Ngộ độc vitamin D ở mèo – Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ năm - 02/05/2024 21:18
Ngộ độc vitamin D hay còn gọi là ngộ độc Cholecalciferol ở mèo. Tình trạng này xảy ra do gan và thận bị quá tải canxi do cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin D
Mục lục

Ngộ độc vitamin D là tình trạng bệnh khá phổ biến ở mèo. Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của mèo. Khi mèo tiêu thụ quá nhiều lượng vitamin D vào cơ thể. Lúc này, vitamin D từ một chất thiết yếu cho lại trở thành chất gây ngộ độc cho cơ thể mèo. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết tình trạng này ở mèo? Cùng Vpet.vn khám phá và tìm hiểu kỹ hơn về chứng ngộ độc này ở mèo nhé!!!

Ngộ độc vitamin D là căn bệnh khá phổ biến ở mèo

Vitamin và khoáng chất là các yếu tố cần thiết để duy trì chức năng cơ thể ở mèo. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều các yếu tố thiết yếu này có thể gây ra tác hại. Ngộ độc vitamin D ở mèo xảy ra khi mèo của bạn đã tiêu thụ vitamin D hơn mức cơ thể có thể xử lý. Tình trạng quá liều này có thể gây tử vong cho mèo.

ngộ độc vitamin D ở mèo

Thuốc bổ sung vitamin, thuốc trừ sâu và một số thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin D được gọi là cholecalciferol. Khi mèo vô tình ăn phải hàm lượng cholecalciferol cao hoặc nếu bạn cho mèo uống quá liều vitamin D. Cơ thể mèo sẽ bị choáng ngợp và vitamin hữu ích sẽ trở thành chất độc.

Ngộ độc vitamin D hay còn gọi là ngộ độc Cholecalciferol ở mèo. Tình trạng này xảy ra do gan và thận bị quá tải canxi. Vitamin D nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và lưu trữ trong mô mỡ ngay sau khi uống. Một lượng vitamin D lành mạnh được gan chuyển hóa thành calcifediol để chuyển hóa qua thận và phân phối trong huyết tương.

Chỉ cần lượng vitamin D phù hợp sẽ hỗ trợ cơ thể kiểm soát hệ thống thần kinh, cơ bắp và hỗ trợ quá trình hình thành xương. Vì các cơ quan này điều chỉnh sự cân bằng thích hợp của phốt pho và canxi. Tuy nhiên, khi hấp thụ một lượng lớn vitamin D, cơ thể sẽ tạo ra quá nhiều phốt pho và canxi. Dẫn đến suy thận cũng như các bất thường về tim ở mèo.

Ngộ độc Cholecalciferol có thể gây tử vong cho mèo

Ngộ độc vitamin D sẽ khiến mức canxi trong máu của mèo tăng lên đáng kể. Khi nồng độ canxi trong máu của mèo tăng cao, có thể gây ra sự khoáng hóa (cứng) phổi, thành dạ dày, thận và mạch máu. Một khi hàm lượng canxi tăng quá cao sẽ khiến quá trình khoáng hóa diễn ra khắp cơ thể, mèo sẽ bị suy thận, biến chứng tim và xuất huyết nội.

Các dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc này sẽ phát triển trong khoảng từ 18 đến 36 giờ sau khi mèo ăn phải chất độc. Các triệu chứng ban đầu ở mèo bao gồm:

  • Khát quá mức

  • Đi tiểu nhiều

  • Chán ăn

  • Phiền muộn

Khi cơ thể phản ứng với mức vitamin D cao, nồng độ canxi và phốt pho trong huyết thanh của mèo tăng lên trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi ăn phải. Sau đó sẽ gây ra các triệu chứng thứ cấp như:

  • Xuất huyết nội

  • Nôn mửa

  • Buồn nôn

ngộ độc vitamin D ở mèo

Mèo có thể bị ngộ độc Cholecalciferol do nuốt phải hóa chất diệt loài gặm nhấm

Ngộ độc vitamin D là do mèo tiêu thụ sản phẩm có chứa vitamin D hoặc dùng quá liều các sản phẩm hoặc chất bổ sung vitamin D. Các sản phẩm chứa vitamin D phổ biến mà mèo có thể tiếp xúc và có khả năng gây độc bao gồm:

  • Vitamin D3 có trong thuốc diệt chuột

  • Thuốc cho người

  • Thức ăn cho thú cưng thương mại

  • Cây cảnh trong chậu, Solanum malacoxylon hoặc Cestrum

  • Viên nén bổ sung vitamin D

Thăm khám cho mèo bị ngộ độc

Chẩn đoán ngộ độc vitamin D ở mèo chủ yếu được thực hiện thông qua khám sức khỏe và các dấu hiệu mà mèo biểu hiện. Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn những loại cây, thuốc trừ sâu, ..mà mèo có thể tiếp cận hàng ngày. Họ cũng sẽ hỏi bạn loại thuốc và chất bổ sung mà mèo hiện đang dùng (nếu có).

Các xét nghiệm chẩn đoán sẽ bắt đầu bằng phân tích nước tiểu, hồ sơ sinh hóa và công thức máu đầy đủ. Độc tính của vitamin D sẽ làm cho mức độ phốt phát và canxi của mèo tăng lên. Do đó, các xét nghiệm chẩn đoán nước tiểu và máu sẽ giúp bác sĩ có thể xác định tình trạng này.

Ngoài ra, ngộ độc vitamin D cũng gây chảy máu trong do các yếu tố đông máu của mèo cạn kiệt. Vì thế, xét nghiệm chống đông máu cũng là một phương pháp chẩn đoán phổ biến được thực hiện.

ngộ độc vitamin D ở mèo

Những xét nghiệm chuyên sâu hơn như do hàm lượng vitamin D trong máu, siêu âm tim sẽ có thể đánh giá tình trạng cụ thể của mèo. Những rối loạn về nhịp tim như: nhịp tim không đều, tim đập chậm cũng có thể được tìm thấy ở những con mèo mắc bệnh này.

Xử lý tình trạng ngộ độc vitamin D ở mèo

Ngộ độc vitamin D ở mèo là một tình huống khẩn cấp và những con mèo bị bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. 72 giờ ban đầu là thời gian quyết định tính sống còn của mèo. Nếu mèo chỉ mới lượng nhỏ hàm lượng vitamin D độc hại, thì các bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp gây nôn cho mèo. Để loại bỏ chất độc mèo đã ăn phải trước khi cơ thể mèo hấp thụ hoàn toàn.

Nếu chất độc đã được cơ thể hấp thụ, bác sĩ có thể thử dùng than hoạt tính để liên kết với chất độc làm ngăn cản sự hấp thụ thêm. Liệu pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch thường được áp dụng cho mèo. Để hỗ trợ loại bỏ chất độc qua đường tiểu tiện.

Trong trường hợp mèo của bạn bị thiếu máu nặng, có thể sẽ cần phải truyền máu cho chúng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thứ phát cũng thường liên quan đến tình trạng ngộ độc này ở mèo. Nếu rơi vào trường hợp này, các bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho mèo. Trường hợp những con mèo có dấu hiệu động kinh. Các bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc điều trị động kinh cho mèo.

Quá trình hồi phục của mèo bị ngộ độc

Thật không may, sức khỏe của những con mèo bị ngộ độc vitamin D thường không quá khả quan. Ngay cả khi mèo được điều trị sớm, chất độc cũng có thể đã được cơ thể của mèo hấp thu. Do đó, bạn cần chăm sóc mèo trong một thời gian dài. Vì mèo có thể sẽ thải các chất độc này ra khỏi cơ thể một cách chậm rãi.

ngộ độc vitamin D ở mèo

Để có thể đảm bảo sức khỏe cho mèo, bạn nên cho mèo nhập viện từ 1 – 2 tuần. Để các bác sĩ thú y có thể theo dõi tình hình sức khỏe của mèo. Đồng thời sẽ thay đổi phương pháp điều trị cho chúng nếu cần thiết.

Lời kết:

Ngộ độc là một trong những căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến bên trong cơ thể của mèo. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng của mèo. Do đó, bạn cần phải quan tâm và theo dõi mèo kỹ lưỡng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chúng.

Xem thêm tại đây:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn