệnh này.
Ở chó lông ngắn, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát và phát hiện ra bệnh hơn. Còn ở chó lông dài, bạn sẽ nhận thấy khi lông của bé bị xỉn màu và rụng dần và xuất hiện lớp vảy trên da
Bệnh Folliculitis có hai dạng chính là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu
Viêm nang lông nông hay superficial folliculitis: là một dạng viêm da nhẹ. Nang lông chỉ bị viêm một phần trên bề mặt da. Khi bé cún nhà bạn mắc phải viêm nang lông dạng này sẽ bị ngứa và có mụn mủ nhỏ.
Viêm nang lông sâu hay deep folliculitis là dạng nặng hơn. Khi mắc phải loại này, toàn bộ nang lông của bé đã bị viêm, gây ra mụn mủ to. Khi các mụn mủ này bị vỡ sẽ tạo ra các vết lở loét và lây lan trên da. Sau khi lành sẽ để lại sẹo.
Mặc dù là bệnh ngoài da không gây ra nguy cơ tử vong, các vết loét thường nhanh lành. Tuy nhiên, một số biến chứng hiếm gặp của bệnh chốc lở có thể gặp là:
Mụn nhọt: là tình trạng viêm làm hoại tử nang lông và các khu vực lân cận. Nhọt sẽ khiến một vùng da của bé thú cưng bị sưng đỏ và làm bé bị đau nhiều.
Sẹo: Các vết lở loét sau khi mụn vỡ sẽ để lại sẹo trên cơ thể.
Nhiễm trùng mô tế bào: bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này sẽ lan đến các mô dưới da của các bé chó. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Tăng nguy cơ bị mất lông: khi thú cưng nhà bạn bị viêm nang lông tái đi tái lại nhiều lần. Nang lông sẽ bị thoái hóa và không thể phục hồi lại. Lúc đó lông ở vùng da bị viêm của bé sẽ bị rụng đi vĩnh viễn.
Bé thú cưng nhà bạn bị bệnh chốc lở có thể là do những nguyên nhân sau:
Môi trường sống ẩm thấp, nóng nực và mất vệ sinh.
Do cạo lông và tỉa lông cho bé bị sai cách.
Không được vệ sinh thân thể thường xuyên.
Chó bị mắc các bệnh nền.
Để điều trị viêm nang lông cho thú cưng, bạn cần xử lý theo các bước như sau:
Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý natri clorid 0.9%.
Sử dụng các cồn iod hoặc oxy già để sát trùng vết thương.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh như mupirocin hoặc acid fusidic ở cục bộ vết thương.
Băng vết thương lại để giữ vết thương luôn sạch sẽ.
Đưa bé đến thăm bác sĩ thú y ngay lập tức nếu tình hình trở nặng.
Cho bé dùng kháng sinh đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu phần da bị chốc lan rộng, bạn cần đưa bé đến thú y để chữa trị.
Cạo lông cho bé thú cưng đúng cách.
Dọn dẹp khu vực chơi đùa của bé sạch sẽ.
Giặt sạch các tấm thảm và rửa sạch đồ chơi.
Tắm cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên.
Thường xuyên đưa bé ra ngoài tắm nắng.
Nếu bé đang bị viêm nang lông trên da, cần phải che vết thương lại để tránh bé gãi và làm lây lan sang vùng da khác.
Tránh cho bé tiếp xúc với những chú chó bị bệnh khác.
Thường xuyên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ai cũng muốn thú cưng nhà mình khỏe mạnh và có một bộ lông mượt mà. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông ở chó. Hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa căn bệnh này cho thú cưng nhà bạn nhé.
Xem thêm:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn