Tổn thương mắt là tình trạng thường xuyên xảy ra ở mèo. Nguyên nhân có thể khiến mèo bị tổn thương có thể là khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên, dù là do đâu đi nữa cũng sẽ khiến mèo gặp nhiều trở ngại. Thông qua bài viết dưới đây, Vpet.vn sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng tổn thương mắt ở mèo!
Giác mạc là lớp ngoài cùng trong suốt phía trước mắt. Củng mạc hay còn được biết đến là lòng trắng mắt, có vai trò bảo vệ nhãn cầu. Khi một vật thể bên ngoài đi vào mắt nhưng không hoàn toàn thông qua giác mạc hay củng mạc sẽ được gọi là chấn thương thâm nhập. Trong khi đó, vật thể tác động bên ngoài đi qua lớp giác mạc và củng mạc sẽ được gọi là chấn thương đụng dập nhãn cầu. Tất nhiên, thời gian tổn thương càng lâu thì tầm nhìn của mèo sẽ càng bị ảnh hưởng.
Về mặt y học, mèo dường như chỉ bị chấn thương đơn giản có liên quan đến hai loại đã kể trên. Các bộ phận khác ở mắt sẽ không bị ảnh hưởng bởi chúng. Tuy nhiên, một chấn thương phức tạp có thể khiến cho mắt bị mờ đục và toàn bộ các bộ phận ở mắt đều sẽ bị tác động. Toàn bộ lớp giữa nhãn cầu đều sẽ chứa các mạch máu đều sẽ bị ảnh hưởng bởi tổn thương đụng dập phức tạp. Bao gồm khu vực giữa mống mắt và màng trạch.
Chấn thương này còn có thể tác động tiêu cực lên thấu kính – lens. Khiến cho mèo bị đục thủy tinh thể hoặc rách mí mắt.
Các triệu chứng tổn thương mắt thường được nhận thấy khi mèo có các biểu hiện như:
Lấy chân cào vào mắt
Nhấp nháy mắt nhiều lần
Mắt bị sưng, viêm
Dưới đây sẽ là một số triệu chứng được cho là dấu hiệu tổn thương mắt ở mèo:
Bị tụ máu ngoài mạch hoặc trong mắt. Đây thường là hậu quả khi mèo bị rách kín trong mắt
Vật thể lạ tồn tại trong mắt
Đồng tử bất thường, méo có, có phản ứng lạ hoặc hình dạng bất thường khi quan sát
Đục thủy tinh thế
Mắt lồi
Một số trường hợp dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thương mắt ở mèo:
Mèo thường xuyên vui đùa, trốn trong bụi rậm
Bị tác động bởi các vật thể bay nhanh
Pháo hoa, súng bắn
Khiếm thị hoặc các khiếm khuyết, dị dạng đã có từ trước
Đánh nhau với các động vật khác
Đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ quan sát mắt của mèo bằng kính lúp. Nếu mèo xuất hiện các vật thể lạ trong mắt, bác sĩ sẽ tiến hành thiết lập quá trình điều trị cho mèo. Bản chất và lực tác động cũng như phương hướng tác động của vật thể bên ngoài có thể giúp bác sĩ thú phán đoán các bộ phận, mô đã bị tổn thương.
Khi mèo bị tổn thương mắt, nó thường sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng. Bác sĩ thú y có thể sử dụng đèn hoặc một vật thể nào đó mô phỏng sự tấn công bên ngoài. Điều này có thể giúp bác sĩ quan sát được các biểu hiện của mèo khi bị tổn thương.
Ngoài ra, kích thước, hình dạng của đồng tử, sự đối xứng cũng như phản xạ với ánh sáng của mèo cũng sẽ được kiểm tra. Nếu không thể tìm thấy sự tồn tại của sinh vật lạ trong mắt. Bác sĩ thú y có thể sẽ kiểm tra xem mèo có bất kỳ vết loét ở giác mạc nào hay không. Các chấn thương ở phần sâu hơn của mắt cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, các chấn thương này không thể quan sát bằng mắt thường. Thay vào đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành chụp X-quang khu vực đầu cho mèo.
Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khu vực mắt bị tổn thương. Trường hợp vết thương không gây khó chịu và đau đớn, loét hở. Bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo sử dụng loa đeo cổ để mèo không thể dùng chân cào vào mắt, gây tổn thương. Kèm theo đó là thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa atropine để ngăn ngừa tổn thương sâu cho mèo.
Đối với các vết thương gây tổn thương mô, chấn thương đụng dập. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh, loa đeo cổ, thuốc nhỏ mắt atropin và kính áp tròng mềm cho mèo.
Mèo sẽ phải tiến hành phẫu thuật nếu gặp phải các chấn thương mắt sau đây:
Các vết nứt dày và sâu ở giác mạc
Các vết thương có liên quan đến mống mắt
Các vết rạch dày và sâu ở củng mạc hoặc vùng có liên quan đến kết mạc, củng mạc
Vật thể lạ bên ngoài bị mắc lại bên trong mắt
Tròng trắng mắt bị vỡ
Cạnh mắt bị vỡ ở nhiều mức độ nhẹ, vừa và quá mức
Hầu hết các trường hợp mèo bị rạn giác mạc hay vật thể lạ đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu vết thương tái phát, khả năng duy trì thị lực của mèo sẽ bị suy giảm. Nếu tròng trắng mắt, củng mạc, phần chất lỏng và lớp mạch máu của mèo bị chấn thương, tiên lượng sẽ khá xấu. Bác sĩ thú y sẽ dựa vào tình trạng hiện tại của mèo mà kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Trong hầu hết mọi trường hợp, thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau sẽ được kê cho mèo.
Mèo sau khi được khâu vết thương thâm nhập sâu buộc phải ở viện để được theo dõi. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra liên tục cho mèo từ 24-48h sau phẫu thuật để chắc chắn không có bất kỳ nhiễm trùng nào xảy ra. Nếu mèo chỉ bị tổn thương mắt mức độ nhẹ. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sau 3 đến 5 ngày định kỳ cho đến khi vết thương bình phục.
Hãy cố gắng giữ thú cưng của mình ở trong nhà trong suốt thời gian nó được điều trị. Bạn có thể sử dụng loa chống liếm và dây để hạn chế khu vực hoạt động cho mèo. Để ngăn ngừa tình trạng bị các vật thể lạ xâm nhập vào mắt. Bạn nên hạn chế cho mèo ra ngoài một mình. Đặc biệt là khi nhà bạn gần với các bụi rậm, rừng và biển. Khả năng mèo bị các mảnh vụn bay vào mắt là rất cao.
Bạn nên chuẩn bị sẵn một chai nước muối dùng để rửa mắt chuyên dụng trong nhà. Trong các trường hợp mèo bị các vật lạ bay vào mắt, bạn có thể dùng nước muối có sẵn để rửa mắt. Sau đó, đưa chúng đến bệnh viện
Những chú mèo khi được đưa về nhà mới cũng rất cần sự bảo vệ của bạn. Bởi vì ở một số chú mèo, chúng thường sẽ dùng vũ lực để đánh dấu lãnh thổ. Vì để có thể giữ vị trí quyền lực trong nhà, những chú mèo này có thể sẵn sàng tấn công lẫn nhau.
Lời kết
Tổn thương ở mắt có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng ngừa. Bạn có thể dễ dàng giúp mèo của mình tránh khỏi những sự cố này.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn