Đau cổ và lưng là tình trạng thường xuyên gặp ở mèo. Đây có thể đơn giản là do chấn thương nhẹ bởi các hoạt động thường ngày gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mèo có khả năng đang mắc phải một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như hướng điều trị của tình trạng này. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Vpet.vn!
Thông thường, bác sĩ thú y sẽ rất khó để xác định được vị trí đau chính xác khi mèo bị chấn thương. Bởi vì mèo không thể nói hoặc thông báo chính xác nơi vị trí nó bị thương, nên sẽ rất khó khăn để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như vị trí đau của nó.
Phần lớn những chú mèo bị đau cổ và lưng có thể là do nằm sai tư thế, bị chấn thương hoặc đang mang trong mình một bệnh lý nào đó. Dù nguyên nhân có là gì đi nữa, căn bệnh này có thể sẽ khiến mèo rất khó chịu. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của mèo sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực nếu như cơn đau này cứ liên tục kéo dài.
Khi mèo bị đau cổ và lưng, nó có thể sẽ có một số biểu hiện sau đây:
Thay đổi tư thế
Lưng thường cong lên
Cột sống bất thường như bị vẹo
Cổ cứng đờ
Không thích quay đầu hoặc ngẩng cổ vì đau
Thường rên rỉ khi bị chạm vào lưng hoặc cổ
Hay tránh ra xa vì sợ bị chạm
Lúc di chuyển thường rên do bị đau
Có thể hoàn toàn từ chối di chuyển
Có các vết bầm tím hoặc vết cào, sưng gần quanh các vùng cột sống
Yếu, lờ phờ
Kém linh hoạt
Sốt
Ăn mất ngon, bỏ bữa
Di chuyển loạng choạng
Hạn chế vận động và từ chối các cuộc vui chơi, rượt đuổi
Mèo có thể bị đau cổ và lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể liên quan đến tình trạng này:
Các bệnh về cơ quanh cột sống của mèo
Vết thương do bị cắn
Viêm
Nhiễm trùng
Tổn thương mô mềm
Các vấn đề liên quan đến đĩa đệm
Thoái hóa đĩa
Nhiễm trùng
Phần cột sống bất ổn
Các chấn thương liên quan đến cột sống
Gãy xương
Trượt
Ung thư
Đốt sống
Rễ thần kinh
Mô xung quanh cột sống
Rối loạn cột sống và màng não
Bệnh thận
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho mèo để tìm ra các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh. Đồng thời, bạn phải cung cấp thông tin về các hoạt động gần đây của mèo cho bác sĩ. Ví dụ như các phẫu thuật gần đây, các chấn thương vừa gặp phải và các triệu chứng bên ngoài của mèo mà bạn quan sát được. Những thông tin này có thể giúp bác sĩ thú y thu hẹp lại phạm vi kiểm tra, giúp quá trình chẩn đoán có thể diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.
Một số xét nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm máu
Phân tích thành phần hóa học máu
Xét nghiệm công thức máu đầy đủ
Phân tích nước tiểu
Phân tích dịch tủy sống
Thông qua các xét nghiệm trên, bác sĩ thú y có thể phát hiện ra các nhiễm trùng và các bệnh đồng thời mà mèo đang gặp phải.
Ngoài ra, các chẩn đoán đau cổ và lưng ở mèo có thể sẽ được tiến hành khác như: Chụp X-quang, chụp CT, Chụp MRI… Trong đó, bác sĩ thú y cũng có thể sẽ thực hiện chụp X-quang vùng bụng và cột sống cho mèo. Nếu mèo có các bất thường về cấu trúc hay sai lệch, vẹo sống. Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ thú y dễ dàng phát hiện được.
Các xét nghiệm cần thiết khác sẽ được thực hiện bao gồm khám thần kinh, tủy đồ cho mèo. Bác sĩ sẽ sử dụng tia cản quang để tiêm vào khoang dưới cột sống mèo. Từ đó, dây thần kinh ở cột sống có thể hiện rõ hơn trên hình ảnh X-quang.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây nên đau cổ và lưng ở mèo. Vì vậy, sau khi được xác định nguyên nhân cũng như tình trạng nghiêm trọng của các mô xung quanh cột sống. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành phác họa quá trình điều trị cho mèo. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mèo sẽ được quyết định là điều trị ngoại trú hay nội trú.
Thông thường, các bước điều trị sẽ bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu mèo bị bệnh nặng, nó bắt buộc phải sử dụng cả hai liệu pháp điều trị trên. Khi được chỉ định phẫu thuật, bác sĩ thú y sẽ giữ mèo ở lại bệnh viện. Đầu tiên, nó sẽ được khám sức khỏe tổng quát lại một lần nữa. Đồng thời, tiến hành kiểm tra xét nghiệm đông máu, tình trạng nhịp tim và các vấn đề về hô hấp. Nếu mọi chỉ số đều ổn định, mèo sẽ được tiến hành phẫu thuật.
Các trường hợp được yêu cầu phẫu thuật sẽ bao gồm:
Chấn thương cột sống
Tê liệt
Nhiễm trùng đĩa
Nhiễm trùng cột sốt
Ung thư nằm gần tủy sống
Ngoài ra, mèo cũng sẽ được sử dụng các phương pháp điều trị khác bằng thuốc chống viêm. Ví dụ như corticosteroid, hóa trị hay thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hầu hết những chú mèo bị viêm và được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ thú y chắc chắn sẽ kê đơn chống viêm và kháng sinh cho chúng. Mục đích là giảm thiểu tình trạng viêm và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn sau ca phẫu thuật.
Cần theo dõi và đánh giá sự phát triển của bệnh sau khi mèo được xuất viện. Bạn phải luôn quan sát các dấu hiệu cải thiện hoặc sự tái phát của mèo để kịp thời báo cáo cho bác sĩ thú y. Mèo bị đau cổ và lưng cần hạn chế tối đa các hoạt động thường ngày. Bạn có thể cho mèo nghỉ ngơi trong lồng để tránh cho chúng không bị làm phiền bởi các động vật khác hoặc trẻ em trong nhà.
Trong suốt thời gian dưỡng bệnh, mèo tuyệt đối không được ra ngoài. Bạn có thể để khay vệ sinh, thức ăn và nước uống cạnh giường cho mèo. Nhằm giúp mèo đỡ vất vả di chuyển nhiều. Một nơi yên tĩnh và thoáng mát là điều kiện lý tưởng để mèo nghỉ ngơi. Bạn có thể đặt lồng của mèo cạnh cửa sổ, để chúng có cảm giác thoải mái, đỡ bí bách hơn trong những ngày chỉ nằm một chỗ.
Giường của nó cũng nên được thay thành loại có đệm dày, êm hơn. Tránh tình trạng cho mèo nằm dưới sàn hoặc đệm quá cứng. Điều này sẽ khiến cột sống của nó chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi.
Lời kết
Những chú mèo sau khi tiếp nhận điều trị sẽ nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, chấn thương ở cột sống có thể sẽ kéo dài và trở nên nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, mèo cần được điều trị sớm để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn