Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo đã được xác định là có khuynh hướng di truyền cao. Các giống mèo Persian, Birmans, Himalayas là những giống mèo có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như hướng điều trị của căn bệnh. Hôm nay,Vpet.vn sẽ chia sẻ với bạn những thông tin bổ ích về đục thủy tinh thể thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo hay còn gọi là đục thấy kính tinh thể ở mắt. Tình trạng này có thể xảy ra ở một phần hoặc đục hoàn toàn. Khi thủy tinh thể mắt bị che mở, ánh sáng sẽ không thể truyền qua võng mạc. Lâu dần, mèo có thể có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực.
Mèo có thể sẽ bị đục thủy tinh ở một bên mắt. Tuy nhiên, nếu thời gian đục thủy tinh kéo dài mà không được tiếp nhận điều trị. Đục thủy tinh thể có thể lây lan sang mắt bên kia. Khiến tình hình của mèo trở nên nghiêm trọng và điều trị khó khăn hơn.
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm thị lực mà mèo sẽ có các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, mèo bị đục dưới 30%, nó thường có ít hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. Trong khi đó, những chú mèo có độ đục mờ hơn 60% ở thể thủy tinh. Nguy cơ cao nó sẽ bị mất thị lực hoàn toàn hoặc gặp khó khăn trong khi nhìn ở các khu vực thiếu sáng.
Ngoài ra, mèo bị bệnh đục thủy tinh thể có thể có liên quan đến bệnh đái tháo đường. Chúng sẽ thường xuyên có các biểu hiện như:
Khát và uống nước thường xuyên
Tần suất đi tiểu gia tăng
Sụt cân nặng từ từ
Dấu hiệu suy giảm thị lực
Hầu hết những chú mèo bị bệnh đục thủy tinh thể đều là do di truyền từ các thế hệ. Tuy nhiên, ngoài ra vẫn còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng và khiến mèo bị đục thể thủy tinh như:
Bệnh đái tháo đường
Tuổi già
Bị điện giật
Viêm màng bồ đào, còn gọi là viêm uvea mắt
Bị giảm canxi máu – mức canxi máu thấp bất thường
Tiếp xúc với các chất phóng xạ hay chất độc
Nếu quan sát thấy mèo có các vẩn đục trong một hoặc cả hai mắt. Bạn nên nhanh chóng mang mèo đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ biết gần đây mèo có đang gặp phải các vấn đề về thị lực hay không. Sau đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho thú cưng, vùng mắt sẽ được quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Mức độ quan trọng của suy giảm thị lực sẽ được công bố sau các bước kiểm tra ban đầu.
Các xét nghiệm thông thường sẽ được tiến hành như:
Xét nghiệm máu toàn bộ
Xét nghiệm sinh hóa máu
Phân tích nước tiểu
Các xét nghiệm máu trên có thể giúp bác sĩ thú y xác định nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể có phải là do đái tháo đường hay hạ canxi máu gây ra hay không. Đồng thời, nếu mèo đang gặp các vấn đề khác về sức khỏe. Bác sĩ thú y cũng có thể nhận thấy thông qua kết quả của các xét nghiệm trên.
Bác sĩ thú y cũng sẽ thực hiện siêu âm cho mèo. Phương pháp electroretinography – có chức năng đo lường phản ứng điện của các tế bào nằm trong võng mạc cũng sẽ được tiến hành. Cả hai hình thức kiểm tra, chẩn đoán trên đều là các phương pháp tiên tiến. Thông qua đó, bác sĩ thú y có thể xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Đồng thời xem xét có phải thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh hay không. Các phương pháp điều trị cũng sẽ dựa vào cơ sở đó mà xem xét tiến hành.
Nếu được khuyên hãy cho mèo làm phẫu thuật. Bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Bởi vì mức độ xâm lấn của bệnh đục thủy tinh thể là rất cao. Nếu mèo không nhanh chóng được điều trị, đục thủy tinh có thể lan sang mắt còn lại. Đặc biệt là với các trường hợp có liên quan đến đái tháo đường, bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp không có liên quan đến yếu tố di truyền mới có thể thực hiện phẫu thuật.
Một phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiện đại có tên là phacoemulsification. Nó có thể nhũ tương hóa thể thủy tinh ở mắt mèo chỉ bằng một thiết bị cầm tay siêu âm. Phương pháp này dù có giá thành khá cao nhưng hiệu quả mang lại rất tuyệt vời. Khi thủy tinh thể được nhũ tương hóa, bác sĩ sẽ hút nó ra. Chất lỏng trong mắt sẽ được thay thế bằng một dung dịch muối cân bằng khác.
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng viễn thị ở mèo. Bác sĩ thú y có thể tiến hành phẫu thuật cấy ghép cho mèo. Một thấu kính nội nhãn sẽ được cấy ghép trực tiếp vào mắt mèo. Nhằm mục đích giúp nó có thể quan sát những vật ở xa mà không gặp phải trở ngại nào. Trên thực tế, phương pháp phacoemulsification đã có tỷ lệ thành công hơn 90%.
Mèo sẽ cần có một thời gian để bắt đầu hồi phục. Sau phẫu thuật, bác sĩ thú y sẽ giữ mèo lại bệnh viện để thuận tiện hơn cho việc kiểm tra và thăm khám. Đặc biệt là các chú mèo già, chúng cần nhiều thời gian hơn.
Thời gian và khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể ở mèo. Vị trí đục thủy tinh thể và tuổi thọ của mèo cũng góp phần quan trọng vào sự tiến triển của bệnh. Thời gian đầu sau phẫu thuật, có lẽ mèo sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Thị lực của chúng sẽ chưa thể khôi phục lại như ban đầu, tầm nhìn cũng sẽ rất hạn chế. Bạn nên ở bên mèo nhiều hơn, trò chuyện và an ủi để giúp chúng bình tĩnh, không hoảng sợ.
Nên hạn chế cho mèo ra ngoài nếu như không có sự giám sát của bạn. Mèo có thể sẽ gặp nhiều nguy hiểm bởi thị lực đang rất yếu. Bạn nên dùng lồng hoặc dây để giúp chúng nghỉ ngơi trong nhà. Đồng thời, hạn chế khu vực hoạt động để chúng không bị thương. Trường hợp mèo hay dùng chân cạ vào mắt, bạn có thể sử dụng loa đeo cổ cho chúng. Sau phẫu thuật, nếu mèo liên tục cạ chân vào mắt có thể gây ra nhiều nhiễm trùng cho mắt. Vì vậy, bạn hãy lưu ý vấn đề này.
Thuốc sẽ được kê toa để làm giảm cũng như kiểm soát các triệu chứng bên ngoài cho mèo. Thuốc giảm đau có vai trò làm dịu cơn đau cho mèo, giúp mèo dễ chịu hơn. Hãy nhớ cho mèo uống thuốc đúng giờ và đúng chỉ định của bác sĩ thú y nhé!
Lời kết
Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo có thể sẽ tiến triển rất tốt nếu như được tiếp nhận điều trị sớm. Tuy nhiên, các trường hợp di truyền được cho là rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, những chú mèo bị bệnh đục thủy tinh thể được khuyến cáo không nên nhân giống.
Xem thêm tại đây:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn